Là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Yên Bái thành lập được làng nghề vào cuối năm 2012, người dân thôn 6 - Ngòi Đong, xã Giới Phiên nói riêng và thành phố Yên Bái nói chung thầm tự hào về sản phẩm của một nghề truyền thống đã từng nổi tiếng từ gần nửa thế kỷ qua.
Các thành viên HTX Sản xuất và Kinh doanh miến đao Giới Phiên đóng gói sản phẩm.
Những
nỗ lực của chính quyền thành phố và chính người làng nghề trong việc xây dựng
nhãn hiệu tập thể cho miến đao Giới Phiên đã và đang mở ra triển vọng mới trong
việc phát triển danh tiếng và uy tín của sản phẩm miến đao ra thị trường trong
và ngoài nước, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Không
thể phủ nhận nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thành phố và của tỉnh Yên Bái trong
việc khôi phục và phát triển nghề sản xuất miến đao truyền thống. Trong Đề án
phát triển nghề và mở rộng làng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, Phúc Lộc
giai đoạn 2014 - 2016, thành phố đã ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể bên
cạnh chính sách hỗ trợ thiết bị máy móc của tỉnh. Với gần 90 hộ sản xuất miến
đao tại 2 xã Giới Phiên và Phúc Lộc, trong đó xã Giới Phiên có gần 80 hộ, Phúc
Lộc 8 hộ, đến nay đã có 42 hộ được thành phố hỗ trợ máy ép miến bán tự động sử
dụng điện lưới; 9 hộ được tỉnh hỗ trợ máy ép thủy lực.
Riêng
năm 2014, thành phố đã nghiệm thu và giải ngân cho 10 dự án đầu tư máy ép miến
và 1 dự án đầu tư máy lọc bột số tiền hỗ trợ là 210 triệu đồng. Trên thực tế,
việc đưa máy ép miến, máy khuấy bột sử dụng điện lưới đã cơ giới hóa một phần
công đoạn sản xuất miến, giảm công sức của người lao động, nâng cao hơn hẳn về
năng suất cũng như chất lượng sản phẩm so với cách chế biến hoàn toàn thủ công
trước đó. Năm 2014, sản lượng miến đạt 750 tấn, doanh thu đạt 30 tỷ đồng, trong
đó xã Giới Phiên chiếm chủ yếu khoảng 650 tấn, doanh thu trên 26 tỷ đồng. Trong
6 tháng đầu năm 2015, sản lượng miến của thành phố đạt 150 tấn, tăng 33 tấn so
với cùng kỳ.
Thạc sỹ
kinh tế Hoàng Quốc Cường - Phó chủ tịch UBND thành phố, người nhiều năm tâm
huyết, trăn trở với Dự án Xây dựng, quản lý và Phát triển nhãn hiệu tập thể cho
sản phẩm miến đao Giới Phiên chia sẻ: “Mặc dù miến đao của xã Giới Phiên là sản
phẩm đã có tiếng từ nhiều năm nay, được người tiêu dùng lựa chọn và ưa thích.
Tuy nhiên, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường tự do qua tay các thương
lái nên uy tín cũng như giá trị kinh tế thấp do chưa xây dựng được nhãn hiệu và
hệ thống tem nhãn để được bảo hộ, nhất là việc quảng bá sản phẩm trên thị
trường… dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, lợi nhuận chưa cao. Để tạo ra sản
phẩm đạt chất lượng, có thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường thì nhất
thiết phải xây dựng và phát triển được nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến đao
của làng nghề. Thành phố phấn đấu hết năm 2015, xây dựng được nhãn hiệu tập thể
cho sản phẩm miến đao Giới Phiên”.
Được
biết, để có thể quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm miến đao Giới Phiên
khi đã được công nhận và bảo hộ độc quyền, từ giữa tháng 3/2015, Hợp tác xã
(HTX) Sản xuất và Kinh doanh miến đao Giới Phiên, thành phố Yên Bái được thành
lập với sự tham gia ban đầu của 9 hộ thành viên, với mục tiêu nâng cao chất
lượng sản phẩm miến đao của làng nghề, đảm bảo tiêu chuẩn đăng kí, từng bước
tạo dựng thương hiệu và chỗ đứng ổn định trên thị trường, tiến tới hội nhập sâu
rộng vào thị trường trong nước và xuất khẩu, mở rộng sản xuất và nâng cao thu
nhập cho các hộ thành viên.
Sản
xuất miến ở làng nghề Giới Phiên.
Hiện
HTX đã có 3 cơ sở hoàn thành các thủ tục được cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. UBND thành phố Yên Bái cũng đã phối hợp
với Sở Công thương khẩn trương hoàn thiện các bước xây dựng thương hiệu, nhãn
hiệu, xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn địa lý để đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ Việt
Nam cho sản phẩm miến đao Giới Phiên. Ông Vũ Kim Việt - Chủ tịch UBND xã Giới
Phiên cho rằng, việc xây dựng, phát triển và quản lý thành công nhãn hiệu tập
thể cho sản phẩm miến đao Giới Phiên sẽ là điều kiện thuận lợi để nâng giá trị
kinh tế và uy tín thương hiệu của sản phẩm hướng tới các thị trường rộng lớn,
khuyến khích thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương.
Tại Đề
án Phát triển nghề và mở rộng làng nghề xã Giới Phiên, Phúc Lộc giai đoạn 2014
- 2016, thành phố ưu tiên bố trí vốn ngân sách thực hiện kiên cố hóa đường giao
thông nông thôn tại làng nghề và xã Giới Phiên, Phúc Lộc; đầu tư đường điện hạ
thế, đảm bảo cung cấp điện ổn định giúp các hộ sản xuất tại làng nghề vận hành
máy móc an toàn. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, các HTX mới đầu tư sản
xuất miến đao truyền thống, phát triển những sản phẩm mới từ bột đao theo
phương thức công nghiệp, áp dụng công nghệ mới tiến bộ, tạo ra những sản phẩm
hàng hóa có chất lượng cao, sản phẩm sạch, có tính cạnh tranh cao trên thị
trường, giúp cho làng nghề và nghề miến đao phát triển.
Mục
tiêu đến năm 2016, đưa sản lượng sản xuất miến đao lên trên 1.000 tấn, tăng mức
doanh thu trên 70 tỷ đồng, tạo được thương hiệu, ổn định và phát triển nghề,
nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tăng thu cho ngân sách địa phương. Việc xây
dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến đao Giới Phiên sẽ là mô
hình để nhân rộng cho các sản phẩm khác mang nhãn hiệu tập thể tại các địa
phương khác trong tỉnh như gạo nếp Tú Lệ, gạo Chiêm hương Đại Phú An…
Ông Vũ Kim Việt - Chủ tịch UBND xã Giới Phiên:
“Chúng tôi rất vui mừng và phấn khởi khi thành
phố tạo điều kiện, đầu tư để phát triển làng nghề miến của địa phương. Đây là
cơ hội để nhân dân phát triển nghề truyền thống, tham gia vào các hợp tác xã
để chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo ra những sản phẩm miến có chất lượng.
Về phía chính quyền địa phương, chúng tôi luôn
tạo mọi điều kiện để nhân dân có thể tham gia các lớp tập huấn, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Khi có nhãn hiệu, cấp ủy, chính quyền cũng sẽ vào
cuộc và có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc bà con thực hiện đúng quy trình, duy
trì được chất lượng của sản phẩm”.
Bà Phạm Thị Thu Hà - Khuyến nông viên cơ sở xã
Giới Phiên:
“Ban đầu, khi vận động các hộ gia đình tham
gia Hợp tác xã miến để sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất
khó khăn, bởi các hộ chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng và lợi ích kinh tế
bền vững của việc này.
Qua tuyên truyền, vận động, hiện đa phần các
hộ làm nghề tại địa phương , nhất là các thành viên Hợp tác xã miến cũng đã
thay đổi nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, giữ gìn uy tín sản phẩm của làng nghề. Tin tưởng rằng, khi sản phẩm có
nhãn hiệu tập thể và được bảo hộ về chất lượng, sản phẩm miến Giới Phiên sẽ
được nhiều người tiêu dùng đón nhận, giá thành ngày một tăng cao và trong
tương lai nhãn hiệu tập thể miến Giới Phiên sẽ ngày một phát triển mạnh hơn”.
Ông Trần Ngọc Tuấn - Thôn 6, xã Giới Phiên:
“Gia đình tôi đã làm miến được hơn 7 năm. Trên
thực tế khi mới bắt đầu tham gia Hợp tác xã miến, chúng tôi cũng gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là giá thành bán ra thị trường
chưa được cao hơn so với giá chung của các sản phẩm miến được sản xuất chưa
theo quy chuẩn trong làng nghề.
Tôi mong rằng trong thời gian tới, chính quyền
địa phương cũng như thành phố quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành
viên của hợp tác xã duy trì được chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt là đảm bảo
được sự công bằng về giá thành bán ra thị trường giữa những sản phẩm sản xuất
đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và những sản phẩm chưa theo quy chuẩn chất
lượng. Có như vậy, đời sống của chúng tôi mới ngày một được cải thiện và nâng
cao”.
Thu
Trang (thực
hiện)
|
1692 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Yên Bái thành lập được làng nghề vào cuối năm 2012, người dân thôn 6 - Ngòi Đong, xã Giới Phiên nói riêng và thành phố Yên Bái nói chung thầm tự hào về sản phẩm của một nghề truyền thống đã từng nổi tiếng từ gần nửa thế kỷ qua.
Những
nỗ lực của chính quyền thành phố và chính người làng nghề trong việc xây dựng
nhãn hiệu tập thể cho miến đao Giới Phiên đã và đang mở ra triển vọng mới trong
việc phát triển danh tiếng và uy tín của sản phẩm miến đao ra thị trường trong
và ngoài nước, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Không
thể phủ nhận nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thành phố và của tỉnh Yên Bái trong
việc khôi phục và phát triển nghề sản xuất miến đao truyền thống. Trong Đề án
phát triển nghề và mở rộng làng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, Phúc Lộc
giai đoạn 2014 - 2016, thành phố đã ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể bên
cạnh chính sách hỗ trợ thiết bị máy móc của tỉnh. Với gần 90 hộ sản xuất miến
đao tại 2 xã Giới Phiên và Phúc Lộc, trong đó xã Giới Phiên có gần 80 hộ, Phúc
Lộc 8 hộ, đến nay đã có 42 hộ được thành phố hỗ trợ máy ép miến bán tự động sử
dụng điện lưới; 9 hộ được tỉnh hỗ trợ máy ép thủy lực.
Riêng
năm 2014, thành phố đã nghiệm thu và giải ngân cho 10 dự án đầu tư máy ép miến
và 1 dự án đầu tư máy lọc bột số tiền hỗ trợ là 210 triệu đồng. Trên thực tế,
việc đưa máy ép miến, máy khuấy bột sử dụng điện lưới đã cơ giới hóa một phần
công đoạn sản xuất miến, giảm công sức của người lao động, nâng cao hơn hẳn về
năng suất cũng như chất lượng sản phẩm so với cách chế biến hoàn toàn thủ công
trước đó. Năm 2014, sản lượng miến đạt 750 tấn, doanh thu đạt 30 tỷ đồng, trong
đó xã Giới Phiên chiếm chủ yếu khoảng 650 tấn, doanh thu trên 26 tỷ đồng. Trong
6 tháng đầu năm 2015, sản lượng miến của thành phố đạt 150 tấn, tăng 33 tấn so
với cùng kỳ.
Thạc sỹ
kinh tế Hoàng Quốc Cường - Phó chủ tịch UBND thành phố, người nhiều năm tâm
huyết, trăn trở với Dự án Xây dựng, quản lý và Phát triển nhãn hiệu tập thể cho
sản phẩm miến đao Giới Phiên chia sẻ: “Mặc dù miến đao của xã Giới Phiên là sản
phẩm đã có tiếng từ nhiều năm nay, được người tiêu dùng lựa chọn và ưa thích.
Tuy nhiên, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường tự do qua tay các thương
lái nên uy tín cũng như giá trị kinh tế thấp do chưa xây dựng được nhãn hiệu và
hệ thống tem nhãn để được bảo hộ, nhất là việc quảng bá sản phẩm trên thị
trường… dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, lợi nhuận chưa cao. Để tạo ra sản
phẩm đạt chất lượng, có thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường thì nhất
thiết phải xây dựng và phát triển được nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến đao
của làng nghề. Thành phố phấn đấu hết năm 2015, xây dựng được nhãn hiệu tập thể
cho sản phẩm miến đao Giới Phiên”.
Được
biết, để có thể quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm miến đao Giới Phiên
khi đã được công nhận và bảo hộ độc quyền, từ giữa tháng 3/2015, Hợp tác xã
(HTX) Sản xuất và Kinh doanh miến đao Giới Phiên, thành phố Yên Bái được thành
lập với sự tham gia ban đầu của 9 hộ thành viên, với mục tiêu nâng cao chất
lượng sản phẩm miến đao của làng nghề, đảm bảo tiêu chuẩn đăng kí, từng bước
tạo dựng thương hiệu và chỗ đứng ổn định trên thị trường, tiến tới hội nhập sâu
rộng vào thị trường trong nước và xuất khẩu, mở rộng sản xuất và nâng cao thu
nhập cho các hộ thành viên.
Sản
xuất miến ở làng nghề Giới Phiên.
Hiện
HTX đã có 3 cơ sở hoàn thành các thủ tục được cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. UBND thành phố Yên Bái cũng đã phối hợp
với Sở Công thương khẩn trương hoàn thiện các bước xây dựng thương hiệu, nhãn
hiệu, xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn địa lý để đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ Việt
Nam cho sản phẩm miến đao Giới Phiên. Ông Vũ Kim Việt - Chủ tịch UBND xã Giới
Phiên cho rằng, việc xây dựng, phát triển và quản lý thành công nhãn hiệu tập
thể cho sản phẩm miến đao Giới Phiên sẽ là điều kiện thuận lợi để nâng giá trị
kinh tế và uy tín thương hiệu của sản phẩm hướng tới các thị trường rộng lớn,
khuyến khích thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương.
Tại Đề
án Phát triển nghề và mở rộng làng nghề xã Giới Phiên, Phúc Lộc giai đoạn 2014
- 2016, thành phố ưu tiên bố trí vốn ngân sách thực hiện kiên cố hóa đường giao
thông nông thôn tại làng nghề và xã Giới Phiên, Phúc Lộc; đầu tư đường điện hạ
thế, đảm bảo cung cấp điện ổn định giúp các hộ sản xuất tại làng nghề vận hành
máy móc an toàn. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, các HTX mới đầu tư sản
xuất miến đao truyền thống, phát triển những sản phẩm mới từ bột đao theo
phương thức công nghiệp, áp dụng công nghệ mới tiến bộ, tạo ra những sản phẩm
hàng hóa có chất lượng cao, sản phẩm sạch, có tính cạnh tranh cao trên thị
trường, giúp cho làng nghề và nghề miến đao phát triển.
Mục
tiêu đến năm 2016, đưa sản lượng sản xuất miến đao lên trên 1.000 tấn, tăng mức
doanh thu trên 70 tỷ đồng, tạo được thương hiệu, ổn định và phát triển nghề,
nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tăng thu cho ngân sách địa phương. Việc xây
dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến đao Giới Phiên sẽ là mô
hình để nhân rộng cho các sản phẩm khác mang nhãn hiệu tập thể tại các địa
phương khác trong tỉnh như gạo nếp Tú Lệ, gạo Chiêm hương Đại Phú An…
Ông Vũ Kim Việt - Chủ tịch UBND xã Giới Phiên:
“Chúng tôi rất vui mừng và phấn khởi khi thành
phố tạo điều kiện, đầu tư để phát triển làng nghề miến của địa phương. Đây là
cơ hội để nhân dân phát triển nghề truyền thống, tham gia vào các hợp tác xã
để chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo ra những sản phẩm miến có chất lượng.
Về phía chính quyền địa phương, chúng tôi luôn
tạo mọi điều kiện để nhân dân có thể tham gia các lớp tập huấn, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Khi có nhãn hiệu, cấp ủy, chính quyền cũng sẽ vào
cuộc và có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc bà con thực hiện đúng quy trình, duy
trì được chất lượng của sản phẩm”.
Bà Phạm Thị Thu Hà - Khuyến nông viên cơ sở xã
Giới Phiên:
“Ban đầu, khi vận động các hộ gia đình tham
gia Hợp tác xã miến để sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất
khó khăn, bởi các hộ chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng và lợi ích kinh tế
bền vững của việc này.
Qua tuyên truyền, vận động, hiện đa phần các
hộ làm nghề tại địa phương , nhất là các thành viên Hợp tác xã miến cũng đã
thay đổi nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, giữ gìn uy tín sản phẩm của làng nghề. Tin tưởng rằng, khi sản phẩm có
nhãn hiệu tập thể và được bảo hộ về chất lượng, sản phẩm miến Giới Phiên sẽ
được nhiều người tiêu dùng đón nhận, giá thành ngày một tăng cao và trong
tương lai nhãn hiệu tập thể miến Giới Phiên sẽ ngày một phát triển mạnh hơn”.
Ông Trần Ngọc Tuấn - Thôn 6, xã Giới Phiên:
“Gia đình tôi đã làm miến được hơn 7 năm. Trên
thực tế khi mới bắt đầu tham gia Hợp tác xã miến, chúng tôi cũng gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là giá thành bán ra thị trường
chưa được cao hơn so với giá chung của các sản phẩm miến được sản xuất chưa
theo quy chuẩn trong làng nghề.
Tôi mong rằng trong thời gian tới, chính quyền
địa phương cũng như thành phố quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành
viên của hợp tác xã duy trì được chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt là đảm bảo
được sự công bằng về giá thành bán ra thị trường giữa những sản phẩm sản xuất
đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và những sản phẩm chưa theo quy chuẩn chất
lượng. Có như vậy, đời sống của chúng tôi mới ngày một được cải thiện và nâng
cao”.
Thu
Trang (thực
hiện)