CTTĐT- Trong những năm qua công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh yên Bái nói chung và tại các doanh nghiệp nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực; các ngành chức năng và các doanh nghiệp đã thực hiện hiệu quả nhằm ngăn ngừa nguy cơ gây tai nạn, tạo môi trường an toàn lành mạnh cho người lao động.
Công nhân lao động tại Công ty Cổ phần Sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn.
Xác định kinh doanh xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại; trong thời gian vừa qua Công ty Xăng dầu Yên Bái luôn làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng mạng lưới vệ sinh viên tại các cửa hàng, đầu tư kinh phí mua trang thiết bị, trang bị đầy đủ trang phụ bảo hộ lao động cũng như khám bệnh định kỳ cho người lao động, hàng năm Công ty tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng các lớp về vệ sinh an toàn lao động và kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng nhằm kịp thời khắc phục những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn lao động.
Ông Lê Sỹ Thọ – Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu Yên Bái cho biết: “Công ty đã triển khai Luật An toàn lao động từ năm 2016 đầu năm 2017 đã tổ chức thực hiện và triển khai đến các cơ sở”.
Các công ty, doanh ghiệp trong tỉnh đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ với nhiều nội dung phong phú. Bên cạnh đó, đã xây dựng được nội quy, quy chế ATVSLĐ, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa tai nạn xảy ra; tổ chức tốt công tác huấn luyện và thường xuyên tự kiểm tra; ngành lao động thương binh và xã hội; phát triển mạng lưới vệ sinh viên; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho mạng lưới này cũng như mở các lớp đào tạo nghiệp vụ liên quan đến an toàn lao động cùng với đó đã thương lượng, kí kết thỏa ước lao động tập thể; thông qua thương lượng được ký kết người sử dụng lao động cam kết thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; các giải pháp phòng ngừa đảm bảo an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc tốt sức khỏe cho người lao động.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng 1.800 doanh nghiệp với 33 nghìn công nhân trong đó một bộ phận lớn công nhân lao động trực tiếp tai các doanh nghiệp là lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Trình độ nghề nghiệp và ý thức kỷ luật lao động của bộ phận này còn hạn chế; một số doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ nên nguy cơ về mất an toàn lao động vẫn còn tiềm ẩn do đó để thực hiện tốt Luật An toàn lao động và chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 tỉnh Yên Bái đã và đang đẩy mạnh năng lực nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, triển khai áp dụng hệ thống quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động phù hợp trong doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề đang có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện có hiệu quả các hiệu quả về nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; cùng với đó, tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn lao động; tăng cường tổ chức thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động, người sử dụng lao động và cộng đồng về công tác đảm bảo an toàn lao động; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra , giám sát về công tác an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng đã có cơ chế tạo điều kiện để người lao động, người sử dụng lao động chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ trong công tác ATVSLĐ, lồng ghép các hoạt động trong chương trình quốc gia về ATVSLĐ với các chương trình mục tiêu có liên quan.
Sau hơn 2 năm thực hiện Luật ATVSLĐ, các đơn vị, địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền về Luật trong đó tập trung tuyên truyền về trách nhiệm của người sử dụng lao động- người lao động. Trong thời gian tới, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền về Luật ATLĐ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong đó chú trọng tuyên truyền luật này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Trong những năm qua công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh yên Bái nói chung và tại các doanh nghiệp nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực; các ngành chức năng và các doanh nghiệp đã thực hiện hiệu quả nhằm ngăn ngừa nguy cơ gây tai nạn, tạo môi trường an toàn lành mạnh cho người lao động. Xác định kinh doanh xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại; trong thời gian vừa qua Công ty Xăng dầu Yên Bái luôn làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng mạng lưới vệ sinh viên tại các cửa hàng, đầu tư kinh phí mua trang thiết bị, trang bị đầy đủ trang phụ bảo hộ lao động cũng như khám bệnh định kỳ cho người lao động, hàng năm Công ty tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng các lớp về vệ sinh an toàn lao động và kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng nhằm kịp thời khắc phục những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn lao động.
Ông Lê Sỹ Thọ – Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu Yên Bái cho biết: “Công ty đã triển khai Luật An toàn lao động từ năm 2016 đầu năm 2017 đã tổ chức thực hiện và triển khai đến các cơ sở”.
Các công ty, doanh ghiệp trong tỉnh đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ với nhiều nội dung phong phú. Bên cạnh đó, đã xây dựng được nội quy, quy chế ATVSLĐ, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa tai nạn xảy ra; tổ chức tốt công tác huấn luyện và thường xuyên tự kiểm tra; ngành lao động thương binh và xã hội; phát triển mạng lưới vệ sinh viên; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho mạng lưới này cũng như mở các lớp đào tạo nghiệp vụ liên quan đến an toàn lao động cùng với đó đã thương lượng, kí kết thỏa ước lao động tập thể; thông qua thương lượng được ký kết người sử dụng lao động cam kết thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; các giải pháp phòng ngừa đảm bảo an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc tốt sức khỏe cho người lao động.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng 1.800 doanh nghiệp với 33 nghìn công nhân trong đó một bộ phận lớn công nhân lao động trực tiếp tai các doanh nghiệp là lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Trình độ nghề nghiệp và ý thức kỷ luật lao động của bộ phận này còn hạn chế; một số doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ nên nguy cơ về mất an toàn lao động vẫn còn tiềm ẩn do đó để thực hiện tốt Luật An toàn lao động và chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 tỉnh Yên Bái đã và đang đẩy mạnh năng lực nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, triển khai áp dụng hệ thống quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động phù hợp trong doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề đang có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện có hiệu quả các hiệu quả về nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; cùng với đó, tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn lao động; tăng cường tổ chức thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động, người sử dụng lao động và cộng đồng về công tác đảm bảo an toàn lao động; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra , giám sát về công tác an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái cũng đã có cơ chế tạo điều kiện để người lao động, người sử dụng lao động chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ trong công tác ATVSLĐ, lồng ghép các hoạt động trong chương trình quốc gia về ATVSLĐ với các chương trình mục tiêu có liên quan.
Sau hơn 2 năm thực hiện Luật ATVSLĐ, các đơn vị, địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền về Luật trong đó tập trung tuyên truyền về trách nhiệm của người sử dụng lao động- người lao động. Trong thời gian tới, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền về Luật ATLĐ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong đó chú trọng tuyên truyền luật này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.