Hiện nay thị trường XKLĐ Nhật Bản đã và đang là thị trường tiếp nhận nhiều lao động tốt nhất đối với lao động Việt. XKLĐ Nhật Bản có thu nhập cao nhất so với các thị trường tiếp nhận lao động Việt như: Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc. Các thị trường tiếp nhận lao động mới như: Nam Phi, Trung Đông,... cũng khó có thị trường đạt được mức thu nhập như vậy.
Chi phí đi xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản có sự khác nhau tùy thuộc vào từng đơn hàng
Ngoài mức lương đi XKLĐ Nhật, chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là câu hỏi được rất nhiều người đang có ý định tìm hiểu về xuất khẩu lao động Nhật Bản quan tâm, bởi đa phần người lao động đều xuất thân từ các vùng quê nghèo với ước muốn thoát nghèo, thay đổi cuộc sống.
Hiện tại chi phí đi xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản có sự khác nhau tùy thuộc vào từng đơn hàng, mức lương cơ bản theo hợp đồng, thời gian xuất cảnh cũng như môi trường làm việc tại Nhật Bản. Tuy vậy sự chênh lệch mức phí này thường không quá lớn
Hiện tại mức phí đơn hàng sẽ giao động từ 1-3 tháng lương cơ bản tùy theo thời gian hợp đồng lao động là 1 hoặc 3 năm, chưa bao gồm các khoản ăn học, sinh hoạt trong thời gian học tập tại trung tâm đào tạo.
Tiền Dịch Vụ: Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo quy định tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm, như vậy nếu đi 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng.
Chi phí đào tạo tiếng Nhật trước khi xuất cảnh: Để có thể làm việc tại Nhật Bản người lao động phải có trình độ tiếng Nhật cơ bản để có thể giao tiếp, phục vụ công việc. Yêu cầu của nhà tuyển dụng là phải có trình độ tiếng Nhật N5 trở lên.
Chi phí khám sức khỏe: Lao động đăng kí đi làm việc nước ngoài đều phải khám sức khỏe sàng lọc trước khi ứng tuyển để kiểm tra có thể đáp ứng được điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Tùy vào bệnh viện mà chi phí có sự chênh lệch.
Chi phí đào tạo tay nghề: Chi phí đào tạo đối với mỗi đơn hàng sẽ có sự khác nhau. Các công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Nhật.
Tiền môi giới: Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.
Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.
Tiền ký quỹ chống trốn: Trường hợp nếu người lao động (NLĐ) chọn sang Nhật làm theo hướng tu nghiệp sinh thì thường NLĐ phải đóng tiền đặt cọc và thế chấp cho công ty xuất khẩu lao động. Việc đặt cọc và thế chấp này nhằm hạn chế việc các tu nghiệp sinh sau khi Nhật bỏ trốn khi gần hết hợp đồng.
Visa, giấy tờ, vé máy bay: Ngoài ra người lao động còn phải làm những thủ tục, giấy tờ xin visa để xuất cảnh sang Nhật. Đối với diện đi XKLĐ Nhật Bản thì sẽ xin visa dài hạn.
Phụ phí phát sinh ngoài (quần áo, giáo trình sách vở, vali, đồng phục,…) (nếu có): Trong quá trình tham gia đào tạo tiếng và tập huấn tay nghề, người lao động được cung cấp giáo trình, quần áo đồng phục trong quá trình học tập và vali để đựng quần áo chuẩn bị cho người lao động làm việc tại xí nghiệp Nhật Bản. Nhưng cũng có công ty thu phí này của bạn.
Về điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật: Các điều kiện quan trọng nhất để có thể tham gia thi tuyển các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản đó chính là: độ tuổi, chiều cao, cân nặng, sức khỏe đạt yêu cầu, trình độ học vấn, tay nghề...
Tùy vào từng ngành nghề cũng như tiêu chí tuyển chọn của từng xí nghiệp Nhật mà tiêu chuẩn điều kiện này có thể khác nhau giữa các đơn hàng.
Ban Biên tập
Hiện nay thị trường XKLĐ Nhật Bản đã và đang là thị trường tiếp nhận nhiều lao động tốt nhất đối với lao động Việt. XKLĐ Nhật Bản có thu nhập cao nhất so với các thị trường tiếp nhận lao động Việt như: Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc. Các thị trường tiếp nhận lao động mới như: Nam Phi, Trung Đông,... cũng khó có thị trường đạt được mức thu nhập như vậy.Ngoài mức lương đi XKLĐ Nhật, chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là câu hỏi được rất nhiều người đang có ý định tìm hiểu về xuất khẩu lao động Nhật Bản quan tâm, bởi đa phần người lao động đều xuất thân từ các vùng quê nghèo với ước muốn thoát nghèo, thay đổi cuộc sống.
Hiện tại chi phí đi xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản có sự khác nhau tùy thuộc vào từng đơn hàng, mức lương cơ bản theo hợp đồng, thời gian xuất cảnh cũng như môi trường làm việc tại Nhật Bản. Tuy vậy sự chênh lệch mức phí này thường không quá lớn
Hiện tại mức phí đơn hàng sẽ giao động từ 1-3 tháng lương cơ bản tùy theo thời gian hợp đồng lao động là 1 hoặc 3 năm, chưa bao gồm các khoản ăn học, sinh hoạt trong thời gian học tập tại trung tâm đào tạo.
Tiền Dịch Vụ: Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo quy định tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm, như vậy nếu đi 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng.
Chi phí đào tạo tiếng Nhật trước khi xuất cảnh: Để có thể làm việc tại Nhật Bản người lao động phải có trình độ tiếng Nhật cơ bản để có thể giao tiếp, phục vụ công việc. Yêu cầu của nhà tuyển dụng là phải có trình độ tiếng Nhật N5 trở lên.
Chi phí khám sức khỏe: Lao động đăng kí đi làm việc nước ngoài đều phải khám sức khỏe sàng lọc trước khi ứng tuyển để kiểm tra có thể đáp ứng được điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Tùy vào bệnh viện mà chi phí có sự chênh lệch.
Chi phí đào tạo tay nghề: Chi phí đào tạo đối với mỗi đơn hàng sẽ có sự khác nhau. Các công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Nhật.
Tiền môi giới: Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.
Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.
Tiền ký quỹ chống trốn: Trường hợp nếu người lao động (NLĐ) chọn sang Nhật làm theo hướng tu nghiệp sinh thì thường NLĐ phải đóng tiền đặt cọc và thế chấp cho công ty xuất khẩu lao động. Việc đặt cọc và thế chấp này nhằm hạn chế việc các tu nghiệp sinh sau khi Nhật bỏ trốn khi gần hết hợp đồng.
Visa, giấy tờ, vé máy bay: Ngoài ra người lao động còn phải làm những thủ tục, giấy tờ xin visa để xuất cảnh sang Nhật. Đối với diện đi XKLĐ Nhật Bản thì sẽ xin visa dài hạn.
Phụ phí phát sinh ngoài (quần áo, giáo trình sách vở, vali, đồng phục,…) (nếu có): Trong quá trình tham gia đào tạo tiếng và tập huấn tay nghề, người lao động được cung cấp giáo trình, quần áo đồng phục trong quá trình học tập và vali để đựng quần áo chuẩn bị cho người lao động làm việc tại xí nghiệp Nhật Bản. Nhưng cũng có công ty thu phí này của bạn.
Về điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật: Các điều kiện quan trọng nhất để có thể tham gia thi tuyển các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản đó chính là: độ tuổi, chiều cao, cân nặng, sức khỏe đạt yêu cầu, trình độ học vấn, tay nghề...
Tùy vào từng ngành nghề cũng như tiêu chí tuyển chọn của từng xí nghiệp Nhật mà tiêu chuẩn điều kiện này có thể khác nhau giữa các đơn hàng.