Đám sênh hay còn gọi là “đám chay” là một nghi thức cầu an khá đặc sắc và độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan ở huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Đây là nghi lễ truyền thống, đã tồn tại trong đời sống văn hóa của đồng bào Cao Lan nơi đây từ rất lâu đời nhằm cầu xin sự bình an cho gia đình và dòng họ của gia chủ nơi tổ chức lễ hội.
1. Nguồn gốc lễ hội
Lễ hội Đám sênh (đám chay) là nghi lễ truyền thống, đã tồn tại từ rất lâu đời, đây là một lễ thức cầu xin sự bình an cho gia đình và dòng họ của gia chủ nơi tổ chức lễ hội. Trong một đời người hay trong nhiều năm, gia đình dòng họ đó làm ăn luôn thất bát, không may mắn; luôn ốm đau bệnh tật; chăn nuôi, trồng cấy luôn bị mất mùa, gặp nhiều tai ương... và dòng họ đó đã lâu không tổ chức được lễ hội Đám sênh cúng tạ Ngọc Hoàng, tổ tiên và ma ham (ma nhà của người Cao Lan). Đồng bào sẽ tiến hành làm Đám sênh (đám chay) để tạ ơn tổ tiên, trời đất và cầu xin sự che chở và phù hộ luôn được an bình, ấm no, hạnh phúc.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Thời gian tổ chức lễ hội Đám sênh được tính theo chu kỳ đời người, nghi thức này không được tiến hành liên tục hằng năm ở mỗi gia đình dòng họ mà tại mỗi đời, (tính theo 25 năm là một đời thì gia chủ phải tổ chức lễ hội Đám sênh một lần). Ở đời bố vì điều kiện kinh tế chưa tổ chức được thì phải khất xin sang đời sau và đời con sẽ phải có trách nhiệm tổ chức nghi thức này thay cho đời trước.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội Đám sênh người Cao Lan, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được tổ chức ở quy mô gia đình. Trong mỗi gia đình tùy thuộc vào từng dòng họ riêng biệt mà lễ hội này được tổ chức ở quy mô to nhỏ khác nhau, thời gian tổ chức ngắn hay dài cũng tùy thuộc vào mỗi dòng họ. Ví dụ như Đám sênh to nhất là của dòng họ Trần tổ chức 7 ngày kể từ ngày khai bút (hoi pệt) với rất nhiều nghi thức và sử dụng nhiều loại đạo cụ: chiêng trống, thanh la và các điệu múa thiêng được tiến hành liên tục; hay họ Lịnh tổ chức 5 ngày, họ Lương 5 ngày...
4. Phần lễ hội
Vào ngày tổ chức lễ hội Đám sênh, gia chủ mời 3 thầy cúng, trong đó có 1 thầy cả đứng tên tổ chức nghi lễ gọi là say phù và từ 12 - 15 thầy đạo tràng (người giúp việc cho thầy cúng đã được cấp sắc) liên tục viết các tờ sớ bằng chữ nôm Cao Lan để thể hiện các ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Thời gian viết sớ liên tục cho tới ngày chính thức của lễ hội. Nghi lễ chính thức sẽ diễn ra liên tục từ 17h chiều cho tới sáng ngày hôm sau trong ngày cuối cùng của lễ hội.
Địa điểm tổ chức tại nhà gia chủ, nơi tổ chức nghi lễ. Tại đây, đồng bào lập hai đàn cúng - một trên nhà nơi thờ tổ tiên của đồng bào, nơi đây sẽ diễn ra các nghi thức chính và một đàn cúng dưới sân nơi thờ thổ công, các vị thần trông coi đất đai.
Lễ vật dâng cúng trong ngày lễ chính là các lễ chay bao gồm hoa quả, bánh trái và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Còn lễ vật phía đàn cúng dưới sân nơi thờ các âm binh và đoàn quân quan của các thánh là lễ tạp gồm 5 mâm cúng nhỏ có thịt lợn luộc và một mâm cúng chính gồm 1 con ngan. Theo quan niệm dân gian, đây là lễ chay nên các thần thánh và tổ tiên chỉ cần cúng lễ chay, còn các đoàn quân quan đi bảo vệ các thần thánh sẽ được cúng lễ tạp mà không cần kiêng chay.
Vào ngày khai bút, gia chủ sẽ mời dân làng đến dự lễ và mở một bữa tiệc nhỏ chiêu đãi mọi người vừa để thông báo về việc tổ chức lễ hội của gia đình, đồng thời để dân làng biết cùng chúc mừng cho gia đình. Vào ngày này, thầy cúng tiến hành nghi thức cúng khai bút ngay trước bàn thờ tổ tiên, sau đó thầy cúng và các đạo tràng liên tục viết sớ từ hôm đó cho tới hôm vào lễ hội chính thức. Trong ngày khai bút, dân làng đến dự và uống rượu chúc mừng gia chủ, tiếp đó mỗi người có một món quà nhỏ là các sản vật của gia đình để mừng cho gia chủ đã tổ chức được lễ hội đám sênh.
Các ngày tiếp theo chỉ là công việc viết sớ của các thầy cúng và đạo tràng. Sớ chỉ được viết tại nhà gia chủ trong một thời gian sau lễ khai bút và chỉ các thầy cúng và đạo tràng được cấp sắc mới thực hiện được nghi thức này. Ngày cuối cùng trước khi diễn ra lễ hội chính thức vào ban đêm, diễn ra cả lễ cúng như cúng mời Tam thanh, Tam nguyên xuống dự, lễ cúng Thiên đình mời Ngọc Hoàng về dự và phù hộ cho nghi lễ; lễ thức Tam tào giao cho thần giao thông đi mời các thánh... và các lễ thức chấn trạch, trừ tà nhằm bảo vệ lễ hội thật thanh sạch và không cho các ma tà về quấy phá.
Lễ thức chính diễn ra từ 17h cho tới sáng ngày hôm sau do thầy cúng chính đứng tên chủ trì. Các thầy ngồi đọc sách cúng và làm các phép, đọc lại tiểu sử của gia đình, nguyên do tổ chức lễ hội và cầu xin tổ tiên sau khi gia đình đã làm đám chay cho từ nay về sau sẽ bảo vệ con cháu luôn luôn mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, may mắn, không gặp những điều xui xẻo, không may mắn, ai cũng được sống hạnh phúc, bình an...
Đến sáng sớm ngày hôm sau, mọi tờ sớ ghi những ước mong, nguyện vọng tốt đẹp của người dân đều được đốt (hóa) cho các thần thánh và tổ tiên như lời minh chứng của tổ tiên đã nhận lời cầu khẩn của đồng bào và họ tin tưởng rằng, từ nay gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Kết thúc lễ hội, trong không khí vui vẻ của dân làng, các thầy cúng và đạo tràng cùng với anh em, con cháu trong gia đình gia chủ vui vẻ bên những chén rượu nồng, cùng chúc tụng nhau đã tổ chức thanh công nghi lễ và chúc nhau có một cuộc sống mới tươi đẹp.
Đây là lễ hội đượm tình đoàn kết, hội tụ nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, tích hợp nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc độc đáo của đồng bào Cao Lan ở Yên Bình nói riêng và ở Yên Bái nói chung. Lễ hội thể hiện những khát khao, nguyện vọng chính đáng của người dân về một cuộc sống tươi đẹp hơn, hạnh phúc và ấm no hơn.
2611 lượt xem
Ban Biên tập
Đám sênh hay còn gọi là “đám chay” là một nghi thức cầu an khá đặc sắc và độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan ở huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Đây là nghi lễ truyền thống, đã tồn tại trong đời sống văn hóa của đồng bào Cao Lan nơi đây từ rất lâu đời nhằm cầu xin sự bình an cho gia đình và dòng họ của gia chủ nơi tổ chức lễ hội.
1. Nguồn gốc lễ hội
Lễ hội Đám sênh (đám chay) là nghi lễ truyền thống, đã tồn tại từ rất lâu đời, đây là một lễ thức cầu xin sự bình an cho gia đình và dòng họ của gia chủ nơi tổ chức lễ hội. Trong một đời người hay trong nhiều năm, gia đình dòng họ đó làm ăn luôn thất bát, không may mắn; luôn ốm đau bệnh tật; chăn nuôi, trồng cấy luôn bị mất mùa, gặp nhiều tai ương... và dòng họ đó đã lâu không tổ chức được lễ hội Đám sênh cúng tạ Ngọc Hoàng, tổ tiên và ma ham (ma nhà của người Cao Lan). Đồng bào sẽ tiến hành làm Đám sênh (đám chay) để tạ ơn tổ tiên, trời đất và cầu xin sự che chở và phù hộ luôn được an bình, ấm no, hạnh phúc.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Thời gian tổ chức lễ hội Đám sênh được tính theo chu kỳ đời người, nghi thức này không được tiến hành liên tục hằng năm ở mỗi gia đình dòng họ mà tại mỗi đời, (tính theo 25 năm là một đời thì gia chủ phải tổ chức lễ hội Đám sênh một lần). Ở đời bố vì điều kiện kinh tế chưa tổ chức được thì phải khất xin sang đời sau và đời con sẽ phải có trách nhiệm tổ chức nghi thức này thay cho đời trước.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội Đám sênh người Cao Lan, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được tổ chức ở quy mô gia đình. Trong mỗi gia đình tùy thuộc vào từng dòng họ riêng biệt mà lễ hội này được tổ chức ở quy mô to nhỏ khác nhau, thời gian tổ chức ngắn hay dài cũng tùy thuộc vào mỗi dòng họ. Ví dụ như Đám sênh to nhất là của dòng họ Trần tổ chức 7 ngày kể từ ngày khai bút (hoi pệt) với rất nhiều nghi thức và sử dụng nhiều loại đạo cụ: chiêng trống, thanh la và các điệu múa thiêng được tiến hành liên tục; hay họ Lịnh tổ chức 5 ngày, họ Lương 5 ngày...
4. Phần lễ hội
Vào ngày tổ chức lễ hội Đám sênh, gia chủ mời 3 thầy cúng, trong đó có 1 thầy cả đứng tên tổ chức nghi lễ gọi là say phù và từ 12 - 15 thầy đạo tràng (người giúp việc cho thầy cúng đã được cấp sắc) liên tục viết các tờ sớ bằng chữ nôm Cao Lan để thể hiện các ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Thời gian viết sớ liên tục cho tới ngày chính thức của lễ hội. Nghi lễ chính thức sẽ diễn ra liên tục từ 17h chiều cho tới sáng ngày hôm sau trong ngày cuối cùng của lễ hội.
Địa điểm tổ chức tại nhà gia chủ, nơi tổ chức nghi lễ. Tại đây, đồng bào lập hai đàn cúng - một trên nhà nơi thờ tổ tiên của đồng bào, nơi đây sẽ diễn ra các nghi thức chính và một đàn cúng dưới sân nơi thờ thổ công, các vị thần trông coi đất đai.
Lễ vật dâng cúng trong ngày lễ chính là các lễ chay bao gồm hoa quả, bánh trái và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Còn lễ vật phía đàn cúng dưới sân nơi thờ các âm binh và đoàn quân quan của các thánh là lễ tạp gồm 5 mâm cúng nhỏ có thịt lợn luộc và một mâm cúng chính gồm 1 con ngan. Theo quan niệm dân gian, đây là lễ chay nên các thần thánh và tổ tiên chỉ cần cúng lễ chay, còn các đoàn quân quan đi bảo vệ các thần thánh sẽ được cúng lễ tạp mà không cần kiêng chay.
Vào ngày khai bút, gia chủ sẽ mời dân làng đến dự lễ và mở một bữa tiệc nhỏ chiêu đãi mọi người vừa để thông báo về việc tổ chức lễ hội của gia đình, đồng thời để dân làng biết cùng chúc mừng cho gia đình. Vào ngày này, thầy cúng tiến hành nghi thức cúng khai bút ngay trước bàn thờ tổ tiên, sau đó thầy cúng và các đạo tràng liên tục viết sớ từ hôm đó cho tới hôm vào lễ hội chính thức. Trong ngày khai bút, dân làng đến dự và uống rượu chúc mừng gia chủ, tiếp đó mỗi người có một món quà nhỏ là các sản vật của gia đình để mừng cho gia chủ đã tổ chức được lễ hội đám sênh.
Các ngày tiếp theo chỉ là công việc viết sớ của các thầy cúng và đạo tràng. Sớ chỉ được viết tại nhà gia chủ trong một thời gian sau lễ khai bút và chỉ các thầy cúng và đạo tràng được cấp sắc mới thực hiện được nghi thức này. Ngày cuối cùng trước khi diễn ra lễ hội chính thức vào ban đêm, diễn ra cả lễ cúng như cúng mời Tam thanh, Tam nguyên xuống dự, lễ cúng Thiên đình mời Ngọc Hoàng về dự và phù hộ cho nghi lễ; lễ thức Tam tào giao cho thần giao thông đi mời các thánh... và các lễ thức chấn trạch, trừ tà nhằm bảo vệ lễ hội thật thanh sạch và không cho các ma tà về quấy phá.
Lễ thức chính diễn ra từ 17h cho tới sáng ngày hôm sau do thầy cúng chính đứng tên chủ trì. Các thầy ngồi đọc sách cúng và làm các phép, đọc lại tiểu sử của gia đình, nguyên do tổ chức lễ hội và cầu xin tổ tiên sau khi gia đình đã làm đám chay cho từ nay về sau sẽ bảo vệ con cháu luôn luôn mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, may mắn, không gặp những điều xui xẻo, không may mắn, ai cũng được sống hạnh phúc, bình an...
Đến sáng sớm ngày hôm sau, mọi tờ sớ ghi những ước mong, nguyện vọng tốt đẹp của người dân đều được đốt (hóa) cho các thần thánh và tổ tiên như lời minh chứng của tổ tiên đã nhận lời cầu khẩn của đồng bào và họ tin tưởng rằng, từ nay gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Kết thúc lễ hội, trong không khí vui vẻ của dân làng, các thầy cúng và đạo tràng cùng với anh em, con cháu trong gia đình gia chủ vui vẻ bên những chén rượu nồng, cùng chúc tụng nhau đã tổ chức thanh công nghi lễ và chúc nhau có một cuộc sống mới tươi đẹp.
Đây là lễ hội đượm tình đoàn kết, hội tụ nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, tích hợp nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc độc đáo của đồng bào Cao Lan ở Yên Bình nói riêng và ở Yên Bái nói chung. Lễ hội thể hiện những khát khao, nguyện vọng chính đáng của người dân về một cuộc sống tươi đẹp hơn, hạnh phúc và ấm no hơn.
Các bài khác
- Lễ hội bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- “Mơi" - Hồn dân vũ của người Mường, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Đặc sắc lễ hội “Nào Sồng” của đồng bào dân tộc Mông Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ quét ma làng của tộc người Xá Phó - Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội giã cốm - Tăm Khảu Mảu của người Tày, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (23/01/2019)
- Lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (24/09/2018)
- Lễ hội đình và đền Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (19/09/2018)
- Lễ hội đình Yên Phú - huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (18/09/2018)
- Lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
- Lễ hội đền Suối Tiên, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
Xem thêm »