Với mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đối với 6 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó xây dựng 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã của huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới.
Nhân dân xã Minh Quân tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 huyện Trấn Yên ra mắt huyện nông thôn mới của tỉnh, những năm qua bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của nhân dân, sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Trấn Yên đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện; kết cấu hạ tầng đầu tư và từng bước hoàn thiện, trong đó có sự thay đổi đáng kể về hạ tầng giao thông nông thôn; tình hình an ninh trật tự ở khu vực nông thôn trong huyện được giữ vững, nhân dân yên tâm đầu tư phát triển kinh tế, đóng góp tiền của, ngày công lao động cùng chung tay thực hiện chương trình XDNTM ở địa phương.
Minh Quân là một trong 5 xã của huyện Trấn Yên được chọn làm điểm chỉ đạo XDNTM năm 2017. Từ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của người dân, kết quả cụ thể được thể hiện qua hơn 6 năm triển khai thực hiện chương trình, bộ mặt nông thôn xã có nhiều khởi sắc. Sau 6 năm, xã đã huy động được 26 tỷ đồng để XDNTM, trong đó nhân dân đóng góp 5 tỷ đồng. Từ nguồn lực này, xã đã tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa của xã, kiên cố hóa được 13,27 km đường giao thông nông thôn, đạt 67,98% đảm bảo cho người và các phương tiện đi lại tốt 4 mùa; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 tăng lên 26 triệu đồng; hộ nghèo đa chiều giảm còn 9,02%.
Ông Lê Trung Kiên – Chủ tịch UBND xã Minh Quân cho biết: "Trong XDNTM, Minh Quân đã phát huy tốt quy chế dân chủ, coi nhân dân là chủ thể trong việc thực hiện các hạng mục của chương trình, tất cả mọi nguồn lực đầu tư, đóng góp đều được thực hiện công khai minh bạch, người dân có quyền kiểm tra giám sát tiến độ thi công của tất cả các hạng mục, từ đó đã tạo thành phong trào sôi nổi trong tất cả các thôn để Minh Quân hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Hưng Khánh cũng là xã được chọn để ra mắt xã NTM trong năm 2017. Mặc dù điểm xuất phát thấp song Hưng Khánh đã biết chọn cho mình một hướng đi riêng. Đó là tập trung thực hiện tốt tiêu chí tổ chức hình thức sản xuất bằng việc quy hoạch và hình thành vùng cây ăn quả tập trung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập người dân.
Tranh thủ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã Hưng Khánh cũng khuyến khích nhân dân mở rộng các mô hình chăn nuôi tập trung, mở mang các ngành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập thúc đẩy kinh tế địa phương.
Nhờ đó đến nay, xã Hưng Khánh đã có trên 23 mô hình nuôi lợn trên 50 con và nuôi trâu, bò trên 10 con, 16 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. Nhờ thực hiện tốt tiêu chí tổ chức hình thức sản xuất đã góp phần tăng thu nhập của nhân dân lên 26 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% năm 2017.
Cũng được huyện Trấn Yên lựa chọn để ra mắt xã nông thôn mới năm 2017, ngay sau khi được phê duyệt, xã Vân Hội đã xác định, đây chính là cơ hội thúc đẩy phát triển. kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Xác định thục đẩy phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập để xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân vẫn là mục tiêu hàng đầu, những năm qua, xã Vân Hội đã thực hiện nhiều biện pháp giúp người dân phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đưa các giống cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Qua đó, toàn xã hiện có trên 70 mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung và nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy sản theo hướng bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Đình Kiên - Chủ tịch UBND xã Vân Hội cho biết: "Cái khó khăn lớn nhất của xã khi bắt tay thực hiện Chương trình là tỷ lệ hộ nghèo cao, xã có 3 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính bởi vậy mà việc lựa chọn tiêu chí nào cần làm trước phải được thống nhất trong cấp ủy, chính quyền và người dân để tạo sự đồng lòng nhất trí cao, tránh việc bắt người dân làm quá sức mình. Bởi vậy mà việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất hợp lý sẽ là bài toán để giảm tỷ lệ hộ nghèo, người dân có thu nhập thì việc huy động đóng góp nguồn lực sẽ thuận tiện hơn”.
Với mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đối với 6 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó xây dựng 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã của huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới, Ban Chỉ đạo XDNTM huyện Trấn Yên tập trung chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến cơ sở, triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, giảm nghèo để nâng cao đời sống nhân dân.
Ông Nguyễn Đình Chiến – Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Để hoàn thành các tiêu chí theo quy định, lồng ghép, cân đối các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện để phân bổ cho các xã, đặc biệt đối với các xã phấn đấu hoàn thành nông thôn mới năm 2017, huyện Trấn Yên chỉ đạo các xã phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với phát động giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình ở xã, thôn, vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm và phát triển sản xuất đến toàn thể nhân dân tạo khí thế thi đua sôi nổi.
Cùng với đó là chỉ đạo các địa phương tập trung chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, chuyển những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như tre măng Bát Độ, quế, cây ăn quả, dâu tằm, phát triển mở rộng diện tích một số cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện, giúp cho nhân dân phát triển kinh tế…”.
Nhờ đó, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Trấn Yên đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện; kết cấu hạ tầng đầu tư và từng bước hoàn thiện, trong đó có sự thay đổi đáng kể về hạ tầng giao thông nông thôn; 100% tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, cụm xã đã cứng hóa bằng bê tông và rải nhựa; đường trục xã, liên xã đã kiên cố hóa đạt gần 90%; đường trục thôn, liên thôn đã cứng hóa đạt trên 45%; đường ngõ xóm đã cứng hóa đạt gần 30%; các đường trục chính nội đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi đã cơ bản bảo đảm đi lại thuận lợi phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân...
Tính riêng trong năm 2017, huyện Trấn Yên đã bê tông hóa trên 20 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 1 cầu qua suối thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh và xây dựng 2 ngầm tràn qua đường, xã Minh Quán bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; nâng cấp mở rộng 2 km đường trung tâm xã Vân Hội, Hưng Thịnh; khởi công xây dựng mới 5 nhà văn hóa xã Hưng Khánh, Vân Hội, Hưng Thịnh, Minh Quân, Minh Tiến; xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 6 sân vận động xã; xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn xã Hưng Khánh, Minh Quân, Hưng Thịnh, Vân Hội; triển khai hỗ trợ 97 hộ nghèo xóa nhà dột nát tại 12 xã theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo.
Bên cạnh đó, huyện thành lập Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh, HTX tại các xã Minh Quân, Vân Hội, Minh Tiến…; các mô hình nhóm liên kết sản xuất trong chăn nuôi gà, thỏ; hỗ trợ Hợp tác xã Chè xanh chất lượng cao xã Bảo Hưng trong hoạt động sản xuất; hướng dẫn 2 xã Việt Thành, Bảo Hưng hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề trồng dâu, nuôi tằm tại xã Việt Thành và làng nghề trồng, chế biến chè chất lượng cao tại xã Bảo Hưng; đẩy mạnh việc hỗ trợ và thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, để thực hiện hỗ trợ các hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện quan trọng để thúc đẩy lộ trình hoàn thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.
1286 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đối với 6 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó xây dựng 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã của huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 huyện Trấn Yên ra mắt huyện nông thôn mới của tỉnh, những năm qua bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của nhân dân, sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Trấn Yên đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện; kết cấu hạ tầng đầu tư và từng bước hoàn thiện, trong đó có sự thay đổi đáng kể về hạ tầng giao thông nông thôn; tình hình an ninh trật tự ở khu vực nông thôn trong huyện được giữ vững, nhân dân yên tâm đầu tư phát triển kinh tế, đóng góp tiền của, ngày công lao động cùng chung tay thực hiện chương trình XDNTM ở địa phương.
Minh Quân là một trong 5 xã của huyện Trấn Yên được chọn làm điểm chỉ đạo XDNTM năm 2017. Từ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của người dân, kết quả cụ thể được thể hiện qua hơn 6 năm triển khai thực hiện chương trình, bộ mặt nông thôn xã có nhiều khởi sắc. Sau 6 năm, xã đã huy động được 26 tỷ đồng để XDNTM, trong đó nhân dân đóng góp 5 tỷ đồng. Từ nguồn lực này, xã đã tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa của xã, kiên cố hóa được 13,27 km đường giao thông nông thôn, đạt 67,98% đảm bảo cho người và các phương tiện đi lại tốt 4 mùa; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 tăng lên 26 triệu đồng; hộ nghèo đa chiều giảm còn 9,02%.
Ông Lê Trung Kiên – Chủ tịch UBND xã Minh Quân cho biết: "Trong XDNTM, Minh Quân đã phát huy tốt quy chế dân chủ, coi nhân dân là chủ thể trong việc thực hiện các hạng mục của chương trình, tất cả mọi nguồn lực đầu tư, đóng góp đều được thực hiện công khai minh bạch, người dân có quyền kiểm tra giám sát tiến độ thi công của tất cả các hạng mục, từ đó đã tạo thành phong trào sôi nổi trong tất cả các thôn để Minh Quân hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Hưng Khánh cũng là xã được chọn để ra mắt xã NTM trong năm 2017. Mặc dù điểm xuất phát thấp song Hưng Khánh đã biết chọn cho mình một hướng đi riêng. Đó là tập trung thực hiện tốt tiêu chí tổ chức hình thức sản xuất bằng việc quy hoạch và hình thành vùng cây ăn quả tập trung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập người dân.
Tranh thủ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã Hưng Khánh cũng khuyến khích nhân dân mở rộng các mô hình chăn nuôi tập trung, mở mang các ngành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập thúc đẩy kinh tế địa phương.
Nhờ đó đến nay, xã Hưng Khánh đã có trên 23 mô hình nuôi lợn trên 50 con và nuôi trâu, bò trên 10 con, 16 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. Nhờ thực hiện tốt tiêu chí tổ chức hình thức sản xuất đã góp phần tăng thu nhập của nhân dân lên 26 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% năm 2017.
Cũng được huyện Trấn Yên lựa chọn để ra mắt xã nông thôn mới năm 2017, ngay sau khi được phê duyệt, xã Vân Hội đã xác định, đây chính là cơ hội thúc đẩy phát triển. kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Xác định thục đẩy phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập để xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân vẫn là mục tiêu hàng đầu, những năm qua, xã Vân Hội đã thực hiện nhiều biện pháp giúp người dân phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đưa các giống cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Qua đó, toàn xã hiện có trên 70 mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung và nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy sản theo hướng bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Đình Kiên - Chủ tịch UBND xã Vân Hội cho biết: "Cái khó khăn lớn nhất của xã khi bắt tay thực hiện Chương trình là tỷ lệ hộ nghèo cao, xã có 3 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính bởi vậy mà việc lựa chọn tiêu chí nào cần làm trước phải được thống nhất trong cấp ủy, chính quyền và người dân để tạo sự đồng lòng nhất trí cao, tránh việc bắt người dân làm quá sức mình. Bởi vậy mà việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất hợp lý sẽ là bài toán để giảm tỷ lệ hộ nghèo, người dân có thu nhập thì việc huy động đóng góp nguồn lực sẽ thuận tiện hơn”.
Với mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đối với 6 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó xây dựng 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã của huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới, Ban Chỉ đạo XDNTM huyện Trấn Yên tập trung chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến cơ sở, triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, giảm nghèo để nâng cao đời sống nhân dân.
Ông Nguyễn Đình Chiến – Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Để hoàn thành các tiêu chí theo quy định, lồng ghép, cân đối các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện để phân bổ cho các xã, đặc biệt đối với các xã phấn đấu hoàn thành nông thôn mới năm 2017, huyện Trấn Yên chỉ đạo các xã phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với phát động giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình ở xã, thôn, vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm và phát triển sản xuất đến toàn thể nhân dân tạo khí thế thi đua sôi nổi.
Cùng với đó là chỉ đạo các địa phương tập trung chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, chuyển những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như tre măng Bát Độ, quế, cây ăn quả, dâu tằm, phát triển mở rộng diện tích một số cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện, giúp cho nhân dân phát triển kinh tế…”.
Nhờ đó, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Trấn Yên đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện; kết cấu hạ tầng đầu tư và từng bước hoàn thiện, trong đó có sự thay đổi đáng kể về hạ tầng giao thông nông thôn; 100% tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, cụm xã đã cứng hóa bằng bê tông và rải nhựa; đường trục xã, liên xã đã kiên cố hóa đạt gần 90%; đường trục thôn, liên thôn đã cứng hóa đạt trên 45%; đường ngõ xóm đã cứng hóa đạt gần 30%; các đường trục chính nội đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi đã cơ bản bảo đảm đi lại thuận lợi phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân...
Tính riêng trong năm 2017, huyện Trấn Yên đã bê tông hóa trên 20 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 1 cầu qua suối thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh và xây dựng 2 ngầm tràn qua đường, xã Minh Quán bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; nâng cấp mở rộng 2 km đường trung tâm xã Vân Hội, Hưng Thịnh; khởi công xây dựng mới 5 nhà văn hóa xã Hưng Khánh, Vân Hội, Hưng Thịnh, Minh Quân, Minh Tiến; xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 6 sân vận động xã; xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn xã Hưng Khánh, Minh Quân, Hưng Thịnh, Vân Hội; triển khai hỗ trợ 97 hộ nghèo xóa nhà dột nát tại 12 xã theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo.
Bên cạnh đó, huyện thành lập Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh, HTX tại các xã Minh Quân, Vân Hội, Minh Tiến…; các mô hình nhóm liên kết sản xuất trong chăn nuôi gà, thỏ; hỗ trợ Hợp tác xã Chè xanh chất lượng cao xã Bảo Hưng trong hoạt động sản xuất; hướng dẫn 2 xã Việt Thành, Bảo Hưng hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề trồng dâu, nuôi tằm tại xã Việt Thành và làng nghề trồng, chế biến chè chất lượng cao tại xã Bảo Hưng; đẩy mạnh việc hỗ trợ và thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, để thực hiện hỗ trợ các hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện quan trọng để thúc đẩy lộ trình hoàn thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.