Hàng năm, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Trấn Yên mở khoảng 17 lớp đào tạo nghề cho lao đông nông thôn.
Lớp học nghề sửa chữa máy giặt của học sinh THPT tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Trấn Yên.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT), những năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Trấn Yên chú trọng ĐTN gắn với kế hoạch phát triển kinh tế của huyện.
Nhằm nâng cao chất lượng ĐTN phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của từng địa phương và việc tuyển dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp, Trung tâm đã bám sát kế hoạch phát triển vùng của huyện như: vùng trồng dâu nuôi tằm ở các xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành; trồng tre măng Bát độ ở xã Lương Thịnh, Kiên Thành, Quy Mông; cây ăn quả có múi ở Hưng Thịnh, Hưng Khánh; phát triển du lịch ở Việt Cường, Vân Hội và khu cụm công nghiệp ở Minh Quân, Bảo Hưng…
Hàng năm, Trung tâm mở khoảng 17 lớp ĐTN cho trên 500 LĐNT; trong đó, nghề nông nghiệp 12 lớp với các nghề: quản lý và phát triển trang trại; nuôi tằm và sơ chế kén tằm; trồng và sơ chế măng tre Bát độ; trồng và chăm sóc gia công các sản phẩm từ quế… Nghề phi nông nghiệp 5 lớp gồm: kỹ thuật xây dựng; may công nghiệp; kỹ thuật nấu ăn…
Để nâng cao chất lượng ĐTN, Trung tâm đã nỗ lực tìm các giải pháp phù hợp với cơ chế, chính sách, đặc điểm của người lao động theo hướng trực tiếp sản xuất tại chỗ nhằm tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Lê Huy Chính - Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện cho biết: Trung tâm đang thực hiện 2 chương trình dạy nghề gồm: dạy nghề phổ thông cho học sinh và ĐTN cho LĐNT theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020.
Nhiều năm qua, Trung tâm đều hoàn thành các chỉ tiêu về ĐTN theo kế hoạch được giao. Đối với giáo viên, thường xuyên tạo điều kiện cho tham gia học tập, nắm bắt các thông tin khoa học, kỹ thuật mới nhằm nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Tuy nhiên, Trung tâm đang gặp một số khó khăn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu và một số thiết bị cũ, lạc hậu rất cần được đầu tư trang bị mới; chính sách kết nối giữa đơn vị tuyển dụng lao động với người học nghề chưa được thường xuyên, dẫn đến học nghề xong nhưng khó tìm được việc làm.
Công tác tuyển sinh, người lao động chưa nhận thức đầy đủ và đúng về việc học nghề; trình độ học viên không đồng đều nên việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kiến thức mới của nhiều học viên…
Để hoàn thành kế hoạch ĐTN cho LĐNT theo kế hoạch đề ra, hàng năm, Trung tâm phối hợp với chính quyền các địa phương điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề; tuyên truyền tư vấn về học nghề và việc làm tới các thôn, bản, hộ gia đình; thông báo qua hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn về việc tuyển học viên học nghề, phát tờ rơi tuyên truyền để người dân nắm bắt thông tin đăng ký học nghề.
Phối hợp với một số công ty như: Công ty May Unico, Công ty Vạn Đạt; Công ty Chăn nuôi công nghệ cao Hòa Yên thuộc Tập đoàn Hòa Phát; Công ty Dâu tằm tơ Miền Bắc… tuyên truyền về chính sách, môi trường làm việc, thu nhập của người lao động và bao tiêu sản phẩm.
Học viên học nghề kỹ thuật xây dựng, được Trung tâm kết hợp với việc nhận công trình nhà ở dân sinh, các công trình đường bê tông, nhà vệ sinh, nhà văn hóa thôn… để học sinh thực hành ngay tại thực địa nhằm nâng cao chất lượng ĐTN.
Cùng với ĐTN cho LĐNT, hàng năm, Trung tâm còn liên kết đào tạo hệ trung cấp nghề cho trên 500 học sinh theo mô hình "Vừa học văn hóa kết hợp với học nghề”. Đây là nhóm học sinh hệ THPT, tập trung học các nghề như: điện dân dụng, điện công nghiệp, điện - điện tử, tạo mẫu, chăm sóc sắc đẹp, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, công nghệ thông tin…
Để tạo việc làm cho những học viên này sau khi tốt nghiệp THPT, Trung tâm chủ động kết nối với các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong nước như: Công ty Lắp đặt điện nước Tây Hồ - Hà Nội, Công ty TNHH Samsung, Công ty TNHH Canon và chuỗi các nhà hàng, khách sạn… Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm trong việc tư vấn cho phụ huynh và học sinh về xuất khẩu lao động…
Với nỗ lực trong ĐTN, trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có trên 2.000 người có việc làm và thu nhập ổn định.
Thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung thực hiện việc ĐTN gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp với nghề nông nghiệp, học viên được áp dụng ngay những kiến thức, kỹ năng vào phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động. Đây là yếu tố căn bản để mỗi học viên sau khi học nghề tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.
Theo Báo Yên Bái
Hàng năm, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Trấn Yên mở khoảng 17 lớp đào tạo nghề cho lao đông nông thôn.Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT), những năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Trấn Yên chú trọng ĐTN gắn với kế hoạch phát triển kinh tế của huyện.
Nhằm nâng cao chất lượng ĐTN phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của từng địa phương và việc tuyển dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp, Trung tâm đã bám sát kế hoạch phát triển vùng của huyện như: vùng trồng dâu nuôi tằm ở các xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành; trồng tre măng Bát độ ở xã Lương Thịnh, Kiên Thành, Quy Mông; cây ăn quả có múi ở Hưng Thịnh, Hưng Khánh; phát triển du lịch ở Việt Cường, Vân Hội và khu cụm công nghiệp ở Minh Quân, Bảo Hưng…
Hàng năm, Trung tâm mở khoảng 17 lớp ĐTN cho trên 500 LĐNT; trong đó, nghề nông nghiệp 12 lớp với các nghề: quản lý và phát triển trang trại; nuôi tằm và sơ chế kén tằm; trồng và sơ chế măng tre Bát độ; trồng và chăm sóc gia công các sản phẩm từ quế… Nghề phi nông nghiệp 5 lớp gồm: kỹ thuật xây dựng; may công nghiệp; kỹ thuật nấu ăn…
Để nâng cao chất lượng ĐTN, Trung tâm đã nỗ lực tìm các giải pháp phù hợp với cơ chế, chính sách, đặc điểm của người lao động theo hướng trực tiếp sản xuất tại chỗ nhằm tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Lê Huy Chính - Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện cho biết: Trung tâm đang thực hiện 2 chương trình dạy nghề gồm: dạy nghề phổ thông cho học sinh và ĐTN cho LĐNT theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020.
Nhiều năm qua, Trung tâm đều hoàn thành các chỉ tiêu về ĐTN theo kế hoạch được giao. Đối với giáo viên, thường xuyên tạo điều kiện cho tham gia học tập, nắm bắt các thông tin khoa học, kỹ thuật mới nhằm nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Tuy nhiên, Trung tâm đang gặp một số khó khăn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu và một số thiết bị cũ, lạc hậu rất cần được đầu tư trang bị mới; chính sách kết nối giữa đơn vị tuyển dụng lao động với người học nghề chưa được thường xuyên, dẫn đến học nghề xong nhưng khó tìm được việc làm.
Công tác tuyển sinh, người lao động chưa nhận thức đầy đủ và đúng về việc học nghề; trình độ học viên không đồng đều nên việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kiến thức mới của nhiều học viên…
Để hoàn thành kế hoạch ĐTN cho LĐNT theo kế hoạch đề ra, hàng năm, Trung tâm phối hợp với chính quyền các địa phương điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề; tuyên truyền tư vấn về học nghề và việc làm tới các thôn, bản, hộ gia đình; thông báo qua hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn về việc tuyển học viên học nghề, phát tờ rơi tuyên truyền để người dân nắm bắt thông tin đăng ký học nghề.
Phối hợp với một số công ty như: Công ty May Unico, Công ty Vạn Đạt; Công ty Chăn nuôi công nghệ cao Hòa Yên thuộc Tập đoàn Hòa Phát; Công ty Dâu tằm tơ Miền Bắc… tuyên truyền về chính sách, môi trường làm việc, thu nhập của người lao động và bao tiêu sản phẩm.
Học viên học nghề kỹ thuật xây dựng, được Trung tâm kết hợp với việc nhận công trình nhà ở dân sinh, các công trình đường bê tông, nhà vệ sinh, nhà văn hóa thôn… để học sinh thực hành ngay tại thực địa nhằm nâng cao chất lượng ĐTN.
Cùng với ĐTN cho LĐNT, hàng năm, Trung tâm còn liên kết đào tạo hệ trung cấp nghề cho trên 500 học sinh theo mô hình "Vừa học văn hóa kết hợp với học nghề”. Đây là nhóm học sinh hệ THPT, tập trung học các nghề như: điện dân dụng, điện công nghiệp, điện - điện tử, tạo mẫu, chăm sóc sắc đẹp, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, công nghệ thông tin…
Để tạo việc làm cho những học viên này sau khi tốt nghiệp THPT, Trung tâm chủ động kết nối với các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong nước như: Công ty Lắp đặt điện nước Tây Hồ - Hà Nội, Công ty TNHH Samsung, Công ty TNHH Canon và chuỗi các nhà hàng, khách sạn… Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm trong việc tư vấn cho phụ huynh và học sinh về xuất khẩu lao động…
Với nỗ lực trong ĐTN, trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có trên 2.000 người có việc làm và thu nhập ổn định.
Thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung thực hiện việc ĐTN gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp với nghề nông nghiệp, học viên được áp dụng ngay những kiến thức, kỹ năng vào phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động. Đây là yếu tố căn bản để mỗi học viên sau khi học nghề tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.
Theo Báo Yên Bái