Trong giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Yên Bái đã đưa 3.279 lao động đi xuất khẩu lao động tại các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, các nước Trung Đông.. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, đã đưa 614 lao động đi xuất khẩu lao động; cụ thể: năm 2016 là 164 người; năm 2017 là 205 người; năm 2018 là 245 người. 7 tháng đầu năm 2019, đã xuất khẩu lao động 591 lao động; trong đó thị trường Nhật Bản có 103 lao động.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Yên Bái đã đưa 614 lao động đi xuất khẩu lao động tại Nhật bản
Nhật Bản là một trường các thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt được người lao động Việt Nam ưa thích. Thu nhập bình quân của thực tập sinh (TTS) đạt khoảng trên 1.000 USD/tháng. Nhu cầu tiếp nhận TTS của Nhật Bản khá lớn, hàng năm đang tiếp nhận khoảng 300 nghìn TTS nước ngoài tập trung chủ yếu ở các ngành: cơ khí, gia công kim loại, dệt may, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng, thợ hàn, nhựa...
Việc đưa TTS Việt Nam sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản được thực hiện theo Bản Ghi nhớ về hợp tác phái cử và tiếp nhận thực tập sinh sang Nhật Bản ký giữa hai nước từ năm 1992. Tính đến nay, Việt Nam đã đưa được gần 200 nghìn lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản, trong đó tỉnh Yên Bái đưa đi được gần một nghìn lao động.
Bên cạnh nhu cầu tiếp nhận TTS các ngành nghề vốn có, phía Nhật Bản đã công bố chính thức Quyết định bổ sung ngành nghề Hộ lý vào danh mục các ngành nghề được thực tập kỹ năng 3 năm tại Nhật Bản từ ngày 1/11/2017. Ngày 27/7/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đàm phán và ký kêt với Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản Bản ghi nhớ (MOC) trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận TTS hộ lý. Hiện nay, phía Nhật Bản đang có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn nhân lực ngành hộ lý làm việc tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão của Nhật Bản do tốc độ già hóa dân số nhanh và thiếu hụt lớn nhân sự tại ngành nghề này. Từ tháng 4/2019, Nhật Bản đã thông qua quyết định nới lỏng điều kiện năng lực tiếng Nhật đối với TTS hộ lý sau khi sang Nhật 1 năm không bắt buộc phải đạt N3 có thể tiếp tục ở lại làm việc và học tập nâng cao trình độ tiếng Nhật.
Triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 7 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số 1.440 ứng viên.
Tính đến nay, Việt Nam đã phái cử 892 ứng viên của 5 khóa đầu sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận Nhật Bản. Theo dự kiến, 217 ứng viên khóa 6 sẽ nhập cảnh vào Nhật Bản ngày 30/5/2019. Ngoài ra, khóa 7 hiện có 236 ứng viên đang tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay tỉnh Yên Bái mới chỉ có 02 ứng viên đáp ứng được các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình này, hiện đang tham gia đào tạo tiếng Nhật, chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản hàng năm.
Một số chính sách tiếp nhận mới của Nhật Bản
Vấn đề thiếu nhân lực tại các cơ sở vừa và nhỏ ngày càng nghiêm trọng hơn và đang bắt đầu trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng duy trì nền tảng kinh tế và xã hội Nhật Bản. Tháng 12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi, trong đó có nội dung quy định về tư cách lưu trú mới là “kỹ năng đặc định”. Từ ngày 1/4/2019, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức thực thi chính sách mới tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định trước tiên tại các lĩnh vực đang thiếu lao động nghiêm trọng.
Trong tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định” được chia ra hai loại, trường hợp có kiên thức kỹ năng và kinh nghiệm đáp ứng được luôn công việc gọi là “kỹ năng đặc định số 1”; trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn thì được cấp tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định số 2”. Lao động có thể chuyển lên “kỹ năng đặc định số 2” nếu đỗ được kỳ thi theo quy định.
Nhật Bản dự kiến tiếp nhận tổng số 345.150 lao động kỹ năng đặc định trong vòng 5 năm tới. Các ngành nghề dự kiến và số lượng tiếp nhận cũng đã được Nội các Nhật Bản quy định cụ thể ngày 25/12/2018, lao động được tiếp nhận theo hình thức này gồm 14 ngành như: xây dựng (40.000 người), đóng tàu (13.000 người), nông nghiệp (36.500 người), thực phẩm ( (34.000 người), nhà hàng ăn uống (53.000 người), ngư nghiệp (9.000 người), vệ sinh tòa nhà (37.000 người), công nghiệp rèn đúc (21.500 người), điện, thông tin điện tử (4.700 người), bảo dưỡng/sửa chữa ô tô (7.000 người), hàng không phục vụ mặt đất và bốc xếp hành lý (2.200 người), hộ lý chăm sóc người cao tuổi (60.000 người), hàn cơ khí (5.250 người), lưu trú khách sạn (lễ tân, đón khách... 22.000 người).
Đối tượng tham gia từ 18 tuổi trở lên, có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để có thể làm việc ngay trong lĩnh vực tiếp nhận, có năng lực tiếng Nhật tương đương N4 ở mức cơ bản đủ cho giao tiếp thông thường và sinh hoạt hàng ngày, được xác nhận thông qua chứng chỉ nghề và ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với những đối tượng đã hoàn thành thực tập kỹ năng thì sẽ được miễn các kỳ thi nêu trên và được xem là đã đáp ứng được điều kiện kỹ năng cũng như tiếng Nhật cần thiết.
Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 1”, giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”, người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Mức lương của lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài tối thiểu bằng mức lương của người lao động Nhật ở cùng vị trí và được ghi rõ trong hợp đồng ký kết với người lao động đó. Ngoài ra, lao động kỹ năng đặc định được cho phép chuyển việc trong lĩnh vực đã đề cập khi làm thủ tục nhập cảnh và đăng ký tư cách lưu trú (tuy nhiên cần có báo cáo và làm các thủ tục cần thiết khi chuyển việc).
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang tiến hành đàm phán để ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) hướng tới triển khai chương trình lao động kỹ năng đặc định trong thời gian tới.
Tỉnh Yên Bái mong muốn và đề nghị trong Chương trình hợp tác, Nhật Bản giới thiệu một trường đào tạo nghề của Nhật Bản có quy mô và các nghề tương đồng với Trường Cao đẳng nghề Yên Bái để thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo, phối hợp trong chương trình đào tạo về các nghề trọng điểm như: Điện tử công nghiệp, cơ khí, công nghệ ô tô, thiết kế sản phẩm mộc, cắt gọn kim loại, ...; để giúp nhà trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và trong khu vực; xem xét hỗ trợ Trung tâm đào tạo tiếng Nhật đặt tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái (hỗ trợ về chương trình đào tạo, giáo viên dạy tiếng và phần mềm dạy tiếng,...); để hỗ trợ nhà trường cùng với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tạo nguồn lao động xuất khẩu có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động Nhật Bản.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Yên Bái đã đưa 3.279 lao động đi xuất khẩu lao động tại các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, các nước Trung Đông.. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, đã đưa 614 lao động đi xuất khẩu lao động; cụ thể: năm 2016 là 164 người; năm 2017 là 205 người; năm 2018 là 245 người. 7 tháng đầu năm 2019, đã xuất khẩu lao động 591 lao động; trong đó thị trường Nhật Bản có 103 lao động.Nhật Bản là một trường các thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt được người lao động Việt Nam ưa thích. Thu nhập bình quân của thực tập sinh (TTS) đạt khoảng trên 1.000 USD/tháng. Nhu cầu tiếp nhận TTS của Nhật Bản khá lớn, hàng năm đang tiếp nhận khoảng 300 nghìn TTS nước ngoài tập trung chủ yếu ở các ngành: cơ khí, gia công kim loại, dệt may, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng, thợ hàn, nhựa...
Việc đưa TTS Việt Nam sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản được thực hiện theo Bản Ghi nhớ về hợp tác phái cử và tiếp nhận thực tập sinh sang Nhật Bản ký giữa hai nước từ năm 1992. Tính đến nay, Việt Nam đã đưa được gần 200 nghìn lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản, trong đó tỉnh Yên Bái đưa đi được gần một nghìn lao động.
Bên cạnh nhu cầu tiếp nhận TTS các ngành nghề vốn có, phía Nhật Bản đã công bố chính thức Quyết định bổ sung ngành nghề Hộ lý vào danh mục các ngành nghề được thực tập kỹ năng 3 năm tại Nhật Bản từ ngày 1/11/2017. Ngày 27/7/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đàm phán và ký kêt với Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản Bản ghi nhớ (MOC) trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận TTS hộ lý. Hiện nay, phía Nhật Bản đang có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn nhân lực ngành hộ lý làm việc tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão của Nhật Bản do tốc độ già hóa dân số nhanh và thiếu hụt lớn nhân sự tại ngành nghề này. Từ tháng 4/2019, Nhật Bản đã thông qua quyết định nới lỏng điều kiện năng lực tiếng Nhật đối với TTS hộ lý sau khi sang Nhật 1 năm không bắt buộc phải đạt N3 có thể tiếp tục ở lại làm việc và học tập nâng cao trình độ tiếng Nhật.
Triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 7 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số 1.440 ứng viên.
Tính đến nay, Việt Nam đã phái cử 892 ứng viên của 5 khóa đầu sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận Nhật Bản. Theo dự kiến, 217 ứng viên khóa 6 sẽ nhập cảnh vào Nhật Bản ngày 30/5/2019. Ngoài ra, khóa 7 hiện có 236 ứng viên đang tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay tỉnh Yên Bái mới chỉ có 02 ứng viên đáp ứng được các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình này, hiện đang tham gia đào tạo tiếng Nhật, chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản hàng năm.
Một số chính sách tiếp nhận mới của Nhật Bản
Vấn đề thiếu nhân lực tại các cơ sở vừa và nhỏ ngày càng nghiêm trọng hơn và đang bắt đầu trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng duy trì nền tảng kinh tế và xã hội Nhật Bản. Tháng 12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi, trong đó có nội dung quy định về tư cách lưu trú mới là “kỹ năng đặc định”. Từ ngày 1/4/2019, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức thực thi chính sách mới tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định trước tiên tại các lĩnh vực đang thiếu lao động nghiêm trọng.
Trong tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định” được chia ra hai loại, trường hợp có kiên thức kỹ năng và kinh nghiệm đáp ứng được luôn công việc gọi là “kỹ năng đặc định số 1”; trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn thì được cấp tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định số 2”. Lao động có thể chuyển lên “kỹ năng đặc định số 2” nếu đỗ được kỳ thi theo quy định.
Nhật Bản dự kiến tiếp nhận tổng số 345.150 lao động kỹ năng đặc định trong vòng 5 năm tới. Các ngành nghề dự kiến và số lượng tiếp nhận cũng đã được Nội các Nhật Bản quy định cụ thể ngày 25/12/2018, lao động được tiếp nhận theo hình thức này gồm 14 ngành như: xây dựng (40.000 người), đóng tàu (13.000 người), nông nghiệp (36.500 người), thực phẩm ( (34.000 người), nhà hàng ăn uống (53.000 người), ngư nghiệp (9.000 người), vệ sinh tòa nhà (37.000 người), công nghiệp rèn đúc (21.500 người), điện, thông tin điện tử (4.700 người), bảo dưỡng/sửa chữa ô tô (7.000 người), hàng không phục vụ mặt đất và bốc xếp hành lý (2.200 người), hộ lý chăm sóc người cao tuổi (60.000 người), hàn cơ khí (5.250 người), lưu trú khách sạn (lễ tân, đón khách... 22.000 người).
Đối tượng tham gia từ 18 tuổi trở lên, có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để có thể làm việc ngay trong lĩnh vực tiếp nhận, có năng lực tiếng Nhật tương đương N4 ở mức cơ bản đủ cho giao tiếp thông thường và sinh hoạt hàng ngày, được xác nhận thông qua chứng chỉ nghề và ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với những đối tượng đã hoàn thành thực tập kỹ năng thì sẽ được miễn các kỳ thi nêu trên và được xem là đã đáp ứng được điều kiện kỹ năng cũng như tiếng Nhật cần thiết.
Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 1”, giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”, người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Mức lương của lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài tối thiểu bằng mức lương của người lao động Nhật ở cùng vị trí và được ghi rõ trong hợp đồng ký kết với người lao động đó. Ngoài ra, lao động kỹ năng đặc định được cho phép chuyển việc trong lĩnh vực đã đề cập khi làm thủ tục nhập cảnh và đăng ký tư cách lưu trú (tuy nhiên cần có báo cáo và làm các thủ tục cần thiết khi chuyển việc).
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang tiến hành đàm phán để ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) hướng tới triển khai chương trình lao động kỹ năng đặc định trong thời gian tới.
Tỉnh Yên Bái mong muốn và đề nghị trong Chương trình hợp tác, Nhật Bản giới thiệu một trường đào tạo nghề của Nhật Bản có quy mô và các nghề tương đồng với Trường Cao đẳng nghề Yên Bái để thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo, phối hợp trong chương trình đào tạo về các nghề trọng điểm như: Điện tử công nghiệp, cơ khí, công nghệ ô tô, thiết kế sản phẩm mộc, cắt gọn kim loại, ...; để giúp nhà trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và trong khu vực; xem xét hỗ trợ Trung tâm đào tạo tiếng Nhật đặt tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái (hỗ trợ về chương trình đào tạo, giáo viên dạy tiếng và phần mềm dạy tiếng,...); để hỗ trợ nhà trường cùng với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tạo nguồn lao động xuất khẩu có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động Nhật Bản.