CTTĐT - Trong năm 2019, tỉnh Yên Bái phấn đấu thực hiện đào tạo nghề cho 30 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt 60%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ba tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận đào tạo đạt 29,4%; chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương khoảng 5.300 lao động), giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn khoảng 62,8% số lao động tham gia hoạt động kinh tế.
Giờ thực hành của sinh viên trường Cao đẳng Nghề Yên Bái (ảnh minh họa)
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong 8 tháng năm 2019, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 21.295/30.000 người (đạt 70,98% so với kế hoạch), trong đó, cao đẳng: 1.235/2.100 người; trung cấp: 2.188/2.900 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: 17.872/25.000 người, trong đó có 2.643 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956 (có 1.716 người được hỗ trợ học nghề nông nghiệp, 927 người được hỗ trợ học nghề phi nông nghiệp).
Trong 8 tháng qua, công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của các trường trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, tuyển sinh trung cấp của các trường đều vượt so với mục tiêu kế hoạch được giao do thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông nhằm nâng cao nhận thức về học nghề của học sinh (tại các trường trung cấp, tất cả học sinh vào học văn hóa năm học 2019-2020 đều tham gia học trung cấp kết hợp với học văn hóa), các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi cho các trường cao đẳng, trường trung cấp trong công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tư vấn, tuyển sinh dạy nghề; đã ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa các trường, trung tâm với một số doanh nghiệp trong tỉnh như Công ty TNHH Unico Global, Công ty TNHH Vina KNF, Công ty Cổ phần Du lịch xanh Thịnh Đạt... để đào tạo nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong năm 2019.
Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức 21 hội nghị tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm tại các trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm cho 4.712 học sinh; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn, hướng dẫn công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2019 cho cán bộ, giáo viên hướng nghiệp các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau THCS, THPT năm 2019.
Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về công tác tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2019; hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo; khuyến khích hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh, tăng cường đôn đốc, kiểm tra các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đánh giá kết quả triển khai thực hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, cơ sở trong quá trình thực hiện.
Các địa phương đã chủ động thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động được giao; chú trọng tuyển sinh học nghề trong và ngoài tỉnh; tổ chức đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 gắn với nhu cầu sử dụng; tuyên truyền, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế; tư vấn giải quyết việc làm cho lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động triển khai tư vấn hướng nghiệp tại các trường THCS, THPT để tuyển sinh; kết nối với các doanh nghiệp để đào tạo; đa số học sinh sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp đã được các trường giới thiệu đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Trong 8 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 16.617/20.500 lao động, (đạt 81,05% so với kế hoạch tỉnh giao), trong đó, từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội: 9.340 người, xuất khẩu lao động: 759 người, đi làm việc ở tỉnh ngoài: 5.033 người; từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 1.485 người (lao động đi làm việc ở nước ngoài chia theo các thị trường: Nhật Bản 103 lao động, Đài Loan 128 lao động, Hàn Quốc 14 lao động, Lào và Campuchia 223 lao động, Nga và các nước Trung Đông 123 lao động.
Toàn tỉnh đã chuyển dịch được 4.242/5.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 80,03% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu: may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…
Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; đặc biệt nâng cao nhận thức của người lao động, của xã hội về học nghề, việc làm; thu hút học sinh sau THCS, THPT tham gia học cao đẳng, trung cấp. Tiếp tục tư vấn hướng nghiệp học nghề, việc làm tại các các địa phương nhằm hỗ trợ công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng số học sinh sau khi tốt nghiệp đi học nghề trong và ngoài tỉnh.
Tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết với doanh nghiệp, huy động doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đối với trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm của các trường; đào tạo nhân lực ở lĩnh vực may công nghiệp, du lịch, kỹ thuật, tăng tỷ lệ học sinh có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình đào tạo chính quy tại trường, đào tạo tại doanh nghiệp, liên kết, liên thông trong đào tạo. Trong đó, trường cao đẳng nghề Yên Bái là trụ cột chính, chủ trì phối hợp với các trường, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đẩy mạnh hình thức vừa dạy văn hóa, vừa đào tạo nghề.
Tổ chức khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo lao động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thực hiện từ năm 2020).
Tăng cường thông tin thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường xuất khẩu lao động; đẩy mạnh tư vấn giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch việc làm theo định kỳ; khảo sát nắm bắt thông tin kịp thời về nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề, học nghề của người lao động; khảo sát cung-cầu lao động và xác định nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cập nhật kịp thời thông tin thị trường lao động và dự báo về thị trường lao động nhằm cung cấp cho các địa phương, doanh nghiệp, người lao động để hỗ trợ việc tuyển dụng lao động, hỗ trợ người lao động tìm việc làm.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong năm 2019, tỉnh Yên Bái phấn đấu thực hiện đào tạo nghề cho 30 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt 60%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ba tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận đào tạo đạt 29,4%; chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương khoảng 5.300 lao động), giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn khoảng 62,8% số lao động tham gia hoạt động kinh tế.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong 8 tháng năm 2019, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 21.295/30.000 người (đạt 70,98% so với kế hoạch), trong đó, cao đẳng: 1.235/2.100 người; trung cấp: 2.188/2.900 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: 17.872/25.000 người, trong đó có 2.643 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956 (có 1.716 người được hỗ trợ học nghề nông nghiệp, 927 người được hỗ trợ học nghề phi nông nghiệp).
Trong 8 tháng qua, công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của các trường trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, tuyển sinh trung cấp của các trường đều vượt so với mục tiêu kế hoạch được giao do thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông nhằm nâng cao nhận thức về học nghề của học sinh (tại các trường trung cấp, tất cả học sinh vào học văn hóa năm học 2019-2020 đều tham gia học trung cấp kết hợp với học văn hóa), các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi cho các trường cao đẳng, trường trung cấp trong công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tư vấn, tuyển sinh dạy nghề; đã ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa các trường, trung tâm với một số doanh nghiệp trong tỉnh như Công ty TNHH Unico Global, Công ty TNHH Vina KNF, Công ty Cổ phần Du lịch xanh Thịnh Đạt... để đào tạo nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong năm 2019.
Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức 21 hội nghị tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm tại các trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm cho 4.712 học sinh; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn, hướng dẫn công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2019 cho cán bộ, giáo viên hướng nghiệp các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau THCS, THPT năm 2019.
Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về công tác tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2019; hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo; khuyến khích hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh, tăng cường đôn đốc, kiểm tra các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đánh giá kết quả triển khai thực hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, cơ sở trong quá trình thực hiện.
Các địa phương đã chủ động thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động được giao; chú trọng tuyển sinh học nghề trong và ngoài tỉnh; tổ chức đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 gắn với nhu cầu sử dụng; tuyên truyền, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế; tư vấn giải quyết việc làm cho lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động triển khai tư vấn hướng nghiệp tại các trường THCS, THPT để tuyển sinh; kết nối với các doanh nghiệp để đào tạo; đa số học sinh sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp đã được các trường giới thiệu đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Trong 8 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 16.617/20.500 lao động, (đạt 81,05% so với kế hoạch tỉnh giao), trong đó, từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội: 9.340 người, xuất khẩu lao động: 759 người, đi làm việc ở tỉnh ngoài: 5.033 người; từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 1.485 người (lao động đi làm việc ở nước ngoài chia theo các thị trường: Nhật Bản 103 lao động, Đài Loan 128 lao động, Hàn Quốc 14 lao động, Lào và Campuchia 223 lao động, Nga và các nước Trung Đông 123 lao động.
Toàn tỉnh đã chuyển dịch được 4.242/5.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 80,03% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu: may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…
Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; đặc biệt nâng cao nhận thức của người lao động, của xã hội về học nghề, việc làm; thu hút học sinh sau THCS, THPT tham gia học cao đẳng, trung cấp. Tiếp tục tư vấn hướng nghiệp học nghề, việc làm tại các các địa phương nhằm hỗ trợ công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng số học sinh sau khi tốt nghiệp đi học nghề trong và ngoài tỉnh.
Tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết với doanh nghiệp, huy động doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đối với trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm của các trường; đào tạo nhân lực ở lĩnh vực may công nghiệp, du lịch, kỹ thuật, tăng tỷ lệ học sinh có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình đào tạo chính quy tại trường, đào tạo tại doanh nghiệp, liên kết, liên thông trong đào tạo. Trong đó, trường cao đẳng nghề Yên Bái là trụ cột chính, chủ trì phối hợp với các trường, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đẩy mạnh hình thức vừa dạy văn hóa, vừa đào tạo nghề.
Tổ chức khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo lao động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thực hiện từ năm 2020).
Tăng cường thông tin thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường xuất khẩu lao động; đẩy mạnh tư vấn giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch việc làm theo định kỳ; khảo sát nắm bắt thông tin kịp thời về nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề, học nghề của người lao động; khảo sát cung-cầu lao động và xác định nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cập nhật kịp thời thông tin thị trường lao động và dự báo về thị trường lao động nhằm cung cấp cho các địa phương, doanh nghiệp, người lao động để hỗ trợ việc tuyển dụng lao động, hỗ trợ người lao động tìm việc làm.