CTTĐT - Theo kế hoạch, năm 2017 huyện Văn Chấn sẽ đào tạo nghề cho 2.450 lao động nông thôn, trong đó có 250 người hệ cao đẳng, 400 người hệ trung cấp, 1.800 người hệ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, học nghề không có chứng chỉ (truyền nghề, tự học nghề các cơ sở, doanh nghiệp). Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện mới đào tạo được 830 lao động.
Lớp học nghề trồng nấm tại xã Phúc Sơn.(ảnh minh họa)
Để đạt mục tiêu kế hoạch đào tạo đã đề ra, huyện Văn Chấn tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dạy nghề và các hội đoàn thể liên quan từ huyện đến xã về các kiến thức, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ cho lao động nông thôn; tổ chức tham quan, học tập các mô hình hiệu quả.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng với mọi hình thức cho người lao động về chính sách của Nhà nước trong công tác đào tạo nghề, từ đó tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập để giảm nghèo bền vững; xây dựng kế hoạch cụ thể, giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội phụ trách, lựa chọn các lớp nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động và nhu cầu của xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, khai thác thế mạnh tiềm năng có sẵn của địa phương; nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường lao động, tạo việc làm để có kế hoạch đào tạo một cách phù hợp.
Để dạy nghề gắn với việc làm, huyện tiếp tục tạo mối liên hệ chặt chẽ đối với các doanh nghiệp, khu công nghiệp để điều tra nghề cần tuyển dụng, làm cơ sở cho công tác đào tạo. Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ gắn với khôi phục phát triển làng nghề, tạo việc làm cho lao động.
Tiến Lập (tổng hợp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo kế hoạch, năm 2017 huyện Văn Chấn sẽ đào tạo nghề cho 2.450 lao động nông thôn, trong đó có 250 người hệ cao đẳng, 400 người hệ trung cấp, 1.800 người hệ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, học nghề không có chứng chỉ (truyền nghề, tự học nghề các cơ sở, doanh nghiệp). Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện mới đào tạo được 830 lao động.Để đạt mục tiêu kế hoạch đào tạo đã đề ra, huyện Văn Chấn tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dạy nghề và các hội đoàn thể liên quan từ huyện đến xã về các kiến thức, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ cho lao động nông thôn; tổ chức tham quan, học tập các mô hình hiệu quả.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng với mọi hình thức cho người lao động về chính sách của Nhà nước trong công tác đào tạo nghề, từ đó tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập để giảm nghèo bền vững; xây dựng kế hoạch cụ thể, giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội phụ trách, lựa chọn các lớp nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động và nhu cầu của xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, khai thác thế mạnh tiềm năng có sẵn của địa phương; nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường lao động, tạo việc làm để có kế hoạch đào tạo một cách phù hợp.
Để dạy nghề gắn với việc làm, huyện tiếp tục tạo mối liên hệ chặt chẽ đối với các doanh nghiệp, khu công nghiệp để điều tra nghề cần tuyển dụng, làm cơ sở cho công tác đào tạo. Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ gắn với khôi phục phát triển làng nghề, tạo việc làm cho lao động.