CTTĐT - Ngày 09/04//2020, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban hành Công văn số 691/QLLĐNN-ĐLAM để thông tin và hướng dẫn các Doanh nghiệp phái cử Việt nam chuẩn bị tốt cho việc cung ứng lao động nông nghiệp cho thị trường Đài loan trong thời gian tới.
Ảnh minh họa
Năm 2019, Đài Loan đã điều chỉnh chính sách, mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sau quá trình xây dựng qui trình tiếp nhận, tới nay chương trình này đã chính thức được triển khai. Theo đó các điểm khác biệt cần lưu ý đối với các doanh nghiệp cung ứng lao động nông nghiệp cho Đài loan như sau:
Theo quy định của Đài loan, lao động nông nghiệp được điều chỉnh bởi Luật lao động cơ bản. Do vậy, tiền lương và các chế độ lao động đều theo tiêu chuẩn mới nhất của Luật lao động Đài Loan; người lao động có quyền được chuyển chủ, chuyển ngành nghề khi chủ sử dụng không bố trí được việc làm.
Để triển khai tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, phía Đài Loan chia ngành nghề này thành 2 loại và quy định như sau:
Đối với ngành chăn nuôi bò sữa: Mỗi chủ trang trại có từ 80 con bò trở lên và tối thiểu 04 lao động bản địa đang làm việc thì được thuê 1 lao động nước ngoài. Chủ trang trại đồng thời là chủ sử dụng lao động. Chủ sử dụng tuyển dụng lao động nước ngoài với quy trình tương tự như lao động ngành nghề khác.
Đối với ngành trồng trọt, nuôi trồng và thu hoạch nông, thủy sản: các chủ nông hộ, ngư trường, lâm trường sẽ thuê lao động từ các Tổ chức dịch vụ cung ứng lao động tiếp cận cộng đồng (gọi là Outreaching). Các tổ chức Outreaching được hình thành từ các nông hội, ngư hội tại địa phương, hoặc các hợp tác xã (được thành lập từ các chủ nông trại có chung sản phẩm tiêu thụ hoặc có các sản phẩm tiêu thụ liên quan…), hoặc các tổ chức phi lợi nhuận…; và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động dịch vụ lao động tiếp cận cộng đồng.
Các tổ chức Outreaching sẽ là chủ sử dụng, ký hợp đồng lao động với người lao động, sắp xếp công việc, trả lương, tiền làm thêm (nếu có), tham gia bảo hiểm, bố trí ăn, ở, đưa đón lao động đến nơi làm việc. Tổ chức Outreaching có thể ủy quyền cho các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan để tiếp nhận lao động nước ngoài.
Công việc ngành nông nghiệp tại Đài Loan rất đa dạng, điều kiện và môi trường làm việc có nhiều khác biệt so với lao động ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, cơ hội gia tăng thu nhập từ làm thêm giờ không nhiều. Do vậy, doanh nghiệp cần căn cứ công việc cụ thể (mức độ khó, dễ), khả năng thu nhập thực tế của người lao động để đàm phán tiền lương và các điều kiện khác, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người lao động so với lao động làm ngành nghề khác tại Đài Loan.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 09/04//2020, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban hành Công văn số 691/QLLĐNN-ĐLAM để thông tin và hướng dẫn các Doanh nghiệp phái cử Việt nam chuẩn bị tốt cho việc cung ứng lao động nông nghiệp cho thị trường Đài loan trong thời gian tới.Năm 2019, Đài Loan đã điều chỉnh chính sách, mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sau quá trình xây dựng qui trình tiếp nhận, tới nay chương trình này đã chính thức được triển khai. Theo đó các điểm khác biệt cần lưu ý đối với các doanh nghiệp cung ứng lao động nông nghiệp cho Đài loan như sau:
Theo quy định của Đài loan, lao động nông nghiệp được điều chỉnh bởi Luật lao động cơ bản. Do vậy, tiền lương và các chế độ lao động đều theo tiêu chuẩn mới nhất của Luật lao động Đài Loan; người lao động có quyền được chuyển chủ, chuyển ngành nghề khi chủ sử dụng không bố trí được việc làm.
Để triển khai tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, phía Đài Loan chia ngành nghề này thành 2 loại và quy định như sau:
Đối với ngành chăn nuôi bò sữa: Mỗi chủ trang trại có từ 80 con bò trở lên và tối thiểu 04 lao động bản địa đang làm việc thì được thuê 1 lao động nước ngoài. Chủ trang trại đồng thời là chủ sử dụng lao động. Chủ sử dụng tuyển dụng lao động nước ngoài với quy trình tương tự như lao động ngành nghề khác.
Đối với ngành trồng trọt, nuôi trồng và thu hoạch nông, thủy sản: các chủ nông hộ, ngư trường, lâm trường sẽ thuê lao động từ các Tổ chức dịch vụ cung ứng lao động tiếp cận cộng đồng (gọi là Outreaching). Các tổ chức Outreaching được hình thành từ các nông hội, ngư hội tại địa phương, hoặc các hợp tác xã (được thành lập từ các chủ nông trại có chung sản phẩm tiêu thụ hoặc có các sản phẩm tiêu thụ liên quan…), hoặc các tổ chức phi lợi nhuận…; và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động dịch vụ lao động tiếp cận cộng đồng.
Các tổ chức Outreaching sẽ là chủ sử dụng, ký hợp đồng lao động với người lao động, sắp xếp công việc, trả lương, tiền làm thêm (nếu có), tham gia bảo hiểm, bố trí ăn, ở, đưa đón lao động đến nơi làm việc. Tổ chức Outreaching có thể ủy quyền cho các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan để tiếp nhận lao động nước ngoài.
Công việc ngành nông nghiệp tại Đài Loan rất đa dạng, điều kiện và môi trường làm việc có nhiều khác biệt so với lao động ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, cơ hội gia tăng thu nhập từ làm thêm giờ không nhiều. Do vậy, doanh nghiệp cần căn cứ công việc cụ thể (mức độ khó, dễ), khả năng thu nhập thực tế của người lao động để đàm phán tiền lương và các điều kiện khác, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người lao động so với lao động làm ngành nghề khác tại Đài Loan.