CTTĐT - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các trường cao đẳng, trung cấp công lập trong tỉnh đều có một số ngành nghề được lựa chọn đầu tư để phấn đấu đạt chuẩn cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp quốc tế.
Các trường cao đẳng, trung cấp công lập trong tỉnh đều có một số ngành nghề được lựa chọn đầu tư để phấn đấu đạt chuẩn cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp quốc tế
Tỉnh đã ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương để chi hỗ trợ đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất cho dạy nghề; trong đó, giai đoạn 2020 – 2022 gần 334,5 tỷ đồng.
Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Nhiều lao động sau khi học nghề được giới thiệu và đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, một số đã tham gia xuất khẩu lao động.
Giai đoạn 2020 – 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề gần 61 nghìn người với trên 11 nghìn lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề, đạt 87,2% so với tổng số lao động nông thôn được đào tạo.
Ngoài ra, giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh và chính sách hỗ trợ học nghề sau THCS, THPT được thực hiện tốt, đã thu hút nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề.
Đào tạo nghề đã góp phần đáp ứng cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Yên Bái đã đưa trên 760 lượt người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và châu Âu… Thu nhập của lao động đi làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, từ 8 đến 40 triệu đồng/tháng đối với các thị trường lao động khác nhau.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các trường cao đẳng, trung cấp công lập trong tỉnh đều có một số ngành nghề được lựa chọn đầu tư để phấn đấu đạt chuẩn cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp quốc tế.
Tỉnh đã ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương để chi hỗ trợ đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất cho dạy nghề; trong đó, giai đoạn 2020 – 2022 gần 334,5 tỷ đồng.
Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Nhiều lao động sau khi học nghề được giới thiệu và đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, một số đã tham gia xuất khẩu lao động.
Giai đoạn 2020 – 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề gần 61 nghìn người với trên 11 nghìn lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề, đạt 87,2% so với tổng số lao động nông thôn được đào tạo.
Ngoài ra, giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh và chính sách hỗ trợ học nghề sau THCS, THPT được thực hiện tốt, đã thu hút nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề.
Đào tạo nghề đã góp phần đáp ứng cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Yên Bái đã đưa trên 760 lượt người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và châu Âu… Thu nhập của lao động đi làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, từ 8 đến 40 triệu đồng/tháng đối với các thị trường lao động khác nhau.