Huyện Yên Bình là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chung sống, như: Tày, Dao, Cao Lan, Nùng... với bề dày truyền thống văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú. Những năm gần đây, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng đến công tác bảo tồn văn hóa, phong tục, tập quán.
Người Dao quần trắng xã Yên Thành trình diễn nghi lễ Cầu mùa.
Vũ điệu múa Tam thanh của người Cao Lan là một nét văn hóa tâm linh nhằm cảm tạ trời đất đã phù hộ cho vạn vật được sinh sôi. Ông Đinh Ngọc Chứ ở thôn 7, xã Bạch Hà - người sưu tầm và khôi phục lại điệu múa tam thanh cho biết: "Do đời sống khó khăn nên nhiều nét văn hoá truyền thống đã bị mai một. Để các dân tộc khác biết đến văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan nhiều hơn và lưu truyền cho thế hệ mai sau, tôi đã đi tìm hỏi từ một số cụ cao niên, tham khảo nhiều tài liệu nhằm khôi phục lại được điệu múa tam thanh”.
Người Dao quần trắng ở Yên Bình cũng có nhiều nét văn hóa đặc trưng; trong đó, điển hình là lễ hội cầu mùa. Theo nghệ nhân Hoàng Hữu Định ở thôn 2, xã Yên Thành, lễ hội cầu mùa của người Dao quần trắng thường được tổ chức vào dịp tháng 3 (âm lịch) hàng năm.
Lễ hội cầu mùa gồm có hai phần. Phần lễ cầu mong mưa thuận, gió hòa, con người mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt, hạt giống tra xuống không bị phá hoại. Trong phần hội, thanh niên nam, nữ tiến hành tra hạt trong không khí thi đua sôi nổi, thi cấy nhanh, cấy thẳng hàng, thi chăn nuôi giỏi, trồng cấy được nhiều diện tích... với hàm ý nhắc nhở con cháu chăm chỉ lao động, sản xuất đi đôi với bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, việc gìn giữ các trang phục truyền thống cũng được địa phương quan tâm. Chị Phạm Thị Thanh Nga - dân tộc Nùng ở thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên cho biết: "Trang phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản. Đó là những tấm vải thô nhuộm chàm đen bóng rồi cắt may thành quần áo, không thêu thùa nhiều hoa văn, ngoài viền áo màu đỏ và đôi đai xanh, tím thắt ở lưng. Trước đây, do đời sống khó khăn nên người ta cũng ít quan tâm đến. Hiện nay, khi kinh tế đã dần ổn định, bà con cũng đã quan tâm nhiều đến việc may trang phục truyền thống để mặc trong những ngày lễ hội”.
Ông Lương Xuân Tứ - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Yên Bình cho biết: "Để công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc hiệu quả hơn, chúng tôi vận động đội ngũ các nghệ nhân, diễn viên quần chúng ở các địa phương tích cực tập luyện để tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng của huyện, tỉnh và một số lễ hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, tiếp tục phục dựng lại một số lễ hội đã bị mai một để góp phần đa dạng thêm văn hóa truyền thống của các DTTS trong huyện”.
1164 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Huyện Yên Bình là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chung sống, như: Tày, Dao, Cao Lan, Nùng... với bề dày truyền thống văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú. Những năm gần đây, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng đến công tác bảo tồn văn hóa, phong tục, tập quán.Vũ điệu múa Tam thanh của người Cao Lan là một nét văn hóa tâm linh nhằm cảm tạ trời đất đã phù hộ cho vạn vật được sinh sôi. Ông Đinh Ngọc Chứ ở thôn 7, xã Bạch Hà - người sưu tầm và khôi phục lại điệu múa tam thanh cho biết: "Do đời sống khó khăn nên nhiều nét văn hoá truyền thống đã bị mai một. Để các dân tộc khác biết đến văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan nhiều hơn và lưu truyền cho thế hệ mai sau, tôi đã đi tìm hỏi từ một số cụ cao niên, tham khảo nhiều tài liệu nhằm khôi phục lại được điệu múa tam thanh”.
Người Dao quần trắng ở Yên Bình cũng có nhiều nét văn hóa đặc trưng; trong đó, điển hình là lễ hội cầu mùa. Theo nghệ nhân Hoàng Hữu Định ở thôn 2, xã Yên Thành, lễ hội cầu mùa của người Dao quần trắng thường được tổ chức vào dịp tháng 3 (âm lịch) hàng năm.
Lễ hội cầu mùa gồm có hai phần. Phần lễ cầu mong mưa thuận, gió hòa, con người mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt, hạt giống tra xuống không bị phá hoại. Trong phần hội, thanh niên nam, nữ tiến hành tra hạt trong không khí thi đua sôi nổi, thi cấy nhanh, cấy thẳng hàng, thi chăn nuôi giỏi, trồng cấy được nhiều diện tích... với hàm ý nhắc nhở con cháu chăm chỉ lao động, sản xuất đi đôi với bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, việc gìn giữ các trang phục truyền thống cũng được địa phương quan tâm. Chị Phạm Thị Thanh Nga - dân tộc Nùng ở thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên cho biết: "Trang phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản. Đó là những tấm vải thô nhuộm chàm đen bóng rồi cắt may thành quần áo, không thêu thùa nhiều hoa văn, ngoài viền áo màu đỏ và đôi đai xanh, tím thắt ở lưng. Trước đây, do đời sống khó khăn nên người ta cũng ít quan tâm đến. Hiện nay, khi kinh tế đã dần ổn định, bà con cũng đã quan tâm nhiều đến việc may trang phục truyền thống để mặc trong những ngày lễ hội”.
Ông Lương Xuân Tứ - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Yên Bình cho biết: "Để công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc hiệu quả hơn, chúng tôi vận động đội ngũ các nghệ nhân, diễn viên quần chúng ở các địa phương tích cực tập luyện để tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng của huyện, tỉnh và một số lễ hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, tiếp tục phục dựng lại một số lễ hội đã bị mai một để góp phần đa dạng thêm văn hóa truyền thống của các DTTS trong huyện”.