Có dịp lên thăm Yên Bái, du khách hãy ghé thăm huyện Lục Yên, quê hương của những điệu Then uyển chuyển, đi thăm các hang động huyền ảo như động Xuân Long, Hương Thảo, trải nghiệm du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, thăm chợ đá quý và các cơ sở chế tác tranh đá... Du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực độc đáo nơi đây: Vịt bầu Lâm Thượng, cà giòn, cam sành, bánh chuối nướng... Trong đó có món mọoc, với những sự kết hợp tài tình của những sản vật sẵn có tại địa phương đã tạo nên một món ăn ngon vô cùng hấp dẫn.
Mọoc - món ăn dân gian độc đáo của người Tày Lục Yên (ảnh sưu tầm)
Nếu như người Kinh có món mọc được làm từ giò sống và nấm hương, thả vào trong nước ăn cùng bún, mì... thì người Tày Lục Yên cũng có một món ăn với cái tên tương tự mọc (người Tày phát âm là “mọoc” với phần âm kéo dài hơi luyến) nhưng với những nguyên liệu khác. Món ăn này không chỉ có mặt trong các bữa ăn thường ngày mà còn trở thành món đặc biệt không thể thiếu được trong các cỗ lớn: ngày tết, ngày giỗ, ngày cưới... của người Tày.
Nguyên liệu để làm món mọoc gồm có: Hoa chuối rừng, chọn loại hoa màu tím gần giống chuối nhà, đúng thời kì nở 5, 6 lá ngoài, vừa hết quả gốc đến quả ngọn và nhìn hoa tròn lẳn mới ngon, thiếu đi hoa chuối thì món mọoc sẽ không còn hương vị đặc trưng, thịt lợn ba chỉ loại ngon, cá, tôm (được bắt ở suối, loại nhỏ, khi chế biến không cần bỏ ruột), bột gạo nếp, lá lốt rừng bánh tẻ không sâu, hạt dổi, sả, gừng, muối.
Hoa chuối đem về thái sợi mỏng, rồi ngâm qua với nước vo gạo hoặc nước muối loãng, sau đó đun sôi để giảm bớt nhựa trước khi đem bỏ vào cối giã nhuyễn cùng các nguyên liệu khác. Thịt lợn, cá, tôm cùng các loại gia vị đem giã nhuyễn. Có một điều thú vị nho nhỏ là trong cách chế biến của người Tày cá được bắt ở suối sẽ không mổ ruột mà để nguyên cả con vì theo quan niệm của người Tày, cá, tôm được nuôi ở suối ăn rong rêu, cỏ lá của thần sông nên họ rất quý trọng. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã qua sơ chế vào trộn đều, thêm chút muối, bột gạo nếp tạo độ kết dính để tạo thành mọoc sống, sau đó nắm thành từng nắm nhỏ, gói bằng lá dong và xếp vào chõ xôi. Thời gian xôi khoảng 45 phút, trong khi xôi, lửa phải cháy đều liên tục. Mọoc chín xếp ra nong cho nguội rồi mới bày cỗ.
Trong bữa ăn, món mọoc được xếp ra đĩa và đặt ở vị trí trung tâm của mâm. Mọoc lúc này đã chuyển sang màu tim tím, dẻo quyện vào nhau như một chất hồ dính. Chấm với nước mắm có hạt dổi, ăn cùng rau sống. Khi thưởng thức, vị bùi bùi của hoa chuối, béo ngậy ngòn ngọt của thịt lợn và tôm cá cộng với vị cay của các loại gia vị thấm dần vào vị giác của từng người, sẽ cho chúng ta một trải nghiệm rất thú vị về văn hóa ẩm thực độc đáo của người Tày Lục Yên.
4994 lượt xem
Ban Biên tập
Có dịp lên thăm Yên Bái, du khách hãy ghé thăm huyện Lục Yên, quê hương của những điệu Then uyển chuyển, đi thăm các hang động huyền ảo như động Xuân Long, Hương Thảo, trải nghiệm du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, thăm chợ đá quý và các cơ sở chế tác tranh đá... Du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực độc đáo nơi đây: Vịt bầu Lâm Thượng, cà giòn, cam sành, bánh chuối nướng... Trong đó có món mọoc, với những sự kết hợp tài tình của những sản vật sẵn có tại địa phương đã tạo nên một món ăn ngon vô cùng hấp dẫn.Nếu như người Kinh có món mọc được làm từ giò sống và nấm hương, thả vào trong nước ăn cùng bún, mì... thì người Tày Lục Yên cũng có một món ăn với cái tên tương tự mọc (người Tày phát âm là “mọoc” với phần âm kéo dài hơi luyến) nhưng với những nguyên liệu khác. Món ăn này không chỉ có mặt trong các bữa ăn thường ngày mà còn trở thành món đặc biệt không thể thiếu được trong các cỗ lớn: ngày tết, ngày giỗ, ngày cưới... của người Tày.
Nguyên liệu để làm món mọoc gồm có: Hoa chuối rừng, chọn loại hoa màu tím gần giống chuối nhà, đúng thời kì nở 5, 6 lá ngoài, vừa hết quả gốc đến quả ngọn và nhìn hoa tròn lẳn mới ngon, thiếu đi hoa chuối thì món mọoc sẽ không còn hương vị đặc trưng, thịt lợn ba chỉ loại ngon, cá, tôm (được bắt ở suối, loại nhỏ, khi chế biến không cần bỏ ruột), bột gạo nếp, lá lốt rừng bánh tẻ không sâu, hạt dổi, sả, gừng, muối.
Hoa chuối đem về thái sợi mỏng, rồi ngâm qua với nước vo gạo hoặc nước muối loãng, sau đó đun sôi để giảm bớt nhựa trước khi đem bỏ vào cối giã nhuyễn cùng các nguyên liệu khác. Thịt lợn, cá, tôm cùng các loại gia vị đem giã nhuyễn. Có một điều thú vị nho nhỏ là trong cách chế biến của người Tày cá được bắt ở suối sẽ không mổ ruột mà để nguyên cả con vì theo quan niệm của người Tày, cá, tôm được nuôi ở suối ăn rong rêu, cỏ lá của thần sông nên họ rất quý trọng. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã qua sơ chế vào trộn đều, thêm chút muối, bột gạo nếp tạo độ kết dính để tạo thành mọoc sống, sau đó nắm thành từng nắm nhỏ, gói bằng lá dong và xếp vào chõ xôi. Thời gian xôi khoảng 45 phút, trong khi xôi, lửa phải cháy đều liên tục. Mọoc chín xếp ra nong cho nguội rồi mới bày cỗ.
Trong bữa ăn, món mọoc được xếp ra đĩa và đặt ở vị trí trung tâm của mâm. Mọoc lúc này đã chuyển sang màu tim tím, dẻo quyện vào nhau như một chất hồ dính. Chấm với nước mắm có hạt dổi, ăn cùng rau sống. Khi thưởng thức, vị bùi bùi của hoa chuối, béo ngậy ngòn ngọt của thịt lợn và tôm cá cộng với vị cay của các loại gia vị thấm dần vào vị giác của từng người, sẽ cho chúng ta một trải nghiệm rất thú vị về văn hóa ẩm thực độc đáo của người Tày Lục Yên.