Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai sâu rộng Luật Việc làm, qua đó thu được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều chính sách hỗ trợ và tạo việc làm được thực thi đã giúp người lao động (NLĐ) có nhiều sự lựa chọn về việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Năm 2020 tỉnh Yên Bái phấn đấu giải quyết việc làm cho 18.000 lao động; tuyển mới đào tạo nghề 17.500 người, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 63,2%
Năm 2015, Luật Việc làm có hiệu lực với hàng loạt chính sách trong hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động (NLĐ). Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong giải quyết việc làm cho NLĐ, nhất là chính sách giải quyết việc làm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó, tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng sản xuất gắn với thị trường, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho NLĐ, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho NLĐ có tay nghề, dễ tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Trong năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 20.914 lao động, đạt 102% kế hoạch, trong đó: từ phát triển kinh tế - xã hội 11.703 người, đạt 94,4% kế hoạch; từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm là 2.097 người (665 dự án, kinh phí giải ngân là 30.045 triệu đồng), đạt 123% kế hoạch; từ xuất khẩu lao động 1.214 người, đạt 116% kế hoạch; làm việc ở tỉnh ngoài 5.900 người, đạt 110% kế hoạch.
Cùng với giải quyết việc làm, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 30.516 người, đạt 101,7% kế hoạch, trong đó: đào tạo trong tỉnh 18.959 người (chiếm 62,1%), đào tạo ngoài tỉnh 11.557 người (chiếm 37,9%), gồm: cao đẳng là 1.973 người, đạt 94% kế hoạch; trung cấp 3.649 người, đạt 125,8% kế hoạch; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, 24.894 người, đạt 99,6% kế hoạch; có 5.315 người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án 1956.
Hết năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 29,4%. Có 6.372 lao động đã chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 120,2% kế hoạch), giảm tỷ lệ số lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 61,7%. Đây là nguyên nhân quan trọng góp phần để toàn tỉnh có 13.682 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 11,56%.
Với mục tiêu năm 2020: giải quyết việc làm cho 18.000 lao động; tuyển mới đào tạo nghề 17.500 người, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 63,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 31,5%; chuyển dịch 6.300 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 60,1%, lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 39,9%...
Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang ưu tiên đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho người lao động gồm các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp như: nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng, chăm sóc và gia công các sản phẩm từ quế, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp…
Thời gian tới, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung: tăng cường hướng dẫn, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động; thực hiện hiệu quả Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Nâng cao hiệu quả khai thác thông tin cung cầu lao động, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp tuyển dụng lao động và kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cung ứng lao động qua đào tạo; tăng cường thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động nhằm hỗ trợ lao động tìm việc làm, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động; đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao (thị trường Hàn Quốc, Nhật, Trung Đông…); tăng cường nguồn vốn cho quỹ phát triển việc làm, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận vốn, giải ngân nhanh cho người lao động, tăng hiệu quả nguồn vốn vay giải quyết việc làm...
Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo qua việc tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giáo viên cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới phương pháp đào tạo, gắn kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn…
Đồng thời, triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ tạo việc làm theo quy định của Luật Việc làm như: Chính sách việc làm công; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho NLĐ ở khu vực nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho NLĐ ở khu vực nông thôn.
Ban Biên tập
Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai sâu rộng Luật Việc làm, qua đó thu được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều chính sách hỗ trợ và tạo việc làm được thực thi đã giúp người lao động (NLĐ) có nhiều sự lựa chọn về việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.Năm 2015, Luật Việc làm có hiệu lực với hàng loạt chính sách trong hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động (NLĐ). Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong giải quyết việc làm cho NLĐ, nhất là chính sách giải quyết việc làm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó, tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng sản xuất gắn với thị trường, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho NLĐ, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho NLĐ có tay nghề, dễ tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Trong năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 20.914 lao động, đạt 102% kế hoạch, trong đó: từ phát triển kinh tế - xã hội 11.703 người, đạt 94,4% kế hoạch; từ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm là 2.097 người (665 dự án, kinh phí giải ngân là 30.045 triệu đồng), đạt 123% kế hoạch; từ xuất khẩu lao động 1.214 người, đạt 116% kế hoạch; làm việc ở tỉnh ngoài 5.900 người, đạt 110% kế hoạch.
Cùng với giải quyết việc làm, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 30.516 người, đạt 101,7% kế hoạch, trong đó: đào tạo trong tỉnh 18.959 người (chiếm 62,1%), đào tạo ngoài tỉnh 11.557 người (chiếm 37,9%), gồm: cao đẳng là 1.973 người, đạt 94% kế hoạch; trung cấp 3.649 người, đạt 125,8% kế hoạch; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, 24.894 người, đạt 99,6% kế hoạch; có 5.315 người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án 1956.
Hết năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 29,4%. Có 6.372 lao động đã chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 120,2% kế hoạch), giảm tỷ lệ số lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 61,7%. Đây là nguyên nhân quan trọng góp phần để toàn tỉnh có 13.682 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 11,56%.
Với mục tiêu năm 2020: giải quyết việc làm cho 18.000 lao động; tuyển mới đào tạo nghề 17.500 người, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 63,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 31,5%; chuyển dịch 6.300 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 60,1%, lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 39,9%...
Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang ưu tiên đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho người lao động gồm các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp như: nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng, chăm sóc và gia công các sản phẩm từ quế, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp…
Thời gian tới, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung: tăng cường hướng dẫn, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động; thực hiện hiệu quả Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Nâng cao hiệu quả khai thác thông tin cung cầu lao động, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp tuyển dụng lao động và kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cung ứng lao động qua đào tạo; tăng cường thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động nhằm hỗ trợ lao động tìm việc làm, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động; đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao (thị trường Hàn Quốc, Nhật, Trung Đông…); tăng cường nguồn vốn cho quỹ phát triển việc làm, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận vốn, giải ngân nhanh cho người lao động, tăng hiệu quả nguồn vốn vay giải quyết việc làm...
Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo qua việc tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giáo viên cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới phương pháp đào tạo, gắn kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn…
Đồng thời, triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ tạo việc làm theo quy định của Luật Việc làm như: Chính sách việc làm công; hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho NLĐ ở khu vực nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho NLĐ ở khu vực nông thôn.