Theo khảo sát hàng năm, trên địa bàn có trên 4.000 lao động nông thôn thiếu việc làm, tập trung chủ yếu ở các xã khu vực cánh đồng Mường Lò và các xã vùng cao vùng thượng huyện.
Lớp học nghề thêu thổ cẩm tại xã Phù Nham.
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ về đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT), những năm qua, huyện Văn Chấn đã lồng ghép các chương trình, dự án cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác dạy nghề tạo việc làm. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của huyện đề ra đến năm 2020.
Theo khảo sát hàng năm, trên địa bàn có trên 4.000 LĐNT thiếu việc làm, tập trung chủ yếu ở các xã khu vực cánh đồng Mường Lò và các xã vùng cao vùng thượng huyện. Để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động, những năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai Đề án “ĐTN cho LĐNT”.
Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân để mở các lớp dạy nghề, tuyên truyền, tư vấn các chính sách về công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm thông qua các buổi họp từ xã, thị trấn đến các thôn, bản.
Qua công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, người lao động đã hiểu quyền và nghĩa vụ khi tham gia học nghề, nắm bắt cơ hội tìm việc làm vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững. Để công tác dạy nghề phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của người dân, hiện nay, Trung tâm đang đưa 17 nội dung dạy nghề vào giảng dạy.
Trong đó, 7 nghề phi nông nghiệp, 10 nghề nông nghiệp. Thời gian đào tạo 1 tháng đối với nghề nông nghiệp và 3 tháng đối với nghề phi nông nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã tổ chức tuyển sinh và ĐTN 81 lớp với 2.389 người tham gia, bình quân đào tạo 399 người/năm, chủ yếu là LĐNT, trong đó 23 lớp học nghề nghi nông nghiệp và 58 lớp nông nghiệp. Trung tâm đã giới thiệu việc làm cho 745 người làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Ông Trần Huy Sơn – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: “Để công tác ĐTN cho người lao động đạt được hiệu quả cao thì công tác vận động, tuyên truyền tuyển sinh, thiết bị, vật tư vật liệu thực hành và chất lượng giáo viên là rất quan trọng. Trung tâm còn chủ động tham mưu giúp Ban Chỉ đạo Dạy nghề của huyện xác định những ngành nghề cần đào tạo, việc học nghề nông nghiệp phải phù hợp với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phục vụ tốt cho công tác xóa đói giảm nghèo. Nghề phi nông nghiệp gắn với tìm được việc làm sau khi học nghề".
"Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp phải một số khó khăn như: công tác thông tin quảng bá về học nghề còn ít; kinh phí cấp cho vận chuyển trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy tại các xã, thôn, bản còn thấp; thù lao cho giáo viên giảng dạy chỉ phù hợp với các xã vùng thấp…” - ông Sơn chia sẻ.
Hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với 5 cơ sở tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh thực hiện kế hoạch ĐTN hàng năm cho gần 2.000 lao động, góp phần nâng tỷ lệ ĐTN cho LĐNT toàn huyện đạt trên 30% và số người học nghề đã tự giải quyết việc làm chiếm trên 70%...
Tuy nhiên, một số cơ sở tham gia tuyển dụng dạy nghề đang gặp phải một số khó khăn khác như: một số địa phương chưa thực sự chú trọng đến công tác ĐTN; trên địa bàn huyện không có nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động sau khi học nghề; chính sách hỗ trợ dạy nghề còn thấp; tại một số xã vùng cao, nhiều học viên không biết đọc, viết, nhận thức kém… ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như kế hoạch mở lớp và tuyển sinh hàng năm.
Vì vậy, nhiều giải pháp đồng bộ được Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ ĐTN cho LĐNT lên 60%. Công tác ĐTN gắn với giới thiệu việc làm sẽ góp phần cho công tác xóa đói giảm nghèo, tăng cường nguồn nhân lực qua đào tạo, đáp ứng các yêu cầu về phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Theo Báo Yên Bái
Theo khảo sát hàng năm, trên địa bàn có trên 4.000 lao động nông thôn thiếu việc làm, tập trung chủ yếu ở các xã khu vực cánh đồng Mường Lò và các xã vùng cao vùng thượng huyện.Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ về đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT), những năm qua, huyện Văn Chấn đã lồng ghép các chương trình, dự án cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác dạy nghề tạo việc làm. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của huyện đề ra đến năm 2020.
Theo khảo sát hàng năm, trên địa bàn có trên 4.000 LĐNT thiếu việc làm, tập trung chủ yếu ở các xã khu vực cánh đồng Mường Lò và các xã vùng cao vùng thượng huyện. Để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động, những năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai Đề án “ĐTN cho LĐNT”.
Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân để mở các lớp dạy nghề, tuyên truyền, tư vấn các chính sách về công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm thông qua các buổi họp từ xã, thị trấn đến các thôn, bản.
Qua công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, người lao động đã hiểu quyền và nghĩa vụ khi tham gia học nghề, nắm bắt cơ hội tìm việc làm vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững. Để công tác dạy nghề phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của người dân, hiện nay, Trung tâm đang đưa 17 nội dung dạy nghề vào giảng dạy.
Trong đó, 7 nghề phi nông nghiệp, 10 nghề nông nghiệp. Thời gian đào tạo 1 tháng đối với nghề nông nghiệp và 3 tháng đối với nghề phi nông nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã tổ chức tuyển sinh và ĐTN 81 lớp với 2.389 người tham gia, bình quân đào tạo 399 người/năm, chủ yếu là LĐNT, trong đó 23 lớp học nghề nghi nông nghiệp và 58 lớp nông nghiệp. Trung tâm đã giới thiệu việc làm cho 745 người làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Ông Trần Huy Sơn – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: “Để công tác ĐTN cho người lao động đạt được hiệu quả cao thì công tác vận động, tuyên truyền tuyển sinh, thiết bị, vật tư vật liệu thực hành và chất lượng giáo viên là rất quan trọng. Trung tâm còn chủ động tham mưu giúp Ban Chỉ đạo Dạy nghề của huyện xác định những ngành nghề cần đào tạo, việc học nghề nông nghiệp phải phù hợp với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phục vụ tốt cho công tác xóa đói giảm nghèo. Nghề phi nông nghiệp gắn với tìm được việc làm sau khi học nghề".
"Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp phải một số khó khăn như: công tác thông tin quảng bá về học nghề còn ít; kinh phí cấp cho vận chuyển trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy tại các xã, thôn, bản còn thấp; thù lao cho giáo viên giảng dạy chỉ phù hợp với các xã vùng thấp…” - ông Sơn chia sẻ.
Hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với 5 cơ sở tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh thực hiện kế hoạch ĐTN hàng năm cho gần 2.000 lao động, góp phần nâng tỷ lệ ĐTN cho LĐNT toàn huyện đạt trên 30% và số người học nghề đã tự giải quyết việc làm chiếm trên 70%...
Tuy nhiên, một số cơ sở tham gia tuyển dụng dạy nghề đang gặp phải một số khó khăn khác như: một số địa phương chưa thực sự chú trọng đến công tác ĐTN; trên địa bàn huyện không có nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động sau khi học nghề; chính sách hỗ trợ dạy nghề còn thấp; tại một số xã vùng cao, nhiều học viên không biết đọc, viết, nhận thức kém… ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như kế hoạch mở lớp và tuyển sinh hàng năm.
Vì vậy, nhiều giải pháp đồng bộ được Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ ĐTN cho LĐNT lên 60%. Công tác ĐTN gắn với giới thiệu việc làm sẽ góp phần cho công tác xóa đói giảm nghèo, tăng cường nguồn nhân lực qua đào tạo, đáp ứng các yêu cầu về phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.