Chặng đường 37 năm (1978 - 2015) xây dựng và phát triển, Bảo tàng tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc cả về tổ chức bộ máy và hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, trở thành một trong những thiết chế văn hóa quan trọng, có những đóng góp đáng kể thành tích chung của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Ngay từ khi thành lập, tuy cơ sở vật chất còn hết sức thiếu thốn, khó khăn do chiến tranh phải sơ tán và di chuyển nhiều lần, do tách nhập tỉnh và chỗ ở chưa ổn định, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn mỏng, chưa được đào tạo bài bản, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của của UBND tỉnh, trực tiếp là Ty Thông tin sau này là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Dù ở thời kỳ nào hoạt động lồng ghép hay độc lập, tập thể các cán bộ và viên chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tàng luôn đoàn kết, đồng lòng khắc phục vượt mọi khó khăn, thực hiện chức năng tham mưu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống dân tộc.
Trải qua chặng đường dài đầy khó khăn, vất vả và kiên trì miệt mài phấn đấu cho sự nghiệp, các thế hệ cán bộ, viên chức Bảo tàng tỉnh mới hiện nay đã được đào tạo bồi dưỡng bài bản trở thành một đội ngũ cán bộ tâm huyết, yêu nghề, có phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Tổ chức bộ máy không ngừng được kiện toàn, cơ sở vật chất được tỉnh đầu tư xây dựng mới, trang thiết bị được từng bước tăng cường và hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp trong tình hình mới. Các phòng chức năng hoạt động chuyên môn luôn được Ban giám đốc đơn vị quan tâm đẩy mạnh và dần đi vào chiều sâu từ công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật, đến nội dung trưng bày lưu động và trưng bày cố định tại Bảo tàng mới sắp tới. Tất cả vì mục tiêu chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của đông đảo quần chúng nhân dân.
Ngày 2/9/2008, công trình Nhà Bảo tàng tỉnh chính thức được khởi công xây dựng với nguồn kinh phí đầu tư hơn 70 tỷ đồng. Có thể nói công trình là niềm mong mỏi không chỉ đối với những người làm công tác bảo tàng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng, thiết thực với nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Vừa qua, công trình đã khánh thành giai đoạn I và bàn giao cho đơn vị chủ quản. Trong tương lai không xa, bảo tàng mới sẽ trở thành địa chỉ quen thuộc của đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh và khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước mỗi lần đến với Yên Bái nơi cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc.
Cùng với xu thế chung, sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc Yên Bái, đang đứng trước những thời cơ và thách thức đòi hỏi toàn ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh nói chung, công tác bảo tàng nói riêng phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trước các yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra. Để bản sắc dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa không bị mai một, vấn đề dự báo và quan tâm nhất hiện nay là cần tập trung nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ tại nhà bảo tàng mới đã được tỉnh đầu tư xây dựng để làm sao phát huy thật hiệu quả cao nhất. Góp phần cùng toàn ngành thực hiện thắng lợi Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
1034 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chặng đường 37 năm (1978 - 2015) xây dựng và phát triển, Bảo tàng tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc cả về tổ chức bộ máy và hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, trở thành một trong những thiết chế văn hóa quan trọng, có những đóng góp đáng kể thành tích chung của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh.Ngay từ khi thành lập, tuy cơ sở vật chất còn hết sức thiếu thốn, khó khăn do chiến tranh phải sơ tán và di chuyển nhiều lần, do tách nhập tỉnh và chỗ ở chưa ổn định, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn mỏng, chưa được đào tạo bài bản, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của của UBND tỉnh, trực tiếp là Ty Thông tin sau này là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Dù ở thời kỳ nào hoạt động lồng ghép hay độc lập, tập thể các cán bộ và viên chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tàng luôn đoàn kết, đồng lòng khắc phục vượt mọi khó khăn, thực hiện chức năng tham mưu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống dân tộc.
Trải qua chặng đường dài đầy khó khăn, vất vả và kiên trì miệt mài phấn đấu cho sự nghiệp, các thế hệ cán bộ, viên chức Bảo tàng tỉnh mới hiện nay đã được đào tạo bồi dưỡng bài bản trở thành một đội ngũ cán bộ tâm huyết, yêu nghề, có phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Tổ chức bộ máy không ngừng được kiện toàn, cơ sở vật chất được tỉnh đầu tư xây dựng mới, trang thiết bị được từng bước tăng cường và hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp trong tình hình mới. Các phòng chức năng hoạt động chuyên môn luôn được Ban giám đốc đơn vị quan tâm đẩy mạnh và dần đi vào chiều sâu từ công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật, đến nội dung trưng bày lưu động và trưng bày cố định tại Bảo tàng mới sắp tới. Tất cả vì mục tiêu chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của đông đảo quần chúng nhân dân.
Ngày 2/9/2008, công trình Nhà Bảo tàng tỉnh chính thức được khởi công xây dựng với nguồn kinh phí đầu tư hơn 70 tỷ đồng. Có thể nói công trình là niềm mong mỏi không chỉ đối với những người làm công tác bảo tàng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng, thiết thực với nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. Vừa qua, công trình đã khánh thành giai đoạn I và bàn giao cho đơn vị chủ quản. Trong tương lai không xa, bảo tàng mới sẽ trở thành địa chỉ quen thuộc của đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh và khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước mỗi lần đến với Yên Bái nơi cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc.
Cùng với xu thế chung, sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc Yên Bái, đang đứng trước những thời cơ và thách thức đòi hỏi toàn ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh nói chung, công tác bảo tàng nói riêng phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trước các yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra. Để bản sắc dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa không bị mai một, vấn đề dự báo và quan tâm nhất hiện nay là cần tập trung nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ tại nhà bảo tàng mới đã được tỉnh đầu tư xây dựng để làm sao phát huy thật hiệu quả cao nhất. Góp phần cùng toàn ngành thực hiện thắng lợi Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.