CTTĐT - Trong những năm gần đây, đời sống của nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang dần được cải thiện và khấm khá lên nhờ có nguồn thu nhập từ đi xuất khẩu lao động.
Giai đoạn 2019 - 2023, tỉnh Yên Bái đã đưa 2.212 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Giai đoạn 2019 - 2023, tỉnh Yên Bái đã đưa 2.212 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bình quân 440 người/năm) tại các thị trường, trong đó, Nhật Bản 617 lao động; Hàn Quốc 159 lao động; Đài Loan 534 lao động; Nga, Đức, Trung Đông 272 lao động; Lào, Thái Lan, Malaysia 177 lao động; thị trường khác 453 lao động. Ngành nghề làm việc của lao động tập trung chủ yếu như: Sản xuất chế tạo, may mặc, điện tử, giúp việc gia đình, hộ lý, xây dựng…
Cụ thể, Thành phố Yên Bái 230 lao động; huyện Yên Bình 255 lao động, huyện Trấn Yên 242 lao động, huyện Văn Yên 454 lao động, huyện Lục Yên 153 lao động, huyện Văn Chấn 491 lao động, Thị xã Nghĩa Lộ 224 lao động, huyện Trạm Tấu 156 lao động, huyện Mù Cang Chải 7 lao động.
Thu nhập của lao động đi làm việc ở nước ngoài cao hơn từ 2 đến 3 lần thu nhập trong nước. Thu nhập tiết kiệm của lao động từ 35-50 triệu đồng/tháng (đối với thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc và Nhật Bản); từ 13-15 triệu đồng/tháng (đối với thị trường có thu nhập trung bình như UAE, Đài Loan); từ 8-10 triệu đồng/tháng (đối với thị trường lao động giản đơn như Malaysia, Lybia). Lao động trở về từ Hàn Quốc có mức tiết kiệm bình quân đầu người 670 triệu đồng/người; Nhật Bản là 520 triệu đồng/người; Đài Loan là 350 triệu đồng/người; Malaysia với 120 triệu đồng/người.
Về đưa lao động đi làm việc theo thời vụ, hiện nay cả nước mới triển khai thực hiện đối với thị trường Hàn Quốc theo hình thức thí điểm từ năm 2022 (Theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 27/4/2022 của Chính phủ), huyện Văn Yên đã ký kết hợp tác với quận Wando, tỉnh Jeolla Nam-do, Hàn Quốc và đã được 35 lao động đi làm việc thời vụ lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc (trong đó: dân tộc Kinh: 22 lao động; dân tộc Tày, Dao 13 lao động); 02 lao động thuộc hộ nghèo. Thu nhập của lao động từ 37-38,5 triệu đồng/tháng. Sau thời gian làm việc tại Hàn Quốc, người lao động có thu nhập đem về nước khoảng 100-120 triệu đồng, sau khi kết thúc hợp đồng, nhiều lao động đã được tiếp tục ký hợp đồng và ở lại Hàn Quốc làm việc. Chương trình đã góp phần tạo cơ hội việc làm, thu nhập phù hợp cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Thực tế tại nhiều địa phương, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu quả quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Những địa bàn có nhiều người đi xuất khẩu lao động đã góp phần vào giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Tuy nhiên, so với cả nước và các tỉnh lân cận, số lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng lao động và nhu cầu giải quyết việc làm của tỉnh. Đa số lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài là lao động phổ thông, chưa có tay nghề nên mức thu nhập thấp; số lao động đi làm việc theo thời vụ theo hình thức hợp tác giữa các địa phương còn ít.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây, đời sống của nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang dần được cải thiện và khấm khá lên nhờ có nguồn thu nhập từ đi xuất khẩu lao động.Giai đoạn 2019 - 2023, tỉnh Yên Bái đã đưa 2.212 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (bình quân 440 người/năm) tại các thị trường, trong đó, Nhật Bản 617 lao động; Hàn Quốc 159 lao động; Đài Loan 534 lao động; Nga, Đức, Trung Đông 272 lao động; Lào, Thái Lan, Malaysia 177 lao động; thị trường khác 453 lao động. Ngành nghề làm việc của lao động tập trung chủ yếu như: Sản xuất chế tạo, may mặc, điện tử, giúp việc gia đình, hộ lý, xây dựng…
Cụ thể, Thành phố Yên Bái 230 lao động; huyện Yên Bình 255 lao động, huyện Trấn Yên 242 lao động, huyện Văn Yên 454 lao động, huyện Lục Yên 153 lao động, huyện Văn Chấn 491 lao động, Thị xã Nghĩa Lộ 224 lao động, huyện Trạm Tấu 156 lao động, huyện Mù Cang Chải 7 lao động.
Thu nhập của lao động đi làm việc ở nước ngoài cao hơn từ 2 đến 3 lần thu nhập trong nước. Thu nhập tiết kiệm của lao động từ 35-50 triệu đồng/tháng (đối với thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc và Nhật Bản); từ 13-15 triệu đồng/tháng (đối với thị trường có thu nhập trung bình như UAE, Đài Loan); từ 8-10 triệu đồng/tháng (đối với thị trường lao động giản đơn như Malaysia, Lybia). Lao động trở về từ Hàn Quốc có mức tiết kiệm bình quân đầu người 670 triệu đồng/người; Nhật Bản là 520 triệu đồng/người; Đài Loan là 350 triệu đồng/người; Malaysia với 120 triệu đồng/người.
Về đưa lao động đi làm việc theo thời vụ, hiện nay cả nước mới triển khai thực hiện đối với thị trường Hàn Quốc theo hình thức thí điểm từ năm 2022 (Theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 27/4/2022 của Chính phủ), huyện Văn Yên đã ký kết hợp tác với quận Wando, tỉnh Jeolla Nam-do, Hàn Quốc và đã được 35 lao động đi làm việc thời vụ lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc (trong đó: dân tộc Kinh: 22 lao động; dân tộc Tày, Dao 13 lao động); 02 lao động thuộc hộ nghèo. Thu nhập của lao động từ 37-38,5 triệu đồng/tháng. Sau thời gian làm việc tại Hàn Quốc, người lao động có thu nhập đem về nước khoảng 100-120 triệu đồng, sau khi kết thúc hợp đồng, nhiều lao động đã được tiếp tục ký hợp đồng và ở lại Hàn Quốc làm việc. Chương trình đã góp phần tạo cơ hội việc làm, thu nhập phù hợp cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Thực tế tại nhiều địa phương, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu quả quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Những địa bàn có nhiều người đi xuất khẩu lao động đã góp phần vào giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Tuy nhiên, so với cả nước và các tỉnh lân cận, số lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng lao động và nhu cầu giải quyết việc làm của tỉnh. Đa số lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài là lao động phổ thông, chưa có tay nghề nên mức thu nhập thấp; số lao động đi làm việc theo thời vụ theo hình thức hợp tác giữa các địa phương còn ít.