Ngày 8-5, lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2020 đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện này do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trung ương tổ chức.
Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động Tháng Công nhân năm 2020.
Phát biểu tại lễ phát động, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, Tháng Công nhân năm 2020 diễn ra trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1-5 đến hết ngày 31-5 với các chủ đề: "Năng suất cao - An toàn lao động - Thu nhập tốt”, "Duy trì việc làm - An toàn lao động - Thu nhập ổn định”.
Đây là thời gian để các cấp công đoàn triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho đoàn viên, người lao động tại nơi làm việc. Cùng với đó, các cơ quan chức năng tích cực chăm lo, bảo vệ công nhân có hoàn cảnh khó khăn, động viên họ ổn định tư tưởng, yên tâm lao động sản xuất…
Trong những năm trước, việc tổ chức Tháng Công nhân đã góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Riêng năm 2019, các cấp công đoàn đã trao gần 1.500 nhà "Mái ấm công đoàn”, trị giá gần 60 tỷ đồng cùng gần 200 nghìn suất quà, trị giá hơn 70 tỷ đồng cho công nhân, người lao động gặp khó khăn trong cuộc sống.
Cũng diễn ra trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1-5 đến hết ngày 31-5, các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 tập trung làm nổi bật chủ đề "Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.
Tại lễ phát động, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, ở nước ta, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa giảm. Năm 2019, cả nước xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động, làm 8.327 người bị nạn… Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ngãi, Quảng Nam… Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động chủ yếu là do người sử dụng lao động và người lao động còn chủ quan, lơ là trước các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc, chưa chú trọng bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc…
Để cải thiện điều kiện lao động, môi trường làm việc, qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động, bảo đảm đời sống cho công nhân, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trung ương đề nghị, các cấp, các ngành, địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở. Đặc biệt, mỗi công nhân, người lao động cần nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất, việc tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động cùng Tháng Công nhân nên được duy trì hằng năm.
Theo HNMO
Ngày 8-5, lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2020 đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện này do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trung ương tổ chức.Phát biểu tại lễ phát động, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, Tháng Công nhân năm 2020 diễn ra trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1-5 đến hết ngày 31-5 với các chủ đề: "Năng suất cao - An toàn lao động - Thu nhập tốt”, "Duy trì việc làm - An toàn lao động - Thu nhập ổn định”.
Đây là thời gian để các cấp công đoàn triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho đoàn viên, người lao động tại nơi làm việc. Cùng với đó, các cơ quan chức năng tích cực chăm lo, bảo vệ công nhân có hoàn cảnh khó khăn, động viên họ ổn định tư tưởng, yên tâm lao động sản xuất…
Trong những năm trước, việc tổ chức Tháng Công nhân đã góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Riêng năm 2019, các cấp công đoàn đã trao gần 1.500 nhà "Mái ấm công đoàn”, trị giá gần 60 tỷ đồng cùng gần 200 nghìn suất quà, trị giá hơn 70 tỷ đồng cho công nhân, người lao động gặp khó khăn trong cuộc sống.
Cũng diễn ra trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1-5 đến hết ngày 31-5, các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 tập trung làm nổi bật chủ đề "Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.
Tại lễ phát động, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, ở nước ta, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa giảm. Năm 2019, cả nước xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động, làm 8.327 người bị nạn… Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ngãi, Quảng Nam… Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động chủ yếu là do người sử dụng lao động và người lao động còn chủ quan, lơ là trước các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc, chưa chú trọng bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc…
Để cải thiện điều kiện lao động, môi trường làm việc, qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động, bảo đảm đời sống cho công nhân, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trung ương đề nghị, các cấp, các ngành, địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở. Đặc biệt, mỗi công nhân, người lao động cần nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất, việc tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động cùng Tháng Công nhân nên được duy trì hằng năm.