Thời gian qua, thiếu lao động trình độ cao là một trong những điểm yếu của thị trường lao động Yên Bái, trong khi chất lượng nguồn nhân lực lại là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, tỉnh Yên Bái hiện đang ưu tiên đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho người lao động ở địa phương, bao gồm cả các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, hướng dẫn học viên thực hành nghề điện.
Cụ thể, những ngành nghề được đào tạo chủ yếu là nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng, chăm sóc và gia công các sản phẩm từ quế, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp…
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với các doanh nghiệp như Công ty Lắp đặt điện nước Tây Hồ - Hà Nội, Công ty TNHH Samsung, Công ty TNHH Canon, chuỗi các nhà hàng, khách sạn… đưa học viên tới thực tập, kiến tập nhằm nâng cao tính thực tiễn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Từ các chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp, nhiều lao động đã tự chủ việc làm cho mình cũng như góp phần tạo công ăn việc làm cho những người lao động khác tại địa phương thông qua những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Trong quý I/2020, tính riêng trên địa bàn TP. Yên Bái đã có trên 800 lao động được giải quyết việc làm, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lao động qua đào tạo và học nghề là trên 300 người, lao động chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp là gần 60 người.
Hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã tạo điều kiện cho lao động địa phương cải thiện sinh kế, khuyến khích những lao động thiếu kĩ năng tham gia tích cực vào thị trường lao động. Đặc biệt, sự hỗ trợ của tỉnh là rất thiết thực đối với các nhóm yếu thế như người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được bảo trợ xã hội… Từ đó, công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.
Ban Biên tập
Thời gian qua, thiếu lao động trình độ cao là một trong những điểm yếu của thị trường lao động Yên Bái, trong khi chất lượng nguồn nhân lực lại là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, tỉnh Yên Bái hiện đang ưu tiên đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho người lao động ở địa phương, bao gồm cả các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Cụ thể, những ngành nghề được đào tạo chủ yếu là nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng, chăm sóc và gia công các sản phẩm từ quế, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp…
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với các doanh nghiệp như Công ty Lắp đặt điện nước Tây Hồ - Hà Nội, Công ty TNHH Samsung, Công ty TNHH Canon, chuỗi các nhà hàng, khách sạn… đưa học viên tới thực tập, kiến tập nhằm nâng cao tính thực tiễn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Từ các chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp, nhiều lao động đã tự chủ việc làm cho mình cũng như góp phần tạo công ăn việc làm cho những người lao động khác tại địa phương thông qua những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Trong quý I/2020, tính riêng trên địa bàn TP. Yên Bái đã có trên 800 lao động được giải quyết việc làm, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lao động qua đào tạo và học nghề là trên 300 người, lao động chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp là gần 60 người.
Hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã tạo điều kiện cho lao động địa phương cải thiện sinh kế, khuyến khích những lao động thiếu kĩ năng tham gia tích cực vào thị trường lao động. Đặc biệt, sự hỗ trợ của tỉnh là rất thiết thực đối với các nhóm yếu thế như người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được bảo trợ xã hội… Từ đó, công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.