CTTĐT - Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Yên Bái những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, với xu hướng chuyển dịch dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Sau đào tạo, khoảng 80% lao động nắm vững chuyên môn, tìm mới hoặc phát triển được việc làm, có thu nhập khả quan.
Một lớp dạy nghề nấu ăn xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái
Trong 10 năm (2010 - 2019), từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề... tỉnh Yên Bái đã đào tạo cho 149.952 người, trong đó có 118.059 lao động nông thôn (chiếm 79%). Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh đã mở 1.680 lớp, với số lao động nông thôn được học nghề là 49.346 người (bình quân gần 5.000 người/năm). Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 33.178 người (chiếm 67,2%), lĩnh vực phi nông nghiệp là 16.168 người (chiếm 32,8%).
Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho thấy, sau 10 năm đã có 44.526 lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề, đạt 90% (44.526/49.346 người). Trong đó, lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 31.553/33.178 người, đạt tỷ lệ 95% (bao gồm những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn trước); lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp là 12.973/16.168 người, đạt tỷ lệ 80% (bao gồm những người được tạo việc làm mới).
Công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp đã giúp cho người lao động tiếp cận với các ngành nghề mới, tạo cơ hội việc làm, giúp ổn định cuộc sống. Cụ thể như nghề nấu ăn, May công nghiệp, 100% người lao động sau đào tạo được bố trí vào làm việc tại doanh nghiệp, thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Các nghề tiểu thủ công nghiệp, người lao động chủ yếu tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm tại nhà, tăng thêm thu nhập cho gia đình, bình quân từ 60.000 - 80.000 đồng/người/ngày.
Đối với đào tạo nghề nông nghiệp, sau khi học có khoảng 80% lao động tự tạo việc làm mới theo kiến thức đã học hoặc nâng cao hiệu quả sản xuất khi làm nghề cũ. Nhiều lao động sau học nghề đã tham gia vào Tổ hợp tác, Hợp tác xã góp phần đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong đó, chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để hình thức đào tạo nghề phi nông nghiệp phát huy hiệu quả, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xác định nhu cầu đào tạo theo từng ngành nghề và trình độ đào tạo...Đặc biệt, các cơ sở dạy nghề cần có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp, tổ hợp tác... để hỗ trợ lao động về việc làm sau khi được đào tạo.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Yên Bái những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, với xu hướng chuyển dịch dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Sau đào tạo, khoảng 80% lao động nắm vững chuyên môn, tìm mới hoặc phát triển được việc làm, có thu nhập khả quan.Trong 10 năm (2010 - 2019), từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề... tỉnh Yên Bái đã đào tạo cho 149.952 người, trong đó có 118.059 lao động nông thôn (chiếm 79%). Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh đã mở 1.680 lớp, với số lao động nông thôn được học nghề là 49.346 người (bình quân gần 5.000 người/năm). Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 33.178 người (chiếm 67,2%), lĩnh vực phi nông nghiệp là 16.168 người (chiếm 32,8%).
Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho thấy, sau 10 năm đã có 44.526 lao động nông thôn (được hỗ trợ đào tạo) có việc làm sau khi học nghề, đạt 90% (44.526/49.346 người). Trong đó, lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là 31.553/33.178 người, đạt tỷ lệ 95% (bao gồm những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn trước); lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp là 12.973/16.168 người, đạt tỷ lệ 80% (bao gồm những người được tạo việc làm mới).
Công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp đã giúp cho người lao động tiếp cận với các ngành nghề mới, tạo cơ hội việc làm, giúp ổn định cuộc sống. Cụ thể như nghề nấu ăn, May công nghiệp, 100% người lao động sau đào tạo được bố trí vào làm việc tại doanh nghiệp, thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Các nghề tiểu thủ công nghiệp, người lao động chủ yếu tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm tại nhà, tăng thêm thu nhập cho gia đình, bình quân từ 60.000 - 80.000 đồng/người/ngày.
Đối với đào tạo nghề nông nghiệp, sau khi học có khoảng 80% lao động tự tạo việc làm mới theo kiến thức đã học hoặc nâng cao hiệu quả sản xuất khi làm nghề cũ. Nhiều lao động sau học nghề đã tham gia vào Tổ hợp tác, Hợp tác xã góp phần đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong đó, chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để hình thức đào tạo nghề phi nông nghiệp phát huy hiệu quả, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xác định nhu cầu đào tạo theo từng ngành nghề và trình độ đào tạo...Đặc biệt, các cơ sở dạy nghề cần có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp, tổ hợp tác... để hỗ trợ lao động về việc làm sau khi được đào tạo.