CTTĐT – Trong giai đoạn 2016-2018, các cơ quan, ban, ngành và địa phương đã tổ chức các hội nghị tập huấn, huấn luyện cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Tổ chức 40 lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho 3.811 người lao động và 21 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho 1.324 người sử dụng lao động, người lao động và lãnh đạo quản lý các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Công nhân Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF trong giờ làm việc.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 81 vụ tai nạn lao động làm 84 người bị nạn; trong đó: Số vụ tai nạn lao động chết người: 14 vụ; Số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên: 3 vụ; số người chết: 14 người.
Trong giai đoạn 2016-2018, trong khu vực có quan hệ lao động số nạn nhân là lao động nữ giảm 15,3%, số vụ tai nạn lao động giảm 20%, tổng số nạn nhân giảm 17,7%, số người chết giảm 67,3%, số vụ có người chết giảm 67,3 %, số người bị thương nặng tăng 16,7%. Số vụ có từ 02 nạn nhân giảm 67,7%.
Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 5,8 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 8,2 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 136.918 ngày.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 01 đơn vị đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, duy trì và đáp ứng tốt về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
Trong giai đoạn 2016-2018, các cơ quan, ban, ngành và địa phương đã tổ chức các hội nghị tập huấn, huấn luyện cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Tổ chức 40 lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho 3.811 người lao động và 21 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho 1.324 người sử dụng lao động, người lao động và lãnh đạo quản lý các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ngoài ra, hàng năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng phối hợp cùng Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thuộc Cục An toàn lao động để tổ chức các khóa huấn luyện cho các doanh nghiệp và người lao động làm các công việc trong khu vực không có hợp đồng lao động.
Từ nguồn kinh phí Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, kết hợp với các nguồn lực khác, Sở đã cùng Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tổ chức 12 lớp huấn luyện cho trên 900 lao động đang học các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, giúp người lao động có kiến thức, kỹ năng phòng tránh rủi ro và các nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động tự sản xuất tự tạo việc làm tại gia đình.
Tuy nhiên, nhiều ngành nghề công nghệ mới ra đời nhưng việc cập nhật, tiêu chuẩn hóa các chức danh nghề, nhất là các nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cùng chế độ phụ cấp bồi dưỡng chưa được thực hiện kịp thời; Quy định về bồi dưỡng hiện vật tại chỗ theo ca làm việc rất khó thực hiện nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ lẻ. Việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động được các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt.
Nhìn chung, tình hình thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được nâng lên đáng kể. Các doanh nghiệp đều nỗ lực thực hiện và người lao động đã ý thức hơn việc chấp hành các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Một số doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động (không thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, chưa bố trí cán bộ theo dõi công tác bảo hộ lao động, không thường xuyên tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động; không có nội quy, quy trình làm việc ở vị trí đặt máy, vị trí làm việc của người lao động...). Các vụ tai nạn lao động vẫn còn xảy ra nhiều. Nguyên nhân: do hạn chế về năng lực nên vẫn sử dụng phương tiện máy móc cũ, lạc hậu; thiếu cán bộ chuyên trách có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này, số lượng các công việc có liên quan nhiều, chi phí dành cho công tác này chưa được đầu tư đúng mức,...
Thời gian tập huấn ATVSLĐ cho người lao động tối thiểu là 16 giờ nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định vì ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đây cũng là một phần nguyên nhân các doanh nghiệp không chấp hành đúng theo quy định của pháp luật về lĩnh vực ATVSLĐ.
Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động đối với lao động nữ phải thực hiện các nguyên tắc bình đẳng giới không những trong tuyển dụng, sử dụng mà còn trong đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. Do đó, người lao động nữ được bổ sung các quyền như: được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trước và sau khi sinh con là 06 tháng và cho phép lao động nữ có thể nghỉ trước sinh với thời gian không quá 2 tháng; có quyền đi làm việc sớm mà điều này không có hại cho sức khỏe của họ; lao động nữ sau khi sinh trong trường hợp không có việc làm cũ, thì họ vẫn được người sử dụng lao động bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản và một số trường hợp lao động nữ được hưởng trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm hoặc thực hiện các biện pháp khác như nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý... nhằm phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đa số các doanh nghiệp đã thực hiện bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương; bảo đảm các quy định của pháp luật về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ, nghỉ thai sản, bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản; không sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiêp hạn chế sử dụng lao động nữ vì chi phí doanh nghiệp tăng cao do phải thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ; trên thực tế buồng tắm, nhà vệ sinh, phòng vắt trữ sữa cho lao động nữ chưa theo đúng quy định pháp luật, gây bất cập cho lao động nữ; quy định về nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh chưa được thực hiện trên thực tế; quy định về nhà trẻ cho con em công nhân cũng ít được thực hiện tại các doanh nghiệp do hầu hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các cơ quan thành viên Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh và Phòng cảnh sát cứu cạn cứu hội Công an tỉnh đã phối hợp, tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề về ATVSLĐ-PCCN tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở các ngành nghề có nhiều yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, dễ gây sự cố cháy nổ và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các ngành thành viên Hội động an toàn, vệ sinh lao động đã tổ chức kiểm tra tại các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành quản lý và thanh tra tại các địa phương được phân công theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động được tiến hành định kỳ, thường xuyên và nghiêm túc đã góp phần tìm ra được những vấn đề còn tồn tại và hạn chế đồng thời kiến nghị, yêu cầu các doanh nghiệp có biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó giảm thiểu các nguy cơ gây ra tai nạn lao động tại nơi làm việc và giảm thiểu các vụ tai nạn lao động xảy ra hàng năm.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Trong giai đoạn 2016-2018, các cơ quan, ban, ngành và địa phương đã tổ chức các hội nghị tập huấn, huấn luyện cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Tổ chức 40 lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho 3.811 người lao động và 21 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho 1.324 người sử dụng lao động, người lao động và lãnh đạo quản lý các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Theo báo cáo của các doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 81 vụ tai nạn lao động làm 84 người bị nạn; trong đó: Số vụ tai nạn lao động chết người: 14 vụ; Số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên: 3 vụ; số người chết: 14 người.
Trong giai đoạn 2016-2018, trong khu vực có quan hệ lao động số nạn nhân là lao động nữ giảm 15,3%, số vụ tai nạn lao động giảm 20%, tổng số nạn nhân giảm 17,7%, số người chết giảm 67,3%, số vụ có người chết giảm 67,3 %, số người bị thương nặng tăng 16,7%. Số vụ có từ 02 nạn nhân giảm 67,7%.
Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 5,8 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 8,2 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 136.918 ngày.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 01 đơn vị đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, duy trì và đáp ứng tốt về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
Trong giai đoạn 2016-2018, các cơ quan, ban, ngành và địa phương đã tổ chức các hội nghị tập huấn, huấn luyện cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Tổ chức 40 lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho 3.811 người lao động và 21 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho 1.324 người sử dụng lao động, người lao động và lãnh đạo quản lý các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ngoài ra, hàng năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng phối hợp cùng Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thuộc Cục An toàn lao động để tổ chức các khóa huấn luyện cho các doanh nghiệp và người lao động làm các công việc trong khu vực không có hợp đồng lao động.
Từ nguồn kinh phí Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, kết hợp với các nguồn lực khác, Sở đã cùng Trung tâm Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tổ chức 12 lớp huấn luyện cho trên 900 lao động đang học các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, giúp người lao động có kiến thức, kỹ năng phòng tránh rủi ro và các nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động tự sản xuất tự tạo việc làm tại gia đình.
Tuy nhiên, nhiều ngành nghề công nghệ mới ra đời nhưng việc cập nhật, tiêu chuẩn hóa các chức danh nghề, nhất là các nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cùng chế độ phụ cấp bồi dưỡng chưa được thực hiện kịp thời; Quy định về bồi dưỡng hiện vật tại chỗ theo ca làm việc rất khó thực hiện nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ lẻ. Việc trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động được các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt.
Nhìn chung, tình hình thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được nâng lên đáng kể. Các doanh nghiệp đều nỗ lực thực hiện và người lao động đã ý thức hơn việc chấp hành các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Một số doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động (không thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, chưa bố trí cán bộ theo dõi công tác bảo hộ lao động, không thường xuyên tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động; không có nội quy, quy trình làm việc ở vị trí đặt máy, vị trí làm việc của người lao động...). Các vụ tai nạn lao động vẫn còn xảy ra nhiều. Nguyên nhân: do hạn chế về năng lực nên vẫn sử dụng phương tiện máy móc cũ, lạc hậu; thiếu cán bộ chuyên trách có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này, số lượng các công việc có liên quan nhiều, chi phí dành cho công tác này chưa được đầu tư đúng mức,...
Thời gian tập huấn ATVSLĐ cho người lao động tối thiểu là 16 giờ nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định vì ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đây cũng là một phần nguyên nhân các doanh nghiệp không chấp hành đúng theo quy định của pháp luật về lĩnh vực ATVSLĐ.
Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động đối với lao động nữ phải thực hiện các nguyên tắc bình đẳng giới không những trong tuyển dụng, sử dụng mà còn trong đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. Do đó, người lao động nữ được bổ sung các quyền như: được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trước và sau khi sinh con là 06 tháng và cho phép lao động nữ có thể nghỉ trước sinh với thời gian không quá 2 tháng; có quyền đi làm việc sớm mà điều này không có hại cho sức khỏe của họ; lao động nữ sau khi sinh trong trường hợp không có việc làm cũ, thì họ vẫn được người sử dụng lao động bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản và một số trường hợp lao động nữ được hưởng trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm hoặc thực hiện các biện pháp khác như nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý... nhằm phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đa số các doanh nghiệp đã thực hiện bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương; bảo đảm các quy định của pháp luật về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ, nghỉ thai sản, bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản; không sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiêp hạn chế sử dụng lao động nữ vì chi phí doanh nghiệp tăng cao do phải thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ; trên thực tế buồng tắm, nhà vệ sinh, phòng vắt trữ sữa cho lao động nữ chưa theo đúng quy định pháp luật, gây bất cập cho lao động nữ; quy định về nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh chưa được thực hiện trên thực tế; quy định về nhà trẻ cho con em công nhân cũng ít được thực hiện tại các doanh nghiệp do hầu hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các cơ quan thành viên Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh và Phòng cảnh sát cứu cạn cứu hội Công an tỉnh đã phối hợp, tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề về ATVSLĐ-PCCN tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở các ngành nghề có nhiều yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, dễ gây sự cố cháy nổ và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các ngành thành viên Hội động an toàn, vệ sinh lao động đã tổ chức kiểm tra tại các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành quản lý và thanh tra tại các địa phương được phân công theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động được tiến hành định kỳ, thường xuyên và nghiêm túc đã góp phần tìm ra được những vấn đề còn tồn tại và hạn chế đồng thời kiến nghị, yêu cầu các doanh nghiệp có biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó giảm thiểu các nguy cơ gây ra tai nạn lao động tại nơi làm việc và giảm thiểu các vụ tai nạn lao động xảy ra hàng năm.