CTTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2024, với mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%.
Năm 2024, tỉnh Yên Bái đặt ra mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề trên 18.000 người
Năm 2024, tỉnh Yên Bái đặt ra mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề trên 18.000 người, cụ thể: Cao đẳng 2.100 người, trung cấp 3.000 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 13.000 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.000 người); chỉ tiêu đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh là 6.100 người (gồm cao đẳng 900 người, trung cấp 2.500 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 2.700 người).
Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%.
Giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, trong đó từ phát triển kinh tế xã hội 9.300 lao động, từ vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm trên 1.700 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên 1.800 lao động, cung ứng lao động đi tỉnh ngoài cho trên 7.200 lao động. Chuyển dịch trên 7.000 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phấn đấu hết năm 2023, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 52,18% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.
Tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Năm 2024, trong tổng số lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh, số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được đào tạo nghề tối thiếu là 3.000 người; số lao động được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm tối thiểu là 10.000 người; số lao động được giải quyết việc làm tối thiểu là 4.000 người; số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tối thiểu là 1.000 người.
Theo đó, tỉnh tập trung tăng cường thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động, kết nối hiệu quả thông tin cung-cầu lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù và các biện pháp hỗ trợ khác.
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2024, với mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%.Năm 2024, tỉnh Yên Bái đặt ra mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề trên 18.000 người, cụ thể: Cao đẳng 2.100 người, trung cấp 3.000 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 13.000 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.000 người); chỉ tiêu đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh là 6.100 người (gồm cao đẳng 900 người, trung cấp 2.500 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 2.700 người).
Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%.
Giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, trong đó từ phát triển kinh tế xã hội 9.300 lao động, từ vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm trên 1.700 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên 1.800 lao động, cung ứng lao động đi tỉnh ngoài cho trên 7.200 lao động. Chuyển dịch trên 7.000 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phấn đấu hết năm 2023, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 52,18% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.
Tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Năm 2024, trong tổng số lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh, số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được đào tạo nghề tối thiếu là 3.000 người; số lao động được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm tối thiểu là 10.000 người; số lao động được giải quyết việc làm tối thiểu là 4.000 người; số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tối thiểu là 1.000 người.
Theo đó, tỉnh tập trung tăng cường thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động, kết nối hiệu quả thông tin cung-cầu lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù và các biện pháp hỗ trợ khác.