CTTĐT - Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thời gian qua, huyện Yên Bình đã đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Nhiều lao động nông thôn có việc làm ổn định
Triển khai thực hiện Đề án 1956, UBND huyện Yên Bình đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định đến tất cả các xã, thị trấn. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động dạy nghề, về các chính sách đối với người tham gia học nghề; điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện…
Nhờ bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành đoàn thể nên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Yên Bình đã có những kết quả tích cực. Từ năm 2010 đến nay, Yên Bình đã đào tạo nghề cho 5.818 lao động nông thôn và đào tạo bồi dưỡng cho 2.031 cán bộ công chức xã, tổng kinh phí thực hiện trên 13 tỷ đồng. Từ học nghề, nhiều người đã áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, xây dựng các mô hình cho thu nhập ổn định.
Gia đình ông Phạm Duy Vượng ở thôn Đức Tiến xã Yên Bình trước đây do chưa có kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình trồng bưởi nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2017, ông tham gia lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi tại xã. Trong quá trình học ông được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn thực hiện đúng các quy trình trồng, chăm sóc cây bưởi diễn nên vườn bưởi của gia đình ông được các thương lái đến đặt mua tại vườn từ khi bưởi còn non. Hiện gia đình ông có trên 100 gốc bưởi diễn, trong đó có trên 40 gốc đang cho thu hoạch, chất lượng bưởi của gia đình ông được giá cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với trước. Hiện, ông Vượng đang nghiên cứu để lắp đặt hệ thống bắt ông châm bưởi của gia đình nhằm đảm bảo chất lượng bưởi trong điều kiện thời tiết có nhiều biến đổi tiêu cực như hiện nay. Ông Phạm Duy Vượng cho biết thêm: Qua lớp đào tạo chúng tôi nhận thấy phải trồng những loại cây có năng suất cao và việc chăm bón phải theo đúng hướng dẫn mới có hiệu quả cao.
Trong thời gian qua, để giúp người dân có kiến thức áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, xã Yên Bình đã thống kê, rà soát nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn thông qua các tổ chức hội đoàn thể để lựa chọn nghề phù hợp. Qua đó đăng ký mở lớp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện. Từ năm đầu năm 2019 đến nay, xã Yên Bình đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện mở được 4 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 cho gần 200 lao động. Sau khi được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, đã tạo điều kiện cho người lao động có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tế để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Đỗ Ngọc Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình cho biết: nhiều hộ gia đình trong xã được học nghề đã dần chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để ổn định cuộc sống và tăng thu nhập, góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình đã đề ra. Trong thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức mở các lớp đào tạo nghề cho lao động ở địa phương nhằm giúp cho người dân nắm bắt được kiến thức khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế.
Trong năm 2019, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện mở 20 lớp đào tạo nghề cho trên 600 lao động nông thôn với kinh phí hỗ trợ trên 1,3 tỷ đồng, trong đó có 9 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, đây là cơ hội giúp cho người dân có thêm kiến thức để có thể tự phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá có 95% số lao động học nghề nông nghiệp xong có khả năng tự tạo việc làm và có 80% số lao động học nghề phi nông nghiệp tạo được việc làm.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Yên Bình vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Huyện Yên Bình có lực lượng lao động xã hội gần 70.000 người. Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt được hiệu quả cao thì xác định những ngành nghề cần đào tạo cũng như công tác vận động, tuyên truyền tuyển sinh là hết sức quan trọng.
Tiếp tục thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ, trong thời gian tới, huyện Yên Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; tăng cường liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thời gian qua, huyện Yên Bình đã đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Triển khai thực hiện Đề án 1956, UBND huyện Yên Bình đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định đến tất cả các xã, thị trấn. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động dạy nghề, về các chính sách đối với người tham gia học nghề; điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện…
Nhờ bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành đoàn thể nên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Yên Bình đã có những kết quả tích cực. Từ năm 2010 đến nay, Yên Bình đã đào tạo nghề cho 5.818 lao động nông thôn và đào tạo bồi dưỡng cho 2.031 cán bộ công chức xã, tổng kinh phí thực hiện trên 13 tỷ đồng. Từ học nghề, nhiều người đã áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, xây dựng các mô hình cho thu nhập ổn định.
Gia đình ông Phạm Duy Vượng ở thôn Đức Tiến xã Yên Bình trước đây do chưa có kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình trồng bưởi nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2017, ông tham gia lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi tại xã. Trong quá trình học ông được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn thực hiện đúng các quy trình trồng, chăm sóc cây bưởi diễn nên vườn bưởi của gia đình ông được các thương lái đến đặt mua tại vườn từ khi bưởi còn non. Hiện gia đình ông có trên 100 gốc bưởi diễn, trong đó có trên 40 gốc đang cho thu hoạch, chất lượng bưởi của gia đình ông được giá cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với trước. Hiện, ông Vượng đang nghiên cứu để lắp đặt hệ thống bắt ông châm bưởi của gia đình nhằm đảm bảo chất lượng bưởi trong điều kiện thời tiết có nhiều biến đổi tiêu cực như hiện nay. Ông Phạm Duy Vượng cho biết thêm: Qua lớp đào tạo chúng tôi nhận thấy phải trồng những loại cây có năng suất cao và việc chăm bón phải theo đúng hướng dẫn mới có hiệu quả cao.
Trong thời gian qua, để giúp người dân có kiến thức áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, xã Yên Bình đã thống kê, rà soát nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn thông qua các tổ chức hội đoàn thể để lựa chọn nghề phù hợp. Qua đó đăng ký mở lớp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện. Từ năm đầu năm 2019 đến nay, xã Yên Bình đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện mở được 4 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 cho gần 200 lao động. Sau khi được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, đã tạo điều kiện cho người lao động có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tế để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Đỗ Ngọc Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình cho biết: nhiều hộ gia đình trong xã được học nghề đã dần chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để ổn định cuộc sống và tăng thu nhập, góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình đã đề ra. Trong thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức mở các lớp đào tạo nghề cho lao động ở địa phương nhằm giúp cho người dân nắm bắt được kiến thức khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế.
Trong năm 2019, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện mở 20 lớp đào tạo nghề cho trên 600 lao động nông thôn với kinh phí hỗ trợ trên 1,3 tỷ đồng, trong đó có 9 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, đây là cơ hội giúp cho người dân có thêm kiến thức để có thể tự phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá có 95% số lao động học nghề nông nghiệp xong có khả năng tự tạo việc làm và có 80% số lao động học nghề phi nông nghiệp tạo được việc làm.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Yên Bình vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Huyện Yên Bình có lực lượng lao động xã hội gần 70.000 người. Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt được hiệu quả cao thì xác định những ngành nghề cần đào tạo cũng như công tác vận động, tuyên truyền tuyển sinh là hết sức quan trọng.
Tiếp tục thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ, trong thời gian tới, huyện Yên Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; tăng cường liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề.