Chính phủ vừa ban hành Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Ảnh minh họa
Nghị định này quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với đập có chiều cao từ 5 m trở lên hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 trở lên và an toàn cho vùng hạ du đập.
Về nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, Nghị định nêu rõ: Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước.
Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.
Nghị định quy định cụ thể quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác.
Trong đó, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước. Cụ thể, phải kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước.
Trước mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
Sau mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng của đập, hồ chứa nước; rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp.
Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động đất mạnh tại khu vực công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước. Trường hợp phát hiện đập, hồ chứa nước có hư hỏng đột xuất, phải báo cáo ngay cho chủ sở hữu, chủ quản lý đập, hồ chứa nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải thực hiện ngay biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
Cứu hộ đập, hồ chứa nước
Trường hợp xảy ra sự cố có thể gây mất an toàn đập, hồ chứa nước, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi và chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phải triển khai cứu hộ khẩn cấp, xử lý khắc phục sự cố, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ và kịp thời triển khai kế hoạch ứng phó.
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức việc cứu hộ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, tham gia cứu hộ đập, hồ chứa nước cho địa phương khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, quyết định theo thẩm quyền biện pháp xử lý khẩn cấp, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai trong trường hợp xảy ra lũ, ngập lụt do sự cố đập gây thiệt hại cho vùng hạ du đập trên địa bàn. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên hoặc Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai hỗ trợ, xử lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện biện pháp huy động lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý.
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện pháp cứu hộ đập, hồ chứa nước, ứng phó đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố vỡ đập trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.
1305 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.Nghị định này quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với đập có chiều cao từ 5 m trở lên hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 trở lên và an toàn cho vùng hạ du đập.
Về nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, Nghị định nêu rõ: Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước.
Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.
Nghị định quy định cụ thể quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn khai thác.
Trong đó, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước. Cụ thể, phải kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước.
Trước mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
Sau mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng của đập, hồ chứa nước; rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp.
Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động đất mạnh tại khu vực công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước. Trường hợp phát hiện đập, hồ chứa nước có hư hỏng đột xuất, phải báo cáo ngay cho chủ sở hữu, chủ quản lý đập, hồ chứa nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải thực hiện ngay biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
Cứu hộ đập, hồ chứa nước
Trường hợp xảy ra sự cố có thể gây mất an toàn đập, hồ chứa nước, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi và chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phải triển khai cứu hộ khẩn cấp, xử lý khắc phục sự cố, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ và kịp thời triển khai kế hoạch ứng phó.
Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức việc cứu hộ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, tham gia cứu hộ đập, hồ chứa nước cho địa phương khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, quyết định theo thẩm quyền biện pháp xử lý khẩn cấp, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai trong trường hợp xảy ra lũ, ngập lụt do sự cố đập gây thiệt hại cho vùng hạ du đập trên địa bàn. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên hoặc Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai hỗ trợ, xử lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện biện pháp huy động lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý.
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện pháp cứu hộ đập, hồ chứa nước, ứng phó đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố vỡ đập trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.