CTTĐT - Chỉ số Thiết chế pháp lý là chỉ số đo lường lòng tin của doanh nghiệp đối với hệ thống toà án, tư pháp của tỉnh, các thiết chế pháp lý có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm, nhũng nhiễu của cán bộ công quyền ở địa phương. Năm 2014, chỉ số này của tỉnh Yên Bái xếp thứ 58/63 ở nhóm rất thấp, đòi hỏi hệ thống tư pháp của tỉnh phải có nhiều giải pháp hữu hiệu để đem lại lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp và cải thiện PCI tại Yên Bái.
UBND tỉnh Yên Bái vừa tổ chức buổi tọa đàm về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cuối tháng 7/2015.
PCI là chỉ số đo lường và xếp hạng chất
lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương qua đánh giá, cảm nhận của
các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và xây dựng môi
trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp và dân doanh.
|
Để xây dựng chỉ số năng lực cạnh
tranh tin cậy, hàng năm, VCCI tiến hành khảo sát khoảng 10.000 doanh nghiệp tại
các tỉnh, thành phố theo phương pháp chọn mẫu, phân tổ. Năm 2012, đã tiến hành
khảo sát 8.053 doanh nghiệp địa phương và 1.540 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. PCI được xây dựng dựa trên 9 lĩnh vực: gia nhập thị trường, tiếp cận đất
đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động,
hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Mỗi lĩnh vực được
tính điểm tối đa là 10 điểm.
Từ năm 2006 - 2012, tỉnh Yên Bái
được VCCI xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó, năm 2006 - 2008, chỉ
số năng lực cạnh tranh PCI của Yên Bái xếp vào nhóm khá, vị trí từ 15 đến 19/64
tỉnh, thành cả nước. Ba năm tiếp theo (2009 - 2011) được xếp vào nhóm tốt, cụ
thể năm 2009 xếp thứ 23/63, năm 2010 xếp thứ 21/63 và năm 2011 xếp thứ 14/63
tỉnh, thành cả nước. So với năm 2011, chỉ có duy nhất một chỉ số là tính minh
bạch tăng 24 lần; 8 chỉ số bị tụt hạng sâu trong đó thiết chế pháp lý có trọng
số thấp (5%), giảm 13 bậc. Trong khi đó, bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới
tác động mạnh vào kinh tế Việt Nam
làm cho kinh tế của tỉnh càng khó khăn hơn. Là một tỉnh nghèo, không nằm trong
vùng trọng điểm kinh tế của cả nước, không có cửa khẩu, chỉ số năng lực cạnh
tranh của Yên Bái thấp sẽ khó hấp dẫn các nhà đầu tư và làm cho các nhà đầu tư
đang kinh doanh trên địa bàn thiếu yên tâm, lòng tin giảm sút. Để khắc phục
tình trạng trên, phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng môi trường
thông thoáng, thực sự minh bạch, hấp dẫn, tỉnh Yên Bái đã ban hành Chương trình
hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020,
trong đó đã nêu rõ các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao Chỉ số Thiết chế pháp
lý tại Yên Bái để đem lại lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp.
Theo đó, thực hiện nguyên tắc hệ
thống tư pháp của tỉnh cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của
cán bộ. Hệ thống tư pháp thể hiện được tính ưu việt là nơi doanh nghiệp tin
tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp
đồng; Thông tin tuyên truyền để khuyến khích doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa
án để giải quyết các tranh chấp; Triệt tiêu tình trạng chi phí không chính thức
trong quá trình giải quyết tranh chấp, giải quyết vụ án. Thể hiện tính công
bằng, nghiêm minh trong quá trình xét xử. Bảo đảm Tòa án các cấp của tỉnh xử lý
các vụ kiện kinh tế nhanh chóng và phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực và
hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp nhằm đảm bảo các thiết chế pháp lý được
thực thi đúng quy định, đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp kinh tế cũng
như khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Công bố công khai các trình
tự, thủ tục tố tụng, khiếu nại, tố cáo và quy định rõ thời gian giải quyết các
vụ việc, đảm bảo được nhanh chóng, công bằng, hợp lý; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp
trong việc lập thủ tục, hồ sơ khiếu nại, giải quyết tranh chấp. Đồng thời, tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ không để nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm quy định của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, tỉnh sẽ triển khai chương
trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn. Nâng cao hiệu lực xét xử
của tòa án, tránh hình sự hóa các vụ án kinh tế, vụ việc tranh chấp thương mại
và có biện pháp tổ chức thi hành các vụ án đã được xét xử, tạo thuận lợi cho
các bên chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đảm bảo bản án được thực thi theo
đúng pháp luật./.
3043 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chỉ số Thiết chế pháp lý là chỉ số đo lường lòng tin của doanh nghiệp đối với hệ thống toà án, tư pháp của tỉnh, các thiết chế pháp lý có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm, nhũng nhiễu của cán bộ công quyền ở địa phương. Năm 2014, chỉ số này của tỉnh Yên Bái xếp thứ 58/63 ở nhóm rất thấp, đòi hỏi hệ thống tư pháp của tỉnh phải có nhiều giải pháp hữu hiệu để đem lại lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp và cải thiện PCI tại Yên Bái.
PCI là chỉ số đo lường và xếp hạng chất
lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương qua đánh giá, cảm nhận của
các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và xây dựng môi
trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp và dân doanh.
Để xây dựng chỉ số năng lực cạnh
tranh tin cậy, hàng năm, VCCI tiến hành khảo sát khoảng 10.000 doanh nghiệp tại
các tỉnh, thành phố theo phương pháp chọn mẫu, phân tổ. Năm 2012, đã tiến hành
khảo sát 8.053 doanh nghiệp địa phương và 1.540 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. PCI được xây dựng dựa trên 9 lĩnh vực: gia nhập thị trường, tiếp cận đất
đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động,
hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Mỗi lĩnh vực được
tính điểm tối đa là 10 điểm.
Từ năm 2006 - 2012, tỉnh Yên Bái
được VCCI xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó, năm 2006 - 2008, chỉ
số năng lực cạnh tranh PCI của Yên Bái xếp vào nhóm khá, vị trí từ 15 đến 19/64
tỉnh, thành cả nước. Ba năm tiếp theo (2009 - 2011) được xếp vào nhóm tốt, cụ
thể năm 2009 xếp thứ 23/63, năm 2010 xếp thứ 21/63 và năm 2011 xếp thứ 14/63
tỉnh, thành cả nước. So với năm 2011, chỉ có duy nhất một chỉ số là tính minh
bạch tăng 24 lần; 8 chỉ số bị tụt hạng sâu trong đó thiết chế pháp lý có trọng
số thấp (5%), giảm 13 bậc. Trong khi đó, bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới
tác động mạnh vào kinh tế Việt Nam
làm cho kinh tế của tỉnh càng khó khăn hơn. Là một tỉnh nghèo, không nằm trong
vùng trọng điểm kinh tế của cả nước, không có cửa khẩu, chỉ số năng lực cạnh
tranh của Yên Bái thấp sẽ khó hấp dẫn các nhà đầu tư và làm cho các nhà đầu tư
đang kinh doanh trên địa bàn thiếu yên tâm, lòng tin giảm sút. Để khắc phục
tình trạng trên, phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng môi trường
thông thoáng, thực sự minh bạch, hấp dẫn, tỉnh Yên Bái đã ban hành Chương trình
hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020,
trong đó đã nêu rõ các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao Chỉ số Thiết chế pháp
lý tại Yên Bái để đem lại lòng tin cho cộng đồng doanh nghiệp.
Theo đó, thực hiện nguyên tắc hệ
thống tư pháp của tỉnh cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của
cán bộ. Hệ thống tư pháp thể hiện được tính ưu việt là nơi doanh nghiệp tin
tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp
đồng; Thông tin tuyên truyền để khuyến khích doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa
án để giải quyết các tranh chấp; Triệt tiêu tình trạng chi phí không chính thức
trong quá trình giải quyết tranh chấp, giải quyết vụ án. Thể hiện tính công
bằng, nghiêm minh trong quá trình xét xử. Bảo đảm Tòa án các cấp của tỉnh xử lý
các vụ kiện kinh tế nhanh chóng và phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực và
hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp nhằm đảm bảo các thiết chế pháp lý được
thực thi đúng quy định, đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp kinh tế cũng
như khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Công bố công khai các trình
tự, thủ tục tố tụng, khiếu nại, tố cáo và quy định rõ thời gian giải quyết các
vụ việc, đảm bảo được nhanh chóng, công bằng, hợp lý; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp
trong việc lập thủ tục, hồ sơ khiếu nại, giải quyết tranh chấp. Đồng thời, tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ không để nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm quy định của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, tỉnh sẽ triển khai chương
trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn. Nâng cao hiệu lực xét xử
của tòa án, tránh hình sự hóa các vụ án kinh tế, vụ việc tranh chấp thương mại
và có biện pháp tổ chức thi hành các vụ án đã được xét xử, tạo thuận lợi cho
các bên chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đảm bảo bản án được thực thi theo
đúng pháp luật./.