UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương lên phương án chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho trâu, bò như tận dụng bao tải, chăn cũ làm áo chống rét cho gia súc, nhất là những con bê, nghé và gia súc già yếu; vận động các hộ dân thực hiện dự trữ thức ăn trong những ngày giá rét.
Cán bộ xã Khao Mang trao đổi với người dân về việc nuôi nhốt, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông.
Với mục đích hạn chế thấp nhất tình trạng gia súc bị chết đói, chết rét, chết dịch bệnh, góp phần giữ vững, ổn định và phát triển đàn gia súc; đồng thời, đẩy nhanh phát triển chăn nuôi, thực hiện đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh, của huyện giai đoạn 2016 - 2020, ngay khi bước vào vụ đông năm 2017 - 2018, UBND huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch chi tiết công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc đối với từng phòng, ban chuyên môn.
Với đặc thù huyện vùng cao, diện tích lúa nước ít, độ dốc lớn nên diện tích lúa 2 vụ cảu Mù Cang Chải ít, hơn nữa mùa đông ở vùng cao thường khắc nghiệt bởi lượng mưa ít, nên việc trồng cỏ cũng rất khó khăn.
Do vậy, năm nào huyện cũng xây dựng kế hoạch giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các xã vận động nhân dân trồng ngô, cỏ voi để dự trữ lương thực cho trâu bò, song số diện tích vẫn không tăng lên là mấy.
Bên cạnh đó, hậu quả từ trận lũ quét kinh hoàng hồi đầu tháng 8/2017, đã làm thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị vùi lấp, nhiều diện tích soi bãi không thể canh tác để trồng cỏ phát triển chăn nuôi.
Trong khi đó, số gia súc của địa phương tương đối lớn (13.652 con trâu, 6.324 con bò, 119 con ngựa và trên 7.500 con dê) nên việc dự trữ lương thực cho gia súc cả vụ đông là không đơn giản.
Tập quán chăn thả của người dân vùng cao vẫn quen thả rông trâu, bò trên đồi trên núi, khi đến mùa mới tìm về để cày kéo dẫn đến tình trạng trâu bò bị chết đói, chết rét vẫn là chuyện thường ngày vào mùa đông.
Rút kinh nghiệm từ vụ rét đậm, rét hại đầu năm 2016, bước vào vụ đông năm 2017 - 2018, UBND huyện Mù Cang Chải đã xây dựng Kế hoạch số 135/KH-UBND, ngày 16/10/2017 về việc triển khai kế hoạch phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ đông 2017 - 2018.
Trên cơ sở đó, UBND huyện Mù Cang Chải đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban chuyên môn có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã, thị trấn, các đơn vị triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch.
Đồng chí Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: để đẩy mạnh công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ đông này, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương phải lên phương án chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho trâu, bò như tận dụng bao tải, chăn cũ làm áo chống rét cho gia súc, nhất là những con bê, nghé và gia súc già yếu; tận dụng các vật liệu sẵn có của gia đình như bao tải, tấm ni lông... để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc và có thể đốt lửa bằng củi, vỏ trấu ở cửa chuồng để giữ ấm cho trâu, bò những ngày nhiệt độ xuống thấp.
Vận động các hộ dân thực hiện dự trữ thức ăn trong những ngày giá rét bao gồm: rơm, rạ, cỏ tươi, cỏ khô, thân cây ngô và thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột sắn trong những ngày giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 120C không chăn, thả gia súc mà phải nuôi nhốt tại chuồng cho gia súc ăn cỏ, rơm rạ; đồng thời, bổ sung thức ăn tinh bột, nước uống ấm để tăng cường sức khỏe đủ năng lượng chống rét và các loại dịch bệnh xâm nhập.
Công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc phải được triển khai thực hiện đến từng hộ chăn nuôi tại 126 thôn, bản, khu phố của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phấn đấu trên 80% số hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn có chuồng trại nuôi nhốt; 100% số hộ chăn nuôi có thức ăn dự trữ cho gia súc.
Những xã vùng cao có gió mạnh, cần che chắn chuồng trại kín đáo và dọn vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe vật nuôi hàng ngày, đặc biệt là gia súc già yếu và gia súc non; nếu phát hiện gia súc có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho thú y cơ sở; kiểm tra, lập biên bản đối với những hộ không thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của các cấp về phòng, chống rét cho vật nuôi.
Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ của tỉnh, nguồn vốn Chương trình 135 hỗ trợ cho các hộ nghèo làm chuồng trại để nuôi nhốt gia súc, cây rơm dự trữ thức ăn, huyện đã chỉ đạo nhân dân làm được trên 200 cây rơm với tổng kinh phí 60 triệu đồng để bổ sung thức ăn cho gia súc trong mùa đông.
Cùng với đó, các đơn vị chức năng cũng tiến hành thực hiện đầy đủ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra với đàn gia súc.
Với sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, sự chủ động tích cực của các phòng, ban chức năng, công tác phòng chống đói rét cho gia súc trong vụ đông năm nay chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt; từ đó, góp phần quan trọng trong việc duy trì, ổn định và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
1414 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương lên phương án chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho trâu, bò như tận dụng bao tải, chăn cũ làm áo chống rét cho gia súc, nhất là những con bê, nghé và gia súc già yếu; vận động các hộ dân thực hiện dự trữ thức ăn trong những ngày giá rét. Với mục đích hạn chế thấp nhất tình trạng gia súc bị chết đói, chết rét, chết dịch bệnh, góp phần giữ vững, ổn định và phát triển đàn gia súc; đồng thời, đẩy nhanh phát triển chăn nuôi, thực hiện đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh, của huyện giai đoạn 2016 - 2020, ngay khi bước vào vụ đông năm 2017 - 2018, UBND huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch chi tiết công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc đối với từng phòng, ban chuyên môn.
Với đặc thù huyện vùng cao, diện tích lúa nước ít, độ dốc lớn nên diện tích lúa 2 vụ cảu Mù Cang Chải ít, hơn nữa mùa đông ở vùng cao thường khắc nghiệt bởi lượng mưa ít, nên việc trồng cỏ cũng rất khó khăn.
Do vậy, năm nào huyện cũng xây dựng kế hoạch giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các xã vận động nhân dân trồng ngô, cỏ voi để dự trữ lương thực cho trâu bò, song số diện tích vẫn không tăng lên là mấy.
Bên cạnh đó, hậu quả từ trận lũ quét kinh hoàng hồi đầu tháng 8/2017, đã làm thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị vùi lấp, nhiều diện tích soi bãi không thể canh tác để trồng cỏ phát triển chăn nuôi.
Trong khi đó, số gia súc của địa phương tương đối lớn (13.652 con trâu, 6.324 con bò, 119 con ngựa và trên 7.500 con dê) nên việc dự trữ lương thực cho gia súc cả vụ đông là không đơn giản.
Tập quán chăn thả của người dân vùng cao vẫn quen thả rông trâu, bò trên đồi trên núi, khi đến mùa mới tìm về để cày kéo dẫn đến tình trạng trâu bò bị chết đói, chết rét vẫn là chuyện thường ngày vào mùa đông.
Rút kinh nghiệm từ vụ rét đậm, rét hại đầu năm 2016, bước vào vụ đông năm 2017 - 2018, UBND huyện Mù Cang Chải đã xây dựng Kế hoạch số 135/KH-UBND, ngày 16/10/2017 về việc triển khai kế hoạch phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ đông 2017 - 2018.
Trên cơ sở đó, UBND huyện Mù Cang Chải đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban chuyên môn có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã, thị trấn, các đơn vị triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch.
Đồng chí Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: để đẩy mạnh công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ đông này, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương phải lên phương án chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho trâu, bò như tận dụng bao tải, chăn cũ làm áo chống rét cho gia súc, nhất là những con bê, nghé và gia súc già yếu; tận dụng các vật liệu sẵn có của gia đình như bao tải, tấm ni lông... để che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc và có thể đốt lửa bằng củi, vỏ trấu ở cửa chuồng để giữ ấm cho trâu, bò những ngày nhiệt độ xuống thấp.
Vận động các hộ dân thực hiện dự trữ thức ăn trong những ngày giá rét bao gồm: rơm, rạ, cỏ tươi, cỏ khô, thân cây ngô và thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột sắn trong những ngày giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 120C không chăn, thả gia súc mà phải nuôi nhốt tại chuồng cho gia súc ăn cỏ, rơm rạ; đồng thời, bổ sung thức ăn tinh bột, nước uống ấm để tăng cường sức khỏe đủ năng lượng chống rét và các loại dịch bệnh xâm nhập.
Công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc phải được triển khai thực hiện đến từng hộ chăn nuôi tại 126 thôn, bản, khu phố của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phấn đấu trên 80% số hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn có chuồng trại nuôi nhốt; 100% số hộ chăn nuôi có thức ăn dự trữ cho gia súc.
Những xã vùng cao có gió mạnh, cần che chắn chuồng trại kín đáo và dọn vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe vật nuôi hàng ngày, đặc biệt là gia súc già yếu và gia súc non; nếu phát hiện gia súc có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho thú y cơ sở; kiểm tra, lập biên bản đối với những hộ không thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của các cấp về phòng, chống rét cho vật nuôi.
Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ của tỉnh, nguồn vốn Chương trình 135 hỗ trợ cho các hộ nghèo làm chuồng trại để nuôi nhốt gia súc, cây rơm dự trữ thức ăn, huyện đã chỉ đạo nhân dân làm được trên 200 cây rơm với tổng kinh phí 60 triệu đồng để bổ sung thức ăn cho gia súc trong mùa đông.
Cùng với đó, các đơn vị chức năng cũng tiến hành thực hiện đầy đủ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra với đàn gia súc.
Với sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, sự chủ động tích cực của các phòng, ban chức năng, công tác phòng chống đói rét cho gia súc trong vụ đông năm nay chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt; từ đó, góp phần quan trọng trong việc duy trì, ổn định và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân.