CTTĐT - An toàn lao động hay an toàn vệ sinh lao động là những biện pháp, những cách phòng, chống các ảnh hưởng, rủi ro nguy hiểm trong quá trình lao động để đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh những thương tật không đáng có hay thậm chí là tử vong. Bảo vệ an toàn lao động cho người lao động không chỉ là bảo vệ về sức khỏe, mà còn bảo vệ về các quyền lợi khác như bảo hiểm lao động, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc, tiền lương, phụ cấp…
An toàn lao động là những biện pháp, những cách phòng, chống các ảnh hưởng, rủi ro nguy hiểm trong quá trình lao động để đảm bảo an toàn cho người lao động
Tiêu chuẩn về an toàn lao động chính là những điều kiện được đặt ra đòi hỏi người sử dụng lao động là các công ty, doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng lao động. Đó cụ thể là những yêu cầu về không gian, thiết bị máy móc, vệ sinh, môi trường làm việc trong quá trình lao động. Để biết một công ty, công xưởng có đảm bảo an toàn lao động hay không thì người ta thường phải tiến hành đo lường một cách cẩn thận.
Theo đó, tiêu chuẩn về an toàn lao động sẽ gồm có tiêu chuẩn cấp ngành và tiêu chuẩn cấp nhà nước. Trong đó, tiêu chuẩn cấp nhà nước là tiêu chuẩn do Chính phủ ban hành, bắt buộc các ngành trong phạm vi cả nước phải tuân thủ, cụ thể đó là các đối tượng bao gồm các cơ sở sản xuất tư nhân và nhà nước, các tổ chức xã hội,… có sử dụng lao động. Tiêu chuẩn cấp ngành là tiêu chuẩn an toàn lao động do ban quản lý cấp ngành đặt ra dựa theo những tiêu chí mà tiêu chuẩn cấp nhà nước ban hành. Dựa vào các quy định trên, những doanh nghiệp, công ty, tổ chức sử dụng lao động sẽ điều chỉnh các chính sách phù hợp với điều kiện của công ty mình, vừa đảm bảo công ty hoạt động tốt, vừa đảm bảo an toàn cho người lao động và không vi phạm pháp luật.
Các biện pháp bảo vệ an toàn lao động gồm: Trang bị đồ bảo hộ cá nhân; Chú ý đảm bảo sức khỏe; Huấn luyện về an toàn lao động; Thời gian làm việc hợp lý.
Trang bị đồ bảo hộ cá nhân
Các loại đồ, phương tiện bảo vệ cho cá nhân là một phần không thể thiếu trong quá trình lao động để ngăn ngừa các tai nạn lao động. Người lao động có trách nhiệm phải mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ thông thường cho lao động, tuỳ vào những đặc thù riêng của từng ngành mà người lao động sẽ phải sử dụng các thiết bị bảo hộ khác nhau, nhưng thông thường, một số loại đồ bảo hộ phổ biến như khẩu trang, mũ, kính, giày, mặt nạ, dây an toàn, quần áo, phao,…Đồng thời trong quá trình lao động, người lao động cũng phải có trách nhiệm giữ gìn các đồ bảo hộ của mình.
Ngoài ra, những người sử dụng lao động là các công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp cho người lao động đầy đủ các phương tiện bảo hộ đạt chuẩn, có chất lượng, và phải tiến hành kiểm tra an toàn định kỳ để đảm bảo các phương tiện bảo hộ lao động vẫn hoạt động tốt nhất. Nếu như người sử dụng lao động không đảm bảo được các yếu tố trên sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những rủi ro xảy ra trong lao động.
Chú ý đảm bảo sức khỏe
Trước khi tiến hành thuê người lao động, các công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng người lao động có đủ điều kiện về sức khỏe để tiến hành làm việc thông qua việc bố trí khám sức khỏe. Tránh các trường hợp sức khoẻ người lao động không đảm bảo sẽ dễ gây ra các tai nạn lao động không đáng có.
Huấn luyện về an toàn lao động
Để người lao động có thêm kiến thức cũng như kỹ năng bảo vệ bản thân mình trong quá trình lao động, trước khi giao việc, các công ty nên tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho nhân viên của mình để đảm bảo họ nắm được những kiến thức cơ bản nhất và biết cách bảo vệ quyền lợi của mình.
Thời gian làm việc hợp lý
Nếu thường xuyên làm việc trong thời gian dài với công việc nặng sẽ khiến cho người lao động rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì thế việc đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm việc sẽ khó được đảm bảo. Do đó, các doanh nghiệp nên phân chia thời gian làm việc hợp lý, đặc biệt là đối với các công việc nặng nhọc hay thường xuyên phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - An toàn lao động hay an toàn vệ sinh lao động là những biện pháp, những cách phòng, chống các ảnh hưởng, rủi ro nguy hiểm trong quá trình lao động để đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh những thương tật không đáng có hay thậm chí là tử vong. Bảo vệ an toàn lao động cho người lao động không chỉ là bảo vệ về sức khỏe, mà còn bảo vệ về các quyền lợi khác như bảo hiểm lao động, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc, tiền lương, phụ cấp…Tiêu chuẩn về an toàn lao động chính là những điều kiện được đặt ra đòi hỏi người sử dụng lao động là các công ty, doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng lao động. Đó cụ thể là những yêu cầu về không gian, thiết bị máy móc, vệ sinh, môi trường làm việc trong quá trình lao động. Để biết một công ty, công xưởng có đảm bảo an toàn lao động hay không thì người ta thường phải tiến hành đo lường một cách cẩn thận.
Theo đó, tiêu chuẩn về an toàn lao động sẽ gồm có tiêu chuẩn cấp ngành và tiêu chuẩn cấp nhà nước. Trong đó, tiêu chuẩn cấp nhà nước là tiêu chuẩn do Chính phủ ban hành, bắt buộc các ngành trong phạm vi cả nước phải tuân thủ, cụ thể đó là các đối tượng bao gồm các cơ sở sản xuất tư nhân và nhà nước, các tổ chức xã hội,… có sử dụng lao động. Tiêu chuẩn cấp ngành là tiêu chuẩn an toàn lao động do ban quản lý cấp ngành đặt ra dựa theo những tiêu chí mà tiêu chuẩn cấp nhà nước ban hành. Dựa vào các quy định trên, những doanh nghiệp, công ty, tổ chức sử dụng lao động sẽ điều chỉnh các chính sách phù hợp với điều kiện của công ty mình, vừa đảm bảo công ty hoạt động tốt, vừa đảm bảo an toàn cho người lao động và không vi phạm pháp luật.
Các biện pháp bảo vệ an toàn lao động gồm: Trang bị đồ bảo hộ cá nhân; Chú ý đảm bảo sức khỏe; Huấn luyện về an toàn lao động; Thời gian làm việc hợp lý.
Trang bị đồ bảo hộ cá nhân
Các loại đồ, phương tiện bảo vệ cho cá nhân là một phần không thể thiếu trong quá trình lao động để ngăn ngừa các tai nạn lao động. Người lao động có trách nhiệm phải mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ thông thường cho lao động, tuỳ vào những đặc thù riêng của từng ngành mà người lao động sẽ phải sử dụng các thiết bị bảo hộ khác nhau, nhưng thông thường, một số loại đồ bảo hộ phổ biến như khẩu trang, mũ, kính, giày, mặt nạ, dây an toàn, quần áo, phao,…Đồng thời trong quá trình lao động, người lao động cũng phải có trách nhiệm giữ gìn các đồ bảo hộ của mình.
Ngoài ra, những người sử dụng lao động là các công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp cho người lao động đầy đủ các phương tiện bảo hộ đạt chuẩn, có chất lượng, và phải tiến hành kiểm tra an toàn định kỳ để đảm bảo các phương tiện bảo hộ lao động vẫn hoạt động tốt nhất. Nếu như người sử dụng lao động không đảm bảo được các yếu tố trên sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những rủi ro xảy ra trong lao động.
Chú ý đảm bảo sức khỏe
Trước khi tiến hành thuê người lao động, các công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng người lao động có đủ điều kiện về sức khỏe để tiến hành làm việc thông qua việc bố trí khám sức khỏe. Tránh các trường hợp sức khoẻ người lao động không đảm bảo sẽ dễ gây ra các tai nạn lao động không đáng có.
Huấn luyện về an toàn lao động
Để người lao động có thêm kiến thức cũng như kỹ năng bảo vệ bản thân mình trong quá trình lao động, trước khi giao việc, các công ty nên tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho nhân viên của mình để đảm bảo họ nắm được những kiến thức cơ bản nhất và biết cách bảo vệ quyền lợi của mình.
Thời gian làm việc hợp lý
Nếu thường xuyên làm việc trong thời gian dài với công việc nặng sẽ khiến cho người lao động rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì thế việc đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm việc sẽ khó được đảm bảo. Do đó, các doanh nghiệp nên phân chia thời gian làm việc hợp lý, đặc biệt là đối với các công việc nặng nhọc hay thường xuyên phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại.