Trang Whenonearth của Mỹ vừa có bài viết ca ngợi những thửa ruộng bậc thang ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái mang vẻ đẹp ngoạn mục, tinh tế nhất thế giới.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải ở Yên Bái nằm trải rộng trên diện tích hơn 2.300 ha, nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và Chế Cu Nha. Đây là nơi canh tác lúa nước của người Mông, là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc tận dụng đất đai canh tác lúa nước thích ứng với điều kiện khí hậu, thủy lợi của đồng bào dân tộc miền núi.
Để tạo nên những thửa ruộng bậc thang rất đẹp và đều kia, người Mông ở Mù Cang Chải phải chọn những vùng đất trên triền đồi, sườn núi có diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối. Những thửa ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp chỉ vài đường bừa, thửa ruộng trên nằm chênh với thửa ruộng dưới khoảng 1,5m được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của người dân Yên Bái: chỗ trũng thì bồi thêm đất, chỗ cao thì ủi bớt đất đi.
Bờ ruộng được xẻ rãnh theo cách không nối liền mạch để đón nước vào ruộng và hạn chế đất mất màu khi có lũ (thửa đầu xẻ rãnh đầu bờ thì thửa dưới xẻ rãnh giữa bờ và thửa kế tiếp xẻ rãnh cuối bờ)… Với kỹ thuật này, các thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp, gối chồng lên nhau vắt ngang triền đồi, sườn núi với độ rộng, độ cao tương đối giống nhau. Cứ thế qua bao đời, các thửa ruộng bậc thang dần dần được hình thành, trở thành một kiệt tác đẹp đến mê hồn.
Trang Whenonearth nhận định, lối canh tác của đồng bào Mông nơi đây đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, là nguồn cảm hứng cho du khách và các nhiếp ảnh gia.
Thời gian đẹp nhất để du khách nên đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang Mù Cang Chải là vào tháng 9, tháng 10, khi những cánh đồng lúa bắt đầu chuyển màu vàng rực rỡ như những chiếc khăn lụa vàng mềm mại quấn quanh sườn núi, triền đồi.
Năm 2007, 500 ha ruộng bậc thang ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích danh thắng cấp quốc gia.
(Theo tintuc.vn)
Trang Whenonearth của Mỹ vừa có bài viết ca ngợi những thửa ruộng bậc thang ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái mang vẻ đẹp ngoạn mục, tinh tế nhất thế giới.Ruộng bậc thang Mù Cang Chải ở Yên Bái nằm trải rộng trên diện tích hơn 2.300 ha, nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và Chế Cu Nha. Đây là nơi canh tác lúa nước của người Mông, là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc tận dụng đất đai canh tác lúa nước thích ứng với điều kiện khí hậu, thủy lợi của đồng bào dân tộc miền núi.
Để tạo nên những thửa ruộng bậc thang rất đẹp và đều kia, người Mông ở Mù Cang Chải phải chọn những vùng đất trên triền đồi, sườn núi có diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối. Những thửa ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp chỉ vài đường bừa, thửa ruộng trên nằm chênh với thửa ruộng dưới khoảng 1,5m được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của người dân Yên Bái: chỗ trũng thì bồi thêm đất, chỗ cao thì ủi bớt đất đi.
Bờ ruộng được xẻ rãnh theo cách không nối liền mạch để đón nước vào ruộng và hạn chế đất mất màu khi có lũ (thửa đầu xẻ rãnh đầu bờ thì thửa dưới xẻ rãnh giữa bờ và thửa kế tiếp xẻ rãnh cuối bờ)… Với kỹ thuật này, các thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp, gối chồng lên nhau vắt ngang triền đồi, sườn núi với độ rộng, độ cao tương đối giống nhau. Cứ thế qua bao đời, các thửa ruộng bậc thang dần dần được hình thành, trở thành một kiệt tác đẹp đến mê hồn.
Trang Whenonearth nhận định, lối canh tác của đồng bào Mông nơi đây đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, là nguồn cảm hứng cho du khách và các nhiếp ảnh gia.
Thời gian đẹp nhất để du khách nên đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang Mù Cang Chải là vào tháng 9, tháng 10, khi những cánh đồng lúa bắt đầu chuyển màu vàng rực rỡ như những chiếc khăn lụa vàng mềm mại quấn quanh sườn núi, triền đồi.
Năm 2007, 500 ha ruộng bậc thang ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích danh thắng cấp quốc gia.
(Theo tintuc.vn)