CTTĐT - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/09/2020 và thay thế Nghị định số 37/2016/NĐ-CP.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) đối với người lao động (NLĐ) giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ); người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN; hoạt động hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN; quản lý Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc.
Đối tượng áp dụng:
Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e và h Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc (sau đây gọi tắt là NLĐ);
Thứ hai, NSDLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật BHXH.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm TNLĐ, BNN.
NLĐ mà được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có hưởng tiền lương thì NSDLĐ vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, ngừng việc, chờ việc.
Trường hợp bị TNLĐ ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ phải đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của tháng đó.
Đối với thời gian NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động thì NSDLĐ nơi NLĐ bị TNLĐ, BNN trả đủ tiền lương theo HĐLĐ quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật ATVSLĐ.
NSDLĐ có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm TNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi theo quy định đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, BNN hoặc chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết quyền lợi cho NLĐ.
Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ, không kể thời gian đóng trùng của các HĐLĐ; thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian NLĐ giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 trước ngày 01/01/1998 mà được tính hưởng BHXH thì thời gian đó được tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN.
Thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật BHXH, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng NSDLĐ không phải đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, cụ thể như sau:
- Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN;
- Thời gian hưởng chế độ thai sản của NLĐ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật BHXH không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN;
- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng NSDLĐ phải đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN;
- Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì NSDLĐ vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.
NLĐ khi bị tạm giam, bị tạm đình chỉ công tác mà phải tạm dừng tham gia Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN nếu sau đó được đóng bù theo quy định của pháp luật BHXH thì thời gian đóng bù được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN được xác định như sau:
- Đối với trường hợp bị TNLĐ là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN tính đến tháng trước liền kề tháng bị TNLĐ;
- Đối với trường hợp bị BNN là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN tính đến tháng trước liền kề tháng làm công việc mà công việc đó gây ra BNN;
- Trường hợp NLĐ đồng thời giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN trùng nhau của các HĐLĐ chỉ được tính một lần;
- Một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Tiền lương đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN được xác định như sau:
- Tiền lương tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ, BNN; trường hợp NLĐ bị TNLĐ ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hoặc bị TNLĐ, BNN trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt HĐLĐ thì bằng tiền lương đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của chính tháng đó;
- Tiền lương tháng cuối cùng đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của công việc đã làm mà công việc đó gây ra BNN đối với trường hợp bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN;
- Trường hợp NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp;
- Trường hợp NLĐ đồng thời giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của tất cả các HĐLĐ tại tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc bị BNN của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/09/2020 và thay thế Nghị định số 37/2016/NĐ-CP. Cụ thể, Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) đối với người lao động (NLĐ) giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ); người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN; hoạt động hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN; quản lý Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc.
Đối tượng áp dụng:
Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e và h Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc (sau đây gọi tắt là NLĐ);
Thứ hai, NSDLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật BHXH.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm TNLĐ, BNN.
NLĐ mà được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có hưởng tiền lương thì NSDLĐ vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, ngừng việc, chờ việc.
Trường hợp bị TNLĐ ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ phải đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của tháng đó.
Đối với thời gian NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động thì NSDLĐ nơi NLĐ bị TNLĐ, BNN trả đủ tiền lương theo HĐLĐ quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật ATVSLĐ.
NSDLĐ có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm TNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi theo quy định đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, BNN hoặc chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết quyền lợi cho NLĐ.
Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ, không kể thời gian đóng trùng của các HĐLĐ; thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian NLĐ giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 trước ngày 01/01/1998 mà được tính hưởng BHXH thì thời gian đó được tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN.
Thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật BHXH, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng NSDLĐ không phải đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, cụ thể như sau:
- Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN;
- Thời gian hưởng chế độ thai sản của NLĐ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật BHXH không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN;
- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng NSDLĐ phải đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN;
- Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì NSDLĐ vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.
NLĐ khi bị tạm giam, bị tạm đình chỉ công tác mà phải tạm dừng tham gia Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN nếu sau đó được đóng bù theo quy định của pháp luật BHXH thì thời gian đóng bù được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN được xác định như sau:
- Đối với trường hợp bị TNLĐ là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN tính đến tháng trước liền kề tháng bị TNLĐ;
- Đối với trường hợp bị BNN là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN tính đến tháng trước liền kề tháng làm công việc mà công việc đó gây ra BNN;
- Trường hợp NLĐ đồng thời giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN trùng nhau của các HĐLĐ chỉ được tính một lần;
- Một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Tiền lương đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN được xác định như sau:
- Tiền lương tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ, BNN; trường hợp NLĐ bị TNLĐ ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hoặc bị TNLĐ, BNN trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt HĐLĐ thì bằng tiền lương đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của chính tháng đó;
- Tiền lương tháng cuối cùng đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của công việc đã làm mà công việc đó gây ra BNN đối với trường hợp bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN;
- Trường hợp NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp;
- Trường hợp NLĐ đồng thời giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN của tất cả các HĐLĐ tại tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc bị BNN của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.