Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
Ảnh minh họa
Mục tiêu của Đề án nhằm quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị dịch vụ môi trường rừng; thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Đồng thời tạo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong các khu rừng thực hiện quản lý rừng bền vững, đáp ứng tối thiểu khoảng 80% cho nhu cầu sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu; nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người làm nghề rừng và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành Lâm nghiệp.
Định hướng về thực hiện quản lý rừng bền vững, toàn bộ các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hiện đang quản lý 7.216.889 ha rừng hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Về cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững: Công nhận nhiều loại chứng chỉ rừng hợp pháp của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới trong hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam; hình thành được tổ chức trong nước đáp ứng yêu cầu về chuyên môn để cấp chứng chỉ rừng theo quy định của Việt Nam và của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới; duy trì toàn bộ diện tích rừng hiện đã được cấp chứng chỉ là 235.000 ha (88.000 ha rừng tự nhiên; 147.000 ha rừng trồng).
Giai đoạn từ năm 2018 - 2020, xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 300.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ; giai đoạn từ năm 2020 - 2030, xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 1.000.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ.
Để triển khai các mục tiêu và định hướng trên, Đề án đặt ra nhiệm vụ xây dựng văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và một số chủ rừng là tổ chức kinh tế đang quản lý 7.041.128 ha rừng; tổ chức thẩm định phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định đối với chủ rừng thuộc tỉnh, Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định đối với chủ rừng thuộc các bộ, ngành trung ương.
Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng tại một số địa phương với mục đích mô hình sẽ là nơi thăm quan, học tập phục vụ công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng là cán bộ chuyên môn, chủ rừng; đồng thời là hiện trường để thực hiện đánh giá thử nghiệm các tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam trước khi được ban hành.
Hỗ trợ chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng rừng đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi.
Xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững đối với: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ gia đình, cá nhân liên kết với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng có rừng trồng là công ty lâm nghiệp với quy mô khoảng 3.000 ha; vườn cây cao su, chủ rừng là doanh nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi với doanh nghiệp chế biến gỗ, với quy mô khoảng 3.000 ha.
Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng và Chứng chỉ rừng: tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo với sự hướng dẫn của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam về những lĩnh vực: Chuyên gia về quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng; chuyên gia phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế về quản lý rừng bền vững; chuyên gia cho các tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng (CB)...
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
1196 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.Mục tiêu của Đề án nhằm quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị dịch vụ môi trường rừng; thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Đồng thời tạo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong các khu rừng thực hiện quản lý rừng bền vững, đáp ứng tối thiểu khoảng 80% cho nhu cầu sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu; nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người làm nghề rừng và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành Lâm nghiệp.
Định hướng về thực hiện quản lý rừng bền vững, toàn bộ các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hiện đang quản lý 7.216.889 ha rừng hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Về cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững: Công nhận nhiều loại chứng chỉ rừng hợp pháp của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới trong hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam; hình thành được tổ chức trong nước đáp ứng yêu cầu về chuyên môn để cấp chứng chỉ rừng theo quy định của Việt Nam và của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới; duy trì toàn bộ diện tích rừng hiện đã được cấp chứng chỉ là 235.000 ha (88.000 ha rừng tự nhiên; 147.000 ha rừng trồng).
Giai đoạn từ năm 2018 - 2020, xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 300.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ; giai đoạn từ năm 2020 - 2030, xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 1.000.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ.
Để triển khai các mục tiêu và định hướng trên, Đề án đặt ra nhiệm vụ xây dựng văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và một số chủ rừng là tổ chức kinh tế đang quản lý 7.041.128 ha rừng; tổ chức thẩm định phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định đối với chủ rừng thuộc tỉnh, Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định đối với chủ rừng thuộc các bộ, ngành trung ương.
Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng tại một số địa phương với mục đích mô hình sẽ là nơi thăm quan, học tập phục vụ công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng là cán bộ chuyên môn, chủ rừng; đồng thời là hiện trường để thực hiện đánh giá thử nghiệm các tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam trước khi được ban hành.
Hỗ trợ chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng rừng đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi.
Xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững đối với: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ gia đình, cá nhân liên kết với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng có rừng trồng là công ty lâm nghiệp với quy mô khoảng 3.000 ha; vườn cây cao su, chủ rừng là doanh nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi với doanh nghiệp chế biến gỗ, với quy mô khoảng 3.000 ha.
Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng và Chứng chỉ rừng: tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo với sự hướng dẫn của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam về những lĩnh vực: Chuyên gia về quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng; chuyên gia phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế về quản lý rừng bền vững; chuyên gia cho các tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng (CB)...
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.