CTTĐT- Với 20% diện tích đất tự nhiên là đất sản xuất kinh doanh chè, Bảo Hưng xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế, là cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông - lâm nghiệp của xã. Người dân trong xã tích cực cải tạo, đầu tư thâm canh và liên kết trong chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP để phấn đấu xây dựng thương hiệu chè cho riêng mình.
Người dân Bảo Hưng thu hái chè Bát Tiên
Gia đình bà Lương Thị Học ở thôn Khe Ngay, xã Bảo Hưng trước đây chỉ trồng chè trung du và chè cành già cỗi nên chất lượng búp kém, giá bán bấp bênh nên cho hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2010, khi xã vận động trồng cải tạo chè bằng giống cho năng suất cao, gia đình bà Học đã đăng ký trồng cải tạo hết diện tích bằng các giống chè chất lượng cao, đồng thời tham gia vào nhóm sản xuất chè VietGap nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với mong muốn sẽ nâng cao thu nhập, đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất chè sạch của địa phương. Bà Lương Thị Học ở thôn Khe Ngay, xã Bảo Hưng tâm sự: “Với 15 sào chè chất lượng cao Bát Tiên và Phúc Vân Tiên được trồng, chăm sóc và thu hái theo quy trình tiêu chuẩn VietGap. Vừa đảm bảo sức khỏe mà năng suất và giá thành sản phẩm tăng rất nhiều. Với giá bán dao động từ 200.000- 250.000 đồng/kg chè khô, hàng năm gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng”.
Xác định việc xây dựng các nhóm hộ và hợp tác xã sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm chè. Thương lái sẽ trực tiếp đến nhà của các nhóm trưởng để thu mua chè cho tất cả các thành viên trong nhóm. Điều này sẽ giúp ổn định và mở rộng diện tích cây chè, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa tại địa phương. Đặc biệt, trên địa bàn xã đã được nhà nước hỗ trợ triển khai dự án vùng sản xuất chè xanh an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó đã thành lập 6 nhóm hộ sản xuất với hơn 250 gia đình tham gia và đã có gần 108 ha chè được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Qua đây các hộ được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giám sát trong các khâu chăm sóc, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè.
Để sản phẩm chè của Bảo Hưng có giá trị, uy tín, thương hiệu trên thị trường, chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo và vận động các hộ dân thực hiện cải tạo diện tích chè trung du già cỗi, trồng mới thay thế bằng giống chè mới có chất lượng cao, thực hiện sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện toàn xã đã trồng cải tạo và trồng mới được hơn 150 ha, trong đó hơn 90 ha chè Bát Tiên, Phúc Vân Tiên và gần 60 ha giống chè lai LDP1, nâng tổng diện tích chè của xã lên hơn 230 ha. Năng suất chè búp tươi trung bình đạt 9-10 tấn/ha/năm; chè chất lượng cao năng suất đạt 6,5-7 tấn/ha/năm. Đến nay, trên địa bàn xã đã thành lập được Hợp tác xã sản xuất chè xanh chất lượng cao và được đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè theo công nghệ hiện đại. Đây là cơ hội để người làm chè Bảo Hưng xây dựng thương hiệu chè sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm chè ở địa phương. Anh Trần Văn Trường - Phó Chủ tịch HĐQT HTX sản xuất chè xanh CLC Bảo Hưng cho hay: “Để tạo uy tín cũng như thương hiệu cho sản phẩm chè của Bảo Hưng thì hiện nay HTX đang áp dụng chặt chẽ quy trình theo tiêu chuẩn, đảm bảo sản phẩm sạch ngay từ khâu thu mua, chế biến đến đóng gói sản phẩm”.
Bảo Hưng có diện tích trên 1.000 ha, hiện nay diện tích trồng chè chiếm 20% tổng diện tích đất tự nhiên của xã và có hơn 530 hộ dân phát triển kinh tế bằng cây chè. Thấy rõ tầm quan trọng của cây chè mang lại cho cuộc sống của người dân, những năm tiếp theo xã Bảo Hưng đang tăng cường công tác quản lý về quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè, tạo điều kiện, khuyến khích những hộ có điều kiện, tâm huyết, trách nhiệm trong sản xuất, chế biến chè để đầu tư, mở rộng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm đời sống và làm giàu. Tổ chức rà soát, quy hoạch vùng phát triển chè tập chung tại các thôn Khe Ngay, Ngòi Đong, Bảo Long, Bình Trà và Trực Thanh.
Đồng chí Trần Văn Bẩy, Bí thư Đảng ủy xã Bảo Hưng trao đổi: “Về định hướng phát triển cây chè trong thời gian tới của xã Bảo Hưng thì cùng với việc thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát các cơ sở, các hộ gia đình trong chế biến sản xuất chè chất lượng cao an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tạo thương hiệu có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đảng ủy, chính quyền xã cũng tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích nhóm hộ gia đình tự nguyện tâm huyết tham gia xây dựng Hợp tác xã chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh chè xanh an toàn hướng tới xây dựng làng nghề sản xuất chè có thương hiệu”.
Có thể khẳng định cây chè là nguồn kinh tế chủ lực của người dân Bảo Hưng, chính vì vậy để vùng chè phát triển bền vững, nhất thiết phải xây dựng cho được thương hiệu sản phẩm để có sự bảo hộ của Nhà nước đồng thời các hộ dân trong xã cũng cần liên kết tạo thành nhóm hộ hay tổ hợp tác hướng tới xây dựng làng nghề để cùng sản xuất, cùng tiêu thụ sản phẩm, tránh bị tư thương ép giá. Việc xây dựng các nhóm hộ, hợp tác xã sản xuất sẽ góp phần nâng cao nhận thức về sản xuất, chế biến chè an toàn; tự nâng cao chất lượng sản phẩm; làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình, đặc biệt thông qua hợp tác làm ăn, sản phẩm chè từng bước được chính người nông dân tạo dựng thương hiệu, gìn giữ thương hiệu và nâng cao chất lượng thương hiệu.
1504 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Với 20% diện tích đất tự nhiên là đất sản xuất kinh doanh chè, Bảo Hưng xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế, là cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông - lâm nghiệp của xã. Người dân trong xã tích cực cải tạo, đầu tư thâm canh và liên kết trong chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP để phấn đấu xây dựng thương hiệu chè cho riêng mình. Gia đình bà Lương Thị Học ở thôn Khe Ngay, xã Bảo Hưng trước đây chỉ trồng chè trung du và chè cành già cỗi nên chất lượng búp kém, giá bán bấp bênh nên cho hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2010, khi xã vận động trồng cải tạo chè bằng giống cho năng suất cao, gia đình bà Học đã đăng ký trồng cải tạo hết diện tích bằng các giống chè chất lượng cao, đồng thời tham gia vào nhóm sản xuất chè VietGap nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với mong muốn sẽ nâng cao thu nhập, đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất chè sạch của địa phương. Bà Lương Thị Học ở thôn Khe Ngay, xã Bảo Hưng tâm sự: “Với 15 sào chè chất lượng cao Bát Tiên và Phúc Vân Tiên được trồng, chăm sóc và thu hái theo quy trình tiêu chuẩn VietGap. Vừa đảm bảo sức khỏe mà năng suất và giá thành sản phẩm tăng rất nhiều. Với giá bán dao động từ 200.000- 250.000 đồng/kg chè khô, hàng năm gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng”.
Xác định việc xây dựng các nhóm hộ và hợp tác xã sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm chè. Thương lái sẽ trực tiếp đến nhà của các nhóm trưởng để thu mua chè cho tất cả các thành viên trong nhóm. Điều này sẽ giúp ổn định và mở rộng diện tích cây chè, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa tại địa phương. Đặc biệt, trên địa bàn xã đã được nhà nước hỗ trợ triển khai dự án vùng sản xuất chè xanh an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó đã thành lập 6 nhóm hộ sản xuất với hơn 250 gia đình tham gia và đã có gần 108 ha chè được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Qua đây các hộ được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giám sát trong các khâu chăm sóc, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè.
Để sản phẩm chè của Bảo Hưng có giá trị, uy tín, thương hiệu trên thị trường, chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo và vận động các hộ dân thực hiện cải tạo diện tích chè trung du già cỗi, trồng mới thay thế bằng giống chè mới có chất lượng cao, thực hiện sản xuất, chế biến chè xanh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện toàn xã đã trồng cải tạo và trồng mới được hơn 150 ha, trong đó hơn 90 ha chè Bát Tiên, Phúc Vân Tiên và gần 60 ha giống chè lai LDP1, nâng tổng diện tích chè của xã lên hơn 230 ha. Năng suất chè búp tươi trung bình đạt 9-10 tấn/ha/năm; chè chất lượng cao năng suất đạt 6,5-7 tấn/ha/năm. Đến nay, trên địa bàn xã đã thành lập được Hợp tác xã sản xuất chè xanh chất lượng cao và được đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè theo công nghệ hiện đại. Đây là cơ hội để người làm chè Bảo Hưng xây dựng thương hiệu chè sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm chè ở địa phương. Anh Trần Văn Trường - Phó Chủ tịch HĐQT HTX sản xuất chè xanh CLC Bảo Hưng cho hay: “Để tạo uy tín cũng như thương hiệu cho sản phẩm chè của Bảo Hưng thì hiện nay HTX đang áp dụng chặt chẽ quy trình theo tiêu chuẩn, đảm bảo sản phẩm sạch ngay từ khâu thu mua, chế biến đến đóng gói sản phẩm”.
Bảo Hưng có diện tích trên 1.000 ha, hiện nay diện tích trồng chè chiếm 20% tổng diện tích đất tự nhiên của xã và có hơn 530 hộ dân phát triển kinh tế bằng cây chè. Thấy rõ tầm quan trọng của cây chè mang lại cho cuộc sống của người dân, những năm tiếp theo xã Bảo Hưng đang tăng cường công tác quản lý về quy hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè, tạo điều kiện, khuyến khích những hộ có điều kiện, tâm huyết, trách nhiệm trong sản xuất, chế biến chè để đầu tư, mở rộng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm đời sống và làm giàu. Tổ chức rà soát, quy hoạch vùng phát triển chè tập chung tại các thôn Khe Ngay, Ngòi Đong, Bảo Long, Bình Trà và Trực Thanh.
Đồng chí Trần Văn Bẩy, Bí thư Đảng ủy xã Bảo Hưng trao đổi: “Về định hướng phát triển cây chè trong thời gian tới của xã Bảo Hưng thì cùng với việc thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát các cơ sở, các hộ gia đình trong chế biến sản xuất chè chất lượng cao an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tạo thương hiệu có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đảng ủy, chính quyền xã cũng tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích nhóm hộ gia đình tự nguyện tâm huyết tham gia xây dựng Hợp tác xã chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh chè xanh an toàn hướng tới xây dựng làng nghề sản xuất chè có thương hiệu”.
Có thể khẳng định cây chè là nguồn kinh tế chủ lực của người dân Bảo Hưng, chính vì vậy để vùng chè phát triển bền vững, nhất thiết phải xây dựng cho được thương hiệu sản phẩm để có sự bảo hộ của Nhà nước đồng thời các hộ dân trong xã cũng cần liên kết tạo thành nhóm hộ hay tổ hợp tác hướng tới xây dựng làng nghề để cùng sản xuất, cùng tiêu thụ sản phẩm, tránh bị tư thương ép giá. Việc xây dựng các nhóm hộ, hợp tác xã sản xuất sẽ góp phần nâng cao nhận thức về sản xuất, chế biến chè an toàn; tự nâng cao chất lượng sản phẩm; làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình, đặc biệt thông qua hợp tác làm ăn, sản phẩm chè từng bước được chính người nông dân tạo dựng thương hiệu, gìn giữ thương hiệu và nâng cao chất lượng thương hiệu.