CTTĐT – Trong những năm gần đây, nhiều lao động Yên Bái chọn đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản bởi đây là thị trường mà nhiều người lao động Yên Bái lựa chọn đi nhất bởi sự đa dạng về các đơn hàng và cơ hội đem lại nguồn thu nhập cao.
Nhiều lao động Yên Bái lựa chọn đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Yên Bái là tỉnh miền núi có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu cũng như dịch vụ du lịch. Mặc dù kinh tế Yên Bái trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc nhưng vẫn là một tỉnh còn nghèo. Nhiều lao động trong tỉnh, nhất là lao động phổ thông còn chưa có việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trong đó nhiều hộ mặc dù đã được hỗ trợ nhưng sau một thời gian thoát nghèo đã lại tái nghèo. Đến hết năm 2017, Yên Bái còn 45 nghìn 100 hộ nghèo, chiếm 21,79%.
Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái cho thấy: Năm 2017, toàn tỉnh đưa đi được 1.105 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tới 13 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đạt (157,85%) kế hoạch đề ra, tại các thị trường. Trong đó đứng đầu là thị trường Nhật Bản: 205 người; Lào: 233 người; Đài Loan: 181 người; Nga: 29 người; Trung Đông: 40 người; Hàn Quốc: 24 người...
Điều đó có thể thấy, hoạt động xuất khẩu lao động Nhật Bản tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyển tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm và ủng hộ. Đây được xem là hướng đi đúng đắn để cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Công tác khuyến khích, hỗ trợ người lao động tỉnh Yên Bái đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản đã được lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai từ rất sớm. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, nhu cầu tuyển chọn lao động của những thị trường lao động thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... tăng mạnh. Do vậy, công tác xuất khẩu lao động được xem là giải pháp chủ đạo, là chính sách thoát nghèo góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Trong những năm trở lại đây, một bộ phận lao động ở Yên Bái đã mạnh dạn vay vốn đi xuất khẩu lao động theo các chương trình khuyến khích của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm thoát nghèo và có cơ hội phát triển bản thân. Nhiều lao động sau khi về nước không những thoát nghèo mà còn giúp cho bộ mặt của khu vực nông thôn Yên Bái thay da đổi thịt. Năm 2018, dự kiến số lượng lao động đăng ký đi làm việc ở Yên Bái sẽ tăng lên đáng kể.
Thị trường lao động Nhật Bản là thị trường mà nhiều người lao động Yên Bái lựa chọn đi nhất bởi sự đa dạng về các đơn hàng và cơ hội đem lại nguồn thu nhập cao khoảng 600 - 800 triệu đồng/3 năm. Mặt khác, ngoài mức thu nhập cao, môi trường làm việc tốt, người lao động còn được đảm bảo nhiều chế độ, lợi ích khác.
Sau khi hết hạn hợp đồng về nước, trừ các khoản kinh phí, mỗi lao động cũng tiết kiệm được từ 200 triệu đồng đến trên 600 triệu đồng. Sử dụng số tiền trên, nhiều gia đình đã xây dựng nhà cửa mới, mua đồ dùng sinh hoạt hoặc tiếp tục đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tại địa phương.
Hiện tại trrên địa bàn tỉnh có khoảng 15 doanh nghiệp cũng như các chi nhánh của các công ty xuất khẩu lao động đang hoạt động. Lao động đi làm việc tại nước ngoài của tỉnh Yên Bái đa số chọn các ngành nghề như điện tử, may mặc, cơ khí, xây dựng và lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 1.000 người đi xuất khẩu lao động, trong đó 30% là lao động nữ.
Trong năm 2018, Yên Bái đặt chỉ tiêu đưa 900 người lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có 30% lao động qua đào tạo nghề. Phấn đấu đưa từ 50 đến 100 người lao động của huyện nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (mỗi 1 xã có ít nhất 10 người đi xuất khẩu lao động), trong đó 80% lao động thuộc các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số.
Thời gian tới, các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh Yên Bái cũng sẽ nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ cũng như làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, giáo dục định hướng, giúp nhiều lao động được đi làm việc ở Nhật Bản hơn nữa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm giàu chính đáng./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Trong những năm gần đây, nhiều lao động Yên Bái chọn đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản bởi đây là thị trường mà nhiều người lao động Yên Bái lựa chọn đi nhất bởi sự đa dạng về các đơn hàng và cơ hội đem lại nguồn thu nhập cao. Yên Bái là tỉnh miền núi có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu cũng như dịch vụ du lịch. Mặc dù kinh tế Yên Bái trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc nhưng vẫn là một tỉnh còn nghèo. Nhiều lao động trong tỉnh, nhất là lao động phổ thông còn chưa có việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trong đó nhiều hộ mặc dù đã được hỗ trợ nhưng sau một thời gian thoát nghèo đã lại tái nghèo. Đến hết năm 2017, Yên Bái còn 45 nghìn 100 hộ nghèo, chiếm 21,79%.
Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái cho thấy: Năm 2017, toàn tỉnh đưa đi được 1.105 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tới 13 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đạt (157,85%) kế hoạch đề ra, tại các thị trường. Trong đó đứng đầu là thị trường Nhật Bản: 205 người; Lào: 233 người; Đài Loan: 181 người; Nga: 29 người; Trung Đông: 40 người; Hàn Quốc: 24 người...
Điều đó có thể thấy, hoạt động xuất khẩu lao động Nhật Bản tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyển tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm và ủng hộ. Đây được xem là hướng đi đúng đắn để cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Công tác khuyến khích, hỗ trợ người lao động tỉnh Yên Bái đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản đã được lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai từ rất sớm. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, nhu cầu tuyển chọn lao động của những thị trường lao động thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... tăng mạnh. Do vậy, công tác xuất khẩu lao động được xem là giải pháp chủ đạo, là chính sách thoát nghèo góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Trong những năm trở lại đây, một bộ phận lao động ở Yên Bái đã mạnh dạn vay vốn đi xuất khẩu lao động theo các chương trình khuyến khích của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm thoát nghèo và có cơ hội phát triển bản thân. Nhiều lao động sau khi về nước không những thoát nghèo mà còn giúp cho bộ mặt của khu vực nông thôn Yên Bái thay da đổi thịt. Năm 2018, dự kiến số lượng lao động đăng ký đi làm việc ở Yên Bái sẽ tăng lên đáng kể.
Thị trường lao động Nhật Bản là thị trường mà nhiều người lao động Yên Bái lựa chọn đi nhất bởi sự đa dạng về các đơn hàng và cơ hội đem lại nguồn thu nhập cao khoảng 600 - 800 triệu đồng/3 năm. Mặt khác, ngoài mức thu nhập cao, môi trường làm việc tốt, người lao động còn được đảm bảo nhiều chế độ, lợi ích khác.
Sau khi hết hạn hợp đồng về nước, trừ các khoản kinh phí, mỗi lao động cũng tiết kiệm được từ 200 triệu đồng đến trên 600 triệu đồng. Sử dụng số tiền trên, nhiều gia đình đã xây dựng nhà cửa mới, mua đồ dùng sinh hoạt hoặc tiếp tục đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tại địa phương.
Hiện tại trrên địa bàn tỉnh có khoảng 15 doanh nghiệp cũng như các chi nhánh của các công ty xuất khẩu lao động đang hoạt động. Lao động đi làm việc tại nước ngoài của tỉnh Yên Bái đa số chọn các ngành nghề như điện tử, may mặc, cơ khí, xây dựng và lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 1.000 người đi xuất khẩu lao động, trong đó 30% là lao động nữ.
Trong năm 2018, Yên Bái đặt chỉ tiêu đưa 900 người lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có 30% lao động qua đào tạo nghề. Phấn đấu đưa từ 50 đến 100 người lao động của huyện nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (mỗi 1 xã có ít nhất 10 người đi xuất khẩu lao động), trong đó 80% lao động thuộc các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số.
Thời gian tới, các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh Yên Bái cũng sẽ nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ cũng như làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, giáo dục định hướng, giúp nhiều lao động được đi làm việc ở Nhật Bản hơn nữa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm giàu chính đáng./.