Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Phong tục, tập quán canh tác ruộng bậc thang qua nhiều đời đã tạo nên nét đẹp văn hóa độc đáo Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Nằm trên độ cao hơn 2.000 mét, ruộng bậc
thang là một công trình nghệ thuật giữa núi rừng hùng vỹ do chính những người
dân bản địa tạo nên. Đến với Mù Cang Chải, dù chỉ một lần ta cũng cảm nhận được
sự giàu có của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp tình người. Tới
đây, đâu đâu ta cũng bắt gặp những thửa ruộng tầng tầng lớp lớp trải rộng khắp
từ chân lên đến đỉnh núi với sắc màu thay đổi theo mùa vụ hoà quyện những cánh
rừng thông bạt ngàn, những đồi cây “tớ dảy” khoe sắc hồng, những khe suối róc
rách, những tiếng chim Câu Kỷ Giàng hót gọi mùa. Đi dọc theo quốc lộ 32 về phía
Tây Bắc, chúng ta sẽ bắt gặp những thửa ruộng bậc thang nằm ở các xã La Pán
Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình...
Hiện nay, ruộng bậc thang Mù Cang Chải có
diện tích 330,11 ha đã được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2007 ở
ba xã nói trên. Còn toàn huyện thì tổng diện tích có tới 2.500ha ruộng bậc
thang. So với làm lúa nương, ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất cao, ổn
định lương thực cho nhân dân, mà còn làm nên danh lam thắng cảnh kỳ vĩ. Đó là sản
phẩm hội tụ các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Mông ở vùng cao.
Những tri thức, kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời của đồng bào được thể hiện
rõ nét từ việc lựa chọn vùng đất, xác lập quyền sử dụng tới các công đoạn khai
khẩn như: phát cỏ, dọn mặt bằng, đánh gốc cây, đào và san ruộng, làm bờ giữ
nước…
Những công việc này được tiếp nối từ thế hệ
này qua thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng tựa như những bức tranh nghệ thuật
nơi lưng núi. Những thửa ruộng xếp tầng, xếp lớp trải rộng, những “mâm xôi
vàng”, “mâm xôi xanh” này hiện lên hùng vĩ giữa bạt ngàn núi rừng Tây Bắc như
để dâng lên trời đất và thể hiện cuộc sống ấm no của đồng bào. Anh Vàng A Giống
là người dân ở nơi đây chia sẻ: "Tôi cũng như nhiều người dân nơi đây rất
tự hào ruộng bậc thang của mình được trở thành danh thắng quốc gia".
Ruộng bậc thang không chỉ là một hình thức
canh tác đặc trưng của người Mông mà chính từ sự sáng tạo này đã tạo nên một
cảnh quan kỳ vĩ, hấp dẫn và trở thành di sản văn hoá quý báu. Khai khẩn ruộng
bậc thang là quá trình công phu, tốn nhiều công sức, trong đó cũng thể hiện
kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời của đồng bào Mông. Có thể khẳng định, sản phẩm
này là kết quả của quá trình lao động và đúc kết kinh nghiệm cộng với sự sáng
tạo của người Mông sinh sống trong vùng đồi núi. Ruộng bậc thang là một phương
thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần nhuyễn giữa canh tác nương rẫy và ruộng
nước. Như vậy, quá trình khai khẩn để hình thành và canh tác được ruộng bậc
thang phải có thời gian lâu dài. Qua đó, ta cũng thấy được người Mông trên vùng
đất này đã cư trú ổn định ở đây lâu dài và phải có kinh nghiệm trong việc trồng
lúa nước. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là điểm đến để khám phá, tìm hiểu về
cách thức canh tác ruộng bậc thang, về con người nơi đây.
Bà Lương Thị Xuyến - Phó chủ tịch UBND
huyện Mù Cang Chải cho biết: “Việc tổ chức Tuần Văn hóa, du lịch Danh thắng
Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2015 là dịp để nhân dân các dân tộc
huyện quảng bá, giới thiệu về quê hương, con người, tiềm năng, thế mạnh và bản
sắc văn hóa với du khách. Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ruộng
bậc thang, trong thời gian tới, các xã đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân làm tốt việc tôn tạo, gìn giữ những thửa ruộng bậc thang”.
Với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho
Mù Cang Chải, cùng với sự sáng tạo của con người nơi đây, ruộng bậc thang là
tài sản quý giá của Mù Cang Chải nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung mà
không phải vùng cao nào cũng có được. Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang -
không chỉ là một di sản văn hoá quý báu của quốc gia mà còn là nguồn lực để Mù
Cang Chải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên con đường đổi mới.
1167 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Phong tục, tập quán canh tác ruộng bậc thang qua nhiều đời đã tạo nên nét đẹp văn hóa độc đáo Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Nằm trên độ cao hơn 2.000 mét, ruộng bậc
thang là một công trình nghệ thuật giữa núi rừng hùng vỹ do chính những người
dân bản địa tạo nên. Đến với Mù Cang Chải, dù chỉ một lần ta cũng cảm nhận được
sự giàu có của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp tình người. Tới
đây, đâu đâu ta cũng bắt gặp những thửa ruộng tầng tầng lớp lớp trải rộng khắp
từ chân lên đến đỉnh núi với sắc màu thay đổi theo mùa vụ hoà quyện những cánh
rừng thông bạt ngàn, những đồi cây “tớ dảy” khoe sắc hồng, những khe suối róc
rách, những tiếng chim Câu Kỷ Giàng hót gọi mùa. Đi dọc theo quốc lộ 32 về phía
Tây Bắc, chúng ta sẽ bắt gặp những thửa ruộng bậc thang nằm ở các xã La Pán
Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình...
Hiện nay, ruộng bậc thang Mù Cang Chải có
diện tích 330,11 ha đã được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2007 ở
ba xã nói trên. Còn toàn huyện thì tổng diện tích có tới 2.500ha ruộng bậc
thang. So với làm lúa nương, ruộng bậc thang không chỉ cho năng suất cao, ổn
định lương thực cho nhân dân, mà còn làm nên danh lam thắng cảnh kỳ vĩ. Đó là sản
phẩm hội tụ các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Mông ở vùng cao.
Những tri thức, kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời của đồng bào được thể hiện
rõ nét từ việc lựa chọn vùng đất, xác lập quyền sử dụng tới các công đoạn khai
khẩn như: phát cỏ, dọn mặt bằng, đánh gốc cây, đào và san ruộng, làm bờ giữ
nước…
Những công việc này được tiếp nối từ thế hệ
này qua thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng tựa như những bức tranh nghệ thuật
nơi lưng núi. Những thửa ruộng xếp tầng, xếp lớp trải rộng, những “mâm xôi
vàng”, “mâm xôi xanh” này hiện lên hùng vĩ giữa bạt ngàn núi rừng Tây Bắc như
để dâng lên trời đất và thể hiện cuộc sống ấm no của đồng bào. Anh Vàng A Giống
là người dân ở nơi đây chia sẻ: "Tôi cũng như nhiều người dân nơi đây rất
tự hào ruộng bậc thang của mình được trở thành danh thắng quốc gia".
Ruộng bậc thang không chỉ là một hình thức
canh tác đặc trưng của người Mông mà chính từ sự sáng tạo này đã tạo nên một
cảnh quan kỳ vĩ, hấp dẫn và trở thành di sản văn hoá quý báu. Khai khẩn ruộng
bậc thang là quá trình công phu, tốn nhiều công sức, trong đó cũng thể hiện
kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời của đồng bào Mông. Có thể khẳng định, sản phẩm
này là kết quả của quá trình lao động và đúc kết kinh nghiệm cộng với sự sáng
tạo của người Mông sinh sống trong vùng đồi núi. Ruộng bậc thang là một phương
thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần nhuyễn giữa canh tác nương rẫy và ruộng
nước. Như vậy, quá trình khai khẩn để hình thành và canh tác được ruộng bậc
thang phải có thời gian lâu dài. Qua đó, ta cũng thấy được người Mông trên vùng
đất này đã cư trú ổn định ở đây lâu dài và phải có kinh nghiệm trong việc trồng
lúa nước. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là điểm đến để khám phá, tìm hiểu về
cách thức canh tác ruộng bậc thang, về con người nơi đây.
Bà Lương Thị Xuyến - Phó chủ tịch UBND
huyện Mù Cang Chải cho biết: “Việc tổ chức Tuần Văn hóa, du lịch Danh thắng
Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2015 là dịp để nhân dân các dân tộc
huyện quảng bá, giới thiệu về quê hương, con người, tiềm năng, thế mạnh và bản
sắc văn hóa với du khách. Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ruộng
bậc thang, trong thời gian tới, các xã đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân làm tốt việc tôn tạo, gìn giữ những thửa ruộng bậc thang”.
Với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho
Mù Cang Chải, cùng với sự sáng tạo của con người nơi đây, ruộng bậc thang là
tài sản quý giá của Mù Cang Chải nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung mà
không phải vùng cao nào cũng có được. Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang -
không chỉ là một di sản văn hoá quý báu của quốc gia mà còn là nguồn lực để Mù
Cang Chải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên con đường đổi mới.