Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nghề đan rọ tôm ở Yên Bái
Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
Trong 10 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo tạo nghề cho lao động nông thôn còn tồn tại hạn chế: Nội dung đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế không đạt mục tiêu của Đề án do vướng mắc trong triển khai thực hiện quy định về đấu thầu đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; đối tượng tuyển sinh có xu hướng tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn và đã được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do vậy, sau khi rà soát, đối chiếu không đủ số lượng để mở lớp đào tạo.
Kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Các vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ bình quân chung của các vùng khác trong cả nước. Đáng chú ý là đối tượng lao động nông thôn học nghề và lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm còn rất hạn chế nên việc phát huy hiệu quả học nghề chưa cao.
Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là danh mục nghề nông nghiệp ở một số địa phương tuy đã được hướng dẫn rà soát hàng năm, tuy nhiên vẫn còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp dẫn đến hiệu quả sau học nghề không cao. Lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; một số lao động học nghề nông nghiệp, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất khó khăn. Việc rà soát, điều chuyển cơ sở vật, thiết bị dạy nghề tại các địa phương còn chậm.
Nhiều thiết bị đào tạo đã cũ, lỗi thời, không phù hợp với yêu cầu đào tạo do việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị tập trung vào những năm đầu thực hiện Đề án (2010 - 2013), các năm về sau hầu như không được hỗ trợ đầu tư để bổ sung trang thiết bị giảng dạy. Nhiều địa phương chưa xây dựng, phê duyệt định mức chi phí đào tạo, xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra cho các nghề đào tạo.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy đã được tích hợp trong chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/QĐ-TTg, tuy nhiên, có nhiều Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể chủ trì, trực tiếp triển khai thực hiện, chưa có sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (đào tạo nghề cho lao động nông thôn) để triển khai thực hiện, tổng hợp, báo cáo, rà soát chính sách… điều này làm phân tán nguồn lực, chồng chéo về đối tượng, việc triển khai tại địa phương gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã có hướng dẫn các địa phương dành tối thiểu 10% chỉ tiêu hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn từ ngân sách nhà nước để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.
Tuy nhiên, trong kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm của một số địa phương không có chỉ tiêu này và không bố trí kinh phí riêng để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Công tác phối hợp trong việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn giữa các Bộ, ngành (Trung ương), Sở, ngành (địa phương) là chưa tốt, dẫn đến kinh phí bỗ trí để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương bố trí rất ít so với nhu cầu kinh phí để thực hiện kế hoạch, mục tiêu Đề án đã được phê duyệt.
Cơ quan thường trực Đề án Đào tạo nghề không được tham gia việc xây dựng kế hoạch, phân bổ kinh phí thực hiện nội dung đào tạo nghề. Tổng ngân sách hàng năm bố trí để thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ đạt gần 50% mức bố trí theo thông báo của Bộ Tài chính và chỉ bằng gần 30% mức dự kiến của Đề án. Hoạt động hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề và phương tiện vận chuyển để dạy nghề lưu động không được các địa phương quan tâm, bố trí kinh phí thực hiện. Có địa phương (Lâm Đồng) không bố trí kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp do ngành lao động, thương binh xã hội quản lý.
Để tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng năm và giai đoạn như sau:
Mục tiêu năm 2020: Đào tạo nghề các cấp trình độ cho 1,43 triệu lao động nông thôn, trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 990.000 lao động nông thôn (350.000 người học nghề nông nghiệp, 640.000 người học nghề phi nông nghiệp). Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%.
Nhiệm vụ năm 2020: Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Rà soát, đánh giá và tổ chức tổng kết Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương, trong đó có sự so sánh, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu trong Đề án, kế hoạch thực hiện, từ đó chỉ ra nguyên nhân, đề xuất kiến nghị triển khai thực hiện trong giai đoạn sau năm 2020.
Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt ban hành danh mục nghề đào tạo, định mức kinh tế kỹ thuật cho từng nghề, định mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra và minh chứng kèm theo để làm cơ sở đặt hàng đào tạo.
Rà soát, đánh giá lại hoạt động của các Trung tâm GDNN-GDTX sau sát nhập. Xây dựng, phê duyệt mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.
Xây dựng kế hoạch hàng năm, trung hạn về chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
Gắn chặt việc rà soát, xác định danh mục nghề đào tạo với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn. Có những biện pháp tích cực giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được vay vốn sản xuất kinh doanh và tạo việc làm sau khi học để phát huy hiệu quả dạy và học nghề.
Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong việc đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội, vị trí việc làm của doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất và quy hoạt phát triển kinh tế của các Vùng/miền trong cả nước.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ.
Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) để triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện lồng ghép, huy động có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, dự án để cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Đề án để thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động nữ. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Đề án vào năm 2020, kết quả thực hiện đào tạo nghề nghiệp giai đoạn sau 2020 và định kỳ (6 tháng, hàng năm); tổ chức đánh giá thẳng thắn, tránh hình thức về kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề nghiệp báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương: Hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động trong năm 2020 (năm cuối cùng thực hiện Đề án). Trong đó, tập trung đào tạo nghề theo vị trí làm việc trong doanh nghiệp, các khu công nghiệp, làng nghề, thu hút doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, nông nghiệp; đào tạo nghề phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm – Chương trình OCOP” và đào tạo nghề cho người đi làm việc ở nước ngoài. “Chỉ tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học”.
Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thực hiện rà soát, đánh giá các giải pháp đã triển khai để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ, xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiến hành thuận lợi, đạt kết quả, hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020.
Năm 2020, tổ chức tổng kết Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020”. Trong đó, Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương liên quan (Công Thương, LĐTBXH, NN&PTNT, TTTT, Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, NHCSXH, các tổ chức của người khuyết tật…) đi sâu nghiên cứu, tổng kết Đề án theo các nội dung, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 971/QĐ-TTg.
Định hướng giai đoạn 2021-2025: Xây dựng Dự án “Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn, trong đó có khoảng 1 triệu lao động thông được hỗ trợ đào tạo nghề./.
Theo Tuyên giáo
Hiền Trang
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
Trong 10 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo tạo nghề cho lao động nông thôn còn tồn tại hạn chế: Nội dung đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế không đạt mục tiêu của Đề án do vướng mắc trong triển khai thực hiện quy định về đấu thầu đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; đối tượng tuyển sinh có xu hướng tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn và đã được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do vậy, sau khi rà soát, đối chiếu không đủ số lượng để mở lớp đào tạo.
Kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Các vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ bình quân chung của các vùng khác trong cả nước. Đáng chú ý là đối tượng lao động nông thôn học nghề và lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm còn rất hạn chế nên việc phát huy hiệu quả học nghề chưa cao.
Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là danh mục nghề nông nghiệp ở một số địa phương tuy đã được hướng dẫn rà soát hàng năm, tuy nhiên vẫn còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp dẫn đến hiệu quả sau học nghề không cao. Lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; một số lao động học nghề nông nghiệp, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất khó khăn. Việc rà soát, điều chuyển cơ sở vật, thiết bị dạy nghề tại các địa phương còn chậm.
Nhiều thiết bị đào tạo đã cũ, lỗi thời, không phù hợp với yêu cầu đào tạo do việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị tập trung vào những năm đầu thực hiện Đề án (2010 - 2013), các năm về sau hầu như không được hỗ trợ đầu tư để bổ sung trang thiết bị giảng dạy. Nhiều địa phương chưa xây dựng, phê duyệt định mức chi phí đào tạo, xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra cho các nghề đào tạo.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy đã được tích hợp trong chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/QĐ-TTg, tuy nhiên, có nhiều Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể chủ trì, trực tiếp triển khai thực hiện, chưa có sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (đào tạo nghề cho lao động nông thôn) để triển khai thực hiện, tổng hợp, báo cáo, rà soát chính sách… điều này làm phân tán nguồn lực, chồng chéo về đối tượng, việc triển khai tại địa phương gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã có hướng dẫn các địa phương dành tối thiểu 10% chỉ tiêu hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn từ ngân sách nhà nước để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.
Tuy nhiên, trong kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm của một số địa phương không có chỉ tiêu này và không bố trí kinh phí riêng để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Công tác phối hợp trong việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn giữa các Bộ, ngành (Trung ương), Sở, ngành (địa phương) là chưa tốt, dẫn đến kinh phí bỗ trí để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương bố trí rất ít so với nhu cầu kinh phí để thực hiện kế hoạch, mục tiêu Đề án đã được phê duyệt.
Cơ quan thường trực Đề án Đào tạo nghề không được tham gia việc xây dựng kế hoạch, phân bổ kinh phí thực hiện nội dung đào tạo nghề. Tổng ngân sách hàng năm bố trí để thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ đạt gần 50% mức bố trí theo thông báo của Bộ Tài chính và chỉ bằng gần 30% mức dự kiến của Đề án. Hoạt động hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề và phương tiện vận chuyển để dạy nghề lưu động không được các địa phương quan tâm, bố trí kinh phí thực hiện. Có địa phương (Lâm Đồng) không bố trí kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp do ngành lao động, thương binh xã hội quản lý.
Để tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng năm và giai đoạn như sau:
Mục tiêu năm 2020: Đào tạo nghề các cấp trình độ cho 1,43 triệu lao động nông thôn, trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho 990.000 lao động nông thôn (350.000 người học nghề nông nghiệp, 640.000 người học nghề phi nông nghiệp). Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%.
Nhiệm vụ năm 2020: Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Rà soát, đánh giá và tổ chức tổng kết Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương, trong đó có sự so sánh, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu trong Đề án, kế hoạch thực hiện, từ đó chỉ ra nguyên nhân, đề xuất kiến nghị triển khai thực hiện trong giai đoạn sau năm 2020.
Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt ban hành danh mục nghề đào tạo, định mức kinh tế kỹ thuật cho từng nghề, định mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra và minh chứng kèm theo để làm cơ sở đặt hàng đào tạo.
Rà soát, đánh giá lại hoạt động của các Trung tâm GDNN-GDTX sau sát nhập. Xây dựng, phê duyệt mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương.
Xây dựng kế hoạch hàng năm, trung hạn về chỉ tiêu đào tạo, nguồn lực thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
Gắn chặt việc rà soát, xác định danh mục nghề đào tạo với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn. Có những biện pháp tích cực giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được vay vốn sản xuất kinh doanh và tạo việc làm sau khi học để phát huy hiệu quả dạy và học nghề.
Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong việc đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội, vị trí việc làm của doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất và quy hoạt phát triển kinh tế của các Vùng/miền trong cả nước.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ.
Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) để triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện lồng ghép, huy động có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, dự án để cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Đề án để thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động nữ. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Đề án vào năm 2020, kết quả thực hiện đào tạo nghề nghiệp giai đoạn sau 2020 và định kỳ (6 tháng, hàng năm); tổ chức đánh giá thẳng thắn, tránh hình thức về kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề nghiệp báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương: Hướng dẫn các địa phương bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động trong năm 2020 (năm cuối cùng thực hiện Đề án). Trong đó, tập trung đào tạo nghề theo vị trí làm việc trong doanh nghiệp, các khu công nghiệp, làng nghề, thu hút doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, nông nghiệp; đào tạo nghề phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm – Chương trình OCOP” và đào tạo nghề cho người đi làm việc ở nước ngoài. “Chỉ tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học”.
Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thực hiện rà soát, đánh giá các giải pháp đã triển khai để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ, xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiến hành thuận lợi, đạt kết quả, hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020.
Năm 2020, tổ chức tổng kết Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020”. Trong đó, Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương liên quan (Công Thương, LĐTBXH, NN&PTNT, TTTT, Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, NHCSXH, các tổ chức của người khuyết tật…) đi sâu nghiên cứu, tổng kết Đề án theo các nội dung, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 971/QĐ-TTg.
Định hướng giai đoạn 2021-2025: Xây dựng Dự án “Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn, trong đó có khoảng 1 triệu lao động thông được hỗ trợ đào tạo nghề./.
Theo Tuyên giáo