CTTĐT - Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta và số lao động bước ra khỏi ruộng đồng vào khoảng 400 ngàn người. Mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.
Nghề may thu hút được nhiều lao động
Như vậy, một bộ phận nông dân bị giảm thu nhập do thu hẹp diện tích canh tác, phần khác không có đất lại loay hoay tìm hướng chuyển nghề. Trong điều kiện đó, nghề phi nông nghiệp chính là sự lựa chọn phù hợp cho lao động nông thôn.
Chính vì vậy, cùng với cả nước, Yên Bái đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và khả năng sản xuất của nông dân. Hi vọng nhóm nghề phi nông nghiệp sẽ sớm thực sự là “lời giải” của “bài toán” tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Chị Nguyễn Hải Yến, Vân Hội, Trấn Yên cho biết: "Sau khi tốt nghiệp cấp 3, mình không thi đại học mà học nghề may do huyện tổ chức. Sau khi học được 3 tháng mình có thể cắt may và làm việc được cho các công ty may trên địa bàn. Lương công nhân khởi điểm 3 triệu, làm lâu cũng tăng được 4-5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập ở nông thôn như vậy là ổn."
Gia đình chị Lê Thị Lụa, xã Phúc An, huyện Yên Bình có 3 sào ruộng, và 1 hec đất đồi. Ngoài vụ mùa những lúc nông nhàn, chị học thêm nghề may tre đan. Chị Lụa cho biết, chỉ học nghề gần 3 tháng, gia đình chị đã có thể làm được sản phẩm để bán. Nhờ có nghề mới này, chị có thể làm thêm quanh năm và tăng thêm thu nhập bởi nghề nông nghiệp truyền thống gia đình vẫn làm thu nhập chẳng được là bao.
8 tháng năm năm, toàn tỉnh Yên Bái đã chuyển dịch được 4.242/5.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 80,03% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu là nghề may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…
Để đạt được mục tiêu năm 2019, toàn tỉnh chuyển dịch được 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương khoảng 5.300 lao động), tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn khoảng 62,8% lao động tham gia hoạt động kinh tế, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề cho 30.000 người được giao năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 60%, tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phối hợp với doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta và số lao động bước ra khỏi ruộng đồng vào khoảng 400 ngàn người. Mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.Như vậy, một bộ phận nông dân bị giảm thu nhập do thu hẹp diện tích canh tác, phần khác không có đất lại loay hoay tìm hướng chuyển nghề. Trong điều kiện đó, nghề phi nông nghiệp chính là sự lựa chọn phù hợp cho lao động nông thôn.
Chính vì vậy, cùng với cả nước, Yên Bái đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và khả năng sản xuất của nông dân. Hi vọng nhóm nghề phi nông nghiệp sẽ sớm thực sự là “lời giải” của “bài toán” tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Chị Nguyễn Hải Yến, Vân Hội, Trấn Yên cho biết: "Sau khi tốt nghiệp cấp 3, mình không thi đại học mà học nghề may do huyện tổ chức. Sau khi học được 3 tháng mình có thể cắt may và làm việc được cho các công ty may trên địa bàn. Lương công nhân khởi điểm 3 triệu, làm lâu cũng tăng được 4-5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập ở nông thôn như vậy là ổn."
Gia đình chị Lê Thị Lụa, xã Phúc An, huyện Yên Bình có 3 sào ruộng, và 1 hec đất đồi. Ngoài vụ mùa những lúc nông nhàn, chị học thêm nghề may tre đan. Chị Lụa cho biết, chỉ học nghề gần 3 tháng, gia đình chị đã có thể làm được sản phẩm để bán. Nhờ có nghề mới này, chị có thể làm thêm quanh năm và tăng thêm thu nhập bởi nghề nông nghiệp truyền thống gia đình vẫn làm thu nhập chẳng được là bao.
8 tháng năm năm, toàn tỉnh Yên Bái đã chuyển dịch được 4.242/5.300 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 80,03% so với kế hoạch. Ngành nghề thu hút chuyển dịch lao động chủ yếu là nghề may công nghiệp, du lịch, điện, điện tử, cơ khí…
Để đạt được mục tiêu năm 2019, toàn tỉnh chuyển dịch được 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương khoảng 5.300 lao động), tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn khoảng 62,8% lao động tham gia hoạt động kinh tế, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề cho 30.000 người được giao năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 60%, tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phối hợp với doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh.