Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội nhằm chia sẻ rủi ro.
Người lao động được các cơ quan chức năng hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, thời gian qua, công tác giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động luôn được cơ quan bảo hiểm xã hội đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng người, đúng quy định.
Theo thống kê, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và một lần cho trên 8.100 người lao động trong năm 2022 và gần 1.700 người lao động trong 3 tháng đầu năm 2023.
Ngoài việc chi trả chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng năm còn dành nguồn thu để chi hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Năm 2022, tổng số tiền chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là hơn 1,4 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2021. Trong 3 tháng đầu năm 2023, số chi này là 269 triệu đồng.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên cơ sở đóng góp vào quỹ.
Theo quy định hiện hành của Luật An toàn vệ sinh lao động, đối với những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nếu như người sử dụng lao động mà không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì khi chẳng may trong các quá trình lao động, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải chi trả toàn bộ các chế độ trợ cấp hàng tháng, một lần, trợ cấp phục vụ cho người lao động thay cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội nhằm chia sẻ rủi ro.Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, thời gian qua, công tác giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động luôn được cơ quan bảo hiểm xã hội đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng người, đúng quy định.
Theo thống kê, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và một lần cho trên 8.100 người lao động trong năm 2022 và gần 1.700 người lao động trong 3 tháng đầu năm 2023.
Ngoài việc chi trả chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng năm còn dành nguồn thu để chi hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Năm 2022, tổng số tiền chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là hơn 1,4 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2021. Trong 3 tháng đầu năm 2023, số chi này là 269 triệu đồng.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên cơ sở đóng góp vào quỹ.
Theo quy định hiện hành của Luật An toàn vệ sinh lao động, đối với những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nếu như người sử dụng lao động mà không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì khi chẳng may trong các quá trình lao động, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải chi trả toàn bộ các chế độ trợ cấp hàng tháng, một lần, trợ cấp phục vụ cho người lao động thay cho cơ quan bảo hiểm xã hội.