CTTĐT - Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến tháng 9/2019, các cơ sở đào tạo nghề (ĐTN) đã tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình ĐTN khác cho trên 1,25 triệu người; trong đó, đào tạo sơ cấp cho gần 500.000 người, các chương trình đào tạo nghề khác trên 750.000 người... Ước tính năm 2019, cả nước tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình ĐTN khác khoảng 1,75 triệu người, đạt 102,9% kế hoạch; tuyển sinh đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học trình độ cao đẳng, trung cấp đạt khoảng 30.000 người.
Trong 10 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 19.952 lao động.
Về kết quả, hiệu quả ĐTN cho lao động nông thôn, đến hết tháng 9/2019, có trên 9,2 triệu lao động được học nghề, trong đó có 5,3 triệu người đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo chính sách. Sau học nghề, tỉ lệ người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt trên 80,4%. Lao động nữ nông thôn được hỗ trợ học nghề chiếm 59,4%, vượt mục tiêu đề ra. Gần 65% lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề.
Tại tỉnh Yên Bái mạng lưới giáo dục nghề nghiệp những năm gần đây đã được quan tâm, phát triển cơ bản đủ về số lượng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phân bố tương đối hợp lý ở các huyện thị và có đủ cấp độ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng. Toàn tỉnh hiện có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 4 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp và 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, toàn tỉnh đã tuyển mới đào tạo cho trên 50,4 nghìn người (trong đó: Trình độ cao đẳng 4,045 nghìn người; trung cấp gần 7,4 nghìn người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng gần 39 nghìn người). Trong giai đoạn này, đã có gần 15,4 nghìn lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956 của Chính phủ. Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 54%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 27,8%.
Năm 2019 tỉnh Yên Bái phấn đấu thực hiện đào tạo nghề cho 30 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt 60%.
Ngay từ đầu năm, các địa phương đã chủ động thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động được giao; chú trọng tuyển sinh học nghề trong và ngoài tỉnh; tổ chức đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 gắn với nhu cầu sử dụng; tuyên truyền, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế; tư vấn giải quyết việc làm cho lao động. Trong năm 2019, các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới trên 4.200 học sinh, sinh viên, phân bố đều ở các đơn vị trường như trường Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Y tế, Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch, trường Cao đẳng Y dược Pasteur, trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái, Trung cấp Nghề Lục Yên. Với môi trường học tập ngày càng được cải thiện và đầu tư, đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao, các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đào tạo các thế hệ học sinh, sinh viên có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường tuyển dụng.
Xác định chất lượng của công tác đào tạo nghề nghiệp tại địa phương quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ công nhân, cán bộ, kỹ sư, điều dưỡng trong tương lai, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên.
Là một trong những trường hợp đi đầu trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, trong 3 năm gần đây, mỗi năm trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đào tạo và quản lý khoảng trên 100 lớp với khoảng 3.500 học sinh, sinh viên của 3 bậc, ngoài ra còn đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, bồi dưỡng nâng bậc và liên kết đào tạo đại học. Trong những năm qua nhà trường chủ động liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có kế hoạch làm việc, ký biên bản ghi nhớ về thực tập, về tiếp nhận học sinh sau đào tạo, đây cũng là dịp để doanh nghiệp đánh giá tay nghề và lựa chọn tuyển dụng.
Cũng giống như trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, những năm qua trường Cao đẳng Y tế Yên Bái đã không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị góp phần đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nguồn nhân lực y tế có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, cho ngành y tế tỉnh Yên Bái nói riêng, cho các tỉnh trong khu vực nói chung và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nhà trường đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ sở y tế, các doanh nghiệp trong việc tham gia vào đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp. Hàng năm, nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ sở y tế để bổ sung, điều chỉnh, cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các đợt tổng kết thực tập lâm sàng tại bệnh viện, thực tập tốt nghiệp. Trong các năm qua, nhà trường thường xuyên cộng tác với các cơ sở y tế trong tỉnh như: Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa khu vực nghĩa Lộ; Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, huyện Lục Yên, huyện Trấn Yên... trong giảng dạy và đào tạo thực hành.
Trong 10 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 19.952 lao động (bằng 99,8% kế hoạch năm, tăng 26% so với cùng kỳ); tuyển mới và đào tạo nghề cho 28.335 người (bằng 94,4% kế hoạch, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ), đã chuyển dịch được 5.735 lao động từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 108,2% kế hoạch).
Để hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề cho 30.000 người được giao năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 60%. Các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến tháng 9/2019, các cơ sở đào tạo nghề (ĐTN) đã tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình ĐTN khác cho trên 1,25 triệu người; trong đó, đào tạo sơ cấp cho gần 500.000 người, các chương trình đào tạo nghề khác trên 750.000 người... Ước tính năm 2019, cả nước tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình ĐTN khác khoảng 1,75 triệu người, đạt 102,9% kế hoạch; tuyển sinh đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học trình độ cao đẳng, trung cấp đạt khoảng 30.000 người.Về kết quả, hiệu quả ĐTN cho lao động nông thôn, đến hết tháng 9/2019, có trên 9,2 triệu lao động được học nghề, trong đó có 5,3 triệu người đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo chính sách. Sau học nghề, tỉ lệ người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt trên 80,4%. Lao động nữ nông thôn được hỗ trợ học nghề chiếm 59,4%, vượt mục tiêu đề ra. Gần 65% lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề.
Tại tỉnh Yên Bái mạng lưới giáo dục nghề nghiệp những năm gần đây đã được quan tâm, phát triển cơ bản đủ về số lượng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phân bố tương đối hợp lý ở các huyện thị và có đủ cấp độ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng. Toàn tỉnh hiện có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 4 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp và 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, toàn tỉnh đã tuyển mới đào tạo cho trên 50,4 nghìn người (trong đó: Trình độ cao đẳng 4,045 nghìn người; trung cấp gần 7,4 nghìn người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng gần 39 nghìn người). Trong giai đoạn này, đã có gần 15,4 nghìn lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956 của Chính phủ. Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 54%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 27,8%.
Năm 2019 tỉnh Yên Bái phấn đấu thực hiện đào tạo nghề cho 30 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt 60%.
Ngay từ đầu năm, các địa phương đã chủ động thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động được giao; chú trọng tuyển sinh học nghề trong và ngoài tỉnh; tổ chức đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 gắn với nhu cầu sử dụng; tuyên truyền, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế; tư vấn giải quyết việc làm cho lao động. Trong năm 2019, các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới trên 4.200 học sinh, sinh viên, phân bố đều ở các đơn vị trường như trường Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Y tế, Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch, trường Cao đẳng Y dược Pasteur, trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái, Trung cấp Nghề Lục Yên. Với môi trường học tập ngày càng được cải thiện và đầu tư, đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao, các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đào tạo các thế hệ học sinh, sinh viên có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường tuyển dụng.
Xác định chất lượng của công tác đào tạo nghề nghiệp tại địa phương quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ công nhân, cán bộ, kỹ sư, điều dưỡng trong tương lai, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên.
Là một trong những trường hợp đi đầu trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, trong 3 năm gần đây, mỗi năm trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đào tạo và quản lý khoảng trên 100 lớp với khoảng 3.500 học sinh, sinh viên của 3 bậc, ngoài ra còn đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, bồi dưỡng nâng bậc và liên kết đào tạo đại học. Trong những năm qua nhà trường chủ động liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có kế hoạch làm việc, ký biên bản ghi nhớ về thực tập, về tiếp nhận học sinh sau đào tạo, đây cũng là dịp để doanh nghiệp đánh giá tay nghề và lựa chọn tuyển dụng.
Cũng giống như trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, những năm qua trường Cao đẳng Y tế Yên Bái đã không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị góp phần đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nguồn nhân lực y tế có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, cho ngành y tế tỉnh Yên Bái nói riêng, cho các tỉnh trong khu vực nói chung và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nhà trường đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ sở y tế, các doanh nghiệp trong việc tham gia vào đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp. Hàng năm, nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ sở y tế để bổ sung, điều chỉnh, cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các đợt tổng kết thực tập lâm sàng tại bệnh viện, thực tập tốt nghiệp. Trong các năm qua, nhà trường thường xuyên cộng tác với các cơ sở y tế trong tỉnh như: Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa khu vực nghĩa Lộ; Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, huyện Lục Yên, huyện Trấn Yên... trong giảng dạy và đào tạo thực hành.
Trong 10 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 19.952 lao động (bằng 99,8% kế hoạch năm, tăng 26% so với cùng kỳ); tuyển mới và đào tạo nghề cho 28.335 người (bằng 94,4% kế hoạch, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ), đã chuyển dịch được 5.735 lao động từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 108,2% kế hoạch).
Để hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề cho 30.000 người được giao năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 60%. Các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.