Ngày 2/8, tại Thành phố Đà Nẵng đã khai mạc Hội nghị Bộ trưởng hợp tác lao động giữa 5 nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam (CLMTV) về hợp tác lao động với chủ đề “Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu tại Hội nghị. Tham dự còn có Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và các đoàn đại biểu Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, các Tổ chức IOM, ILO…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các Bộ trưởng Trưởng đoàn 5 nước CLMTV biểu thị tình đoàn kết tại Hội nghị
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chào mừng các Bộ trưởng, trưởng đoàn, các vị khách phụ trách lao động đến từ Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hòa DCND Lào, Liên bang Mi-an-ma và Vương quốc Thái Lan tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 2 về Hợp tác Lao động trong các nước CLMTV.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sau hơn 50 năm hình thành và phát triển (1967-2017) ASEAN đã trở thành tổ chức năng động, phát triển toàn diện. Trong ASEAN, hợp tác 5 nước không ngừng mở rộng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường tình hữu nghị giữa các nước.
Với quy mô dân số khoảng 230 triệu người, 5 quốc gia Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam không chỉ là thành viên của Cộng đồng ASEAN mà còn được kết nối bởi dòng sông Mê Kông nên có sự gần gũi về địa lý và có nhiều nét tương đồng về văn hóa, đặc biệt có kết nối đường bộ với các thị trường lớn như Trung Quốc, Ân Độ, đây là điều kiện quan trọng góp phần cùng ASEAN, là động lực mới trong thời gian tới.
“Trên toàn thế giới di cư đang là một xu hướng tất yếu. Di cư lao động là động lực quan trọng cho phát triển giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, góp phần tăng cường, hợp tác phát triển kinh tế toàn diện. Bên cạnh đó, nếu không giải quyết tốt thì tình trạng di cư sẽ là một trong những nguyên nhân để những lao động di cư bất hợp pháp đối tượng dễ bị lợi dụng của tội phạm bóc lột và buôn bán người” - Phó Thủ tướng, nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, xu hướng về lao động trên thế giới có nhiều thay đổi, không chỉ nhiều nghề, nhiều loại hình lao động mới sẽ thay thế cho các ngành nghề với phương thức lao động cũ. Để kiểm soát và bảo vệ lao động di cư, đồng thời hạn chế được những tiêu cực, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Một là, cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong giáo dục đào tạo, trong phát triển kinh tế nói chung, giao lưu thương mại, đầu tư khoa học công nghệ của 5 nước; Hai là, tăng cường chia sẻ thông tin về lao động, tình hình lao động, thay đổi về chính sách lao động; Ba là, tăng cường hơn các kênh thường xuyên giải quyết ngay và kịp thời những vướng mắc về tình hình lao động; Bốn là, đảm bảo ngày càng tốt hơn tình hình an sinh xã hội cho những lao động di cư, tiến tới từng bước lao động di cư được đảm bảo như những lao động; Năm là, di cư lao động đã và đang là vấn đề nóng do đó 5 nước cần trao đổi để có tiếng nói chung trong các diễn đàn của khu vực.
Toàn cảnh Hội nghị
Phát biểu Khai mạc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sáng kiến của Thái Lan trong việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng về Hợp tác Lao động giữa 5 nước lần thứ 1 vào năm 2015.
“ Với đặc điểm 5 nước có chung đường biên giới, chúng ta đều nhất trí rằng việc di cư lao động nói chung và di cư lao động qua biên giới nói riêng là một xu hướng tất yếu. Lao động di cư là động lực quan trọng cho phát triển của cả nước phái cử và tiếp nhận. Tuy vậy, vấn đề cần quan tâm đó chính là tác động kinh tế - xã hội của di cư không chính thức. Đây chính là lý do chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ người lao động di cư, đảm bảo di cư lao động an toàn và phát triển việc làm bền vững cho tất cả người lao động di cư” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Với chủ đề “Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư”, Hội nghị lần thứ nhất ngày hôm qua (01/8/2017), các Trưởng đoàn Quan chức, các vị đại biểu đã có dịp trao đổi về các chính sách, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý lao động di cư giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam; trao đổi về vấn đề việc làm bền vững và an sinh xã hội đối với người lao động di cư; đánh giá các kết quả đạt được trong việc triển khai các hoạt động hợp tác lao động giữa 5 nước, đặc biệt trong lĩnh vực lao động di cư qua biên giới và các dự án về dạy nghề, phòng chống mua bán người; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn người lao động di cư qua biên giới. Ngoài ra, Hội nghị Quan chức cũng đã dành thời gian thảo luận và thống nhất nội dung của Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam về di cư lao động an toàn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tin tưởng rằng những sáng kiến, kinh nghiệm và những bài học về chính sách và thực tiễn giữa 5 nước nhằm hướng tới việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường kỹ năng cho người lao động, điều chỉnh các chính sách an sinh xã hội cũng như việc thông qua Tuyên bố trên sẽ góp phần quan trọng vào việc tiếp tục cụ thể hoá, hiện thực hóa những cam kết về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư trong khu vực.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Ngày 2/8, tại Thành phố Đà Nẵng đã khai mạc Hội nghị Bộ trưởng hợp tác lao động giữa 5 nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam (CLMTV) về hợp tác lao động với chủ đề “Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu tại Hội nghị. Tham dự còn có Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và các đoàn đại biểu Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, các Tổ chức IOM, ILO… Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chào mừng các Bộ trưởng, trưởng đoàn, các vị khách phụ trách lao động đến từ Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hòa DCND Lào, Liên bang Mi-an-ma và Vương quốc Thái Lan tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 2 về Hợp tác Lao động trong các nước CLMTV.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sau hơn 50 năm hình thành và phát triển (1967-2017) ASEAN đã trở thành tổ chức năng động, phát triển toàn diện. Trong ASEAN, hợp tác 5 nước không ngừng mở rộng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường tình hữu nghị giữa các nước.
Với quy mô dân số khoảng 230 triệu người, 5 quốc gia Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam không chỉ là thành viên của Cộng đồng ASEAN mà còn được kết nối bởi dòng sông Mê Kông nên có sự gần gũi về địa lý và có nhiều nét tương đồng về văn hóa, đặc biệt có kết nối đường bộ với các thị trường lớn như Trung Quốc, Ân Độ, đây là điều kiện quan trọng góp phần cùng ASEAN, là động lực mới trong thời gian tới.
“Trên toàn thế giới di cư đang là một xu hướng tất yếu. Di cư lao động là động lực quan trọng cho phát triển giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, góp phần tăng cường, hợp tác phát triển kinh tế toàn diện. Bên cạnh đó, nếu không giải quyết tốt thì tình trạng di cư sẽ là một trong những nguyên nhân để những lao động di cư bất hợp pháp đối tượng dễ bị lợi dụng của tội phạm bóc lột và buôn bán người” - Phó Thủ tướng, nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, xu hướng về lao động trên thế giới có nhiều thay đổi, không chỉ nhiều nghề, nhiều loại hình lao động mới sẽ thay thế cho các ngành nghề với phương thức lao động cũ. Để kiểm soát và bảo vệ lao động di cư, đồng thời hạn chế được những tiêu cực, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Một là, cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong giáo dục đào tạo, trong phát triển kinh tế nói chung, giao lưu thương mại, đầu tư khoa học công nghệ của 5 nước; Hai là, tăng cường chia sẻ thông tin về lao động, tình hình lao động, thay đổi về chính sách lao động; Ba là, tăng cường hơn các kênh thường xuyên giải quyết ngay và kịp thời những vướng mắc về tình hình lao động; Bốn là, đảm bảo ngày càng tốt hơn tình hình an sinh xã hội cho những lao động di cư, tiến tới từng bước lao động di cư được đảm bảo như những lao động; Năm là, di cư lao động đã và đang là vấn đề nóng do đó 5 nước cần trao đổi để có tiếng nói chung trong các diễn đàn của khu vực.
Toàn cảnh Hội nghị
Phát biểu Khai mạc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sáng kiến của Thái Lan trong việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng về Hợp tác Lao động giữa 5 nước lần thứ 1 vào năm 2015.
“ Với đặc điểm 5 nước có chung đường biên giới, chúng ta đều nhất trí rằng việc di cư lao động nói chung và di cư lao động qua biên giới nói riêng là một xu hướng tất yếu. Lao động di cư là động lực quan trọng cho phát triển của cả nước phái cử và tiếp nhận. Tuy vậy, vấn đề cần quan tâm đó chính là tác động kinh tế - xã hội của di cư không chính thức. Đây chính là lý do chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ người lao động di cư, đảm bảo di cư lao động an toàn và phát triển việc làm bền vững cho tất cả người lao động di cư” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Với chủ đề “Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư”, Hội nghị lần thứ nhất ngày hôm qua (01/8/2017), các Trưởng đoàn Quan chức, các vị đại biểu đã có dịp trao đổi về các chính sách, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý lao động di cư giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam; trao đổi về vấn đề việc làm bền vững và an sinh xã hội đối với người lao động di cư; đánh giá các kết quả đạt được trong việc triển khai các hoạt động hợp tác lao động giữa 5 nước, đặc biệt trong lĩnh vực lao động di cư qua biên giới và các dự án về dạy nghề, phòng chống mua bán người; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn người lao động di cư qua biên giới. Ngoài ra, Hội nghị Quan chức cũng đã dành thời gian thảo luận và thống nhất nội dung của Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam về di cư lao động an toàn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tin tưởng rằng những sáng kiến, kinh nghiệm và những bài học về chính sách và thực tiễn giữa 5 nước nhằm hướng tới việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường kỹ năng cho người lao động, điều chỉnh các chính sách an sinh xã hội cũng như việc thông qua Tuyên bố trên sẽ góp phần quan trọng vào việc tiếp tục cụ thể hoá, hiện thực hóa những cam kết về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư trong khu vực.