CTTĐT - Văn Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có diện tích sản xuất sắn hàng năm trên 8.000 ha, năng suất bình quân đạt 29 tấn/ha. Trong những năm gần đây cây sắn là cây trồng chủ lực, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân huyện Văn Yên.
Tuy
nhiên, sắn là cây trồng bóc màu, diện
tích sắn trồng của huyện lại được trồng chủ yếu trên đất đồi, chiếm đến 95,8%,
do đó trong quá trình canh tác dễ làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi. Theo
tính toán, mỗi năm 1 ha trồng sắn có thể
bị rửa trôi 50 tấn đất bề mặt làm đất bị
thoái hóa, năng suất sắn giảm theo từ 15 - 20%,
quan trọng hơn là nó dần phá vỡ môi trường sinh thái.
Từ thực
tế đó, việc chống xói mòn đất, bổ sung các chất hữu cơ, cải tạo môi trường sinh
thái, bảo đảm tính bền vững của cây sắn trên đất dốc, từ năm 2010, UBND huyện
Văn Yên đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình canh tác sắn bền vững trên
đất dốc tại 17 xã vùng nguyên liệu, áp dụng nhiều biện pháp thiết kế như: san gạt
đường băng; Trồng cây lâm nghiệp trên đỉnh đồi; Tạo đường băng chống xói mòn, trồng xen cây họ đậu, băng cốt khí, băng cỏ
Paspalum, băng cây sắn…
Chúng tôi đến thăm mô
hình chị Hà Thị Tuyết - thôn Gốc Đa, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, là một trong
những hộ điển hình về áp dụng hình thức canh tác sắn bền vững trên đất dốc.
Trước đây, gia đình chị chỉ trồng
sắn để tận dụng làm thức ăn chăn nuôi nên diện tích trồng sắn không đáng kể, từ năm 2004, khi nhà máy sản xuất tinh bột sắn chính thức
đi vào hoạt động, gia đình chị mới tận dụng hơn 1ha đất đồi của gia đình để
trồng sắn. Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chị chỉ áp dụng hình thức
canh tác thông thường dẫn đến năng
suất sắn càng ngày càng giảm do càng
ngày đất càng bị rửa trôi, xói mòn. Từ năm 2010, được cán bộ khuyến nông hướng
dẫn biện pháp canh tác sắn bền vững trên đất dốc gia đình chị mạnh dạn áp dụng
vào một phần diện tích trồng sắn của gia đình. Sau
khi thu hoạch sắn củ xong, thay vì dọn tất cả các thân cành sắn thành một đống
rồi đốt chị đã xếp dọn các thân cành sắn, tàn dư thực vật từ vụ trước
thành các đường băng theo đường đồng mức với khoảng cách từ 6 - 8 m một
băng trên nương sắn, bên dưới băng có đóng cọc để giữ băng; khoảng cách giữa
các cọc khoảng 1m.
Chị cho biết thêm: Với cách làm này vừa dễ áp
dụng, tiết kiệm công lao động, không phải chi phí mua giống cây đường băng lại
không mất diện tích trồng sắn, khi
băng cây sắn mọc nhiều thân cành có thể tận dụng khai thác lá sắn làm thức ăn
chăn nuôi, như nuôi cá, nuôi tằm… Đặc biệt việc áp dụng biện pháp xếp băng cành
sắn có hiệu quả tức thì, ngay sau khi xếp băng xong nếu có gặp mưa to thì băng
đã có tác dụng cản dòng chảy và chống xói mòn ngay.
Cũng giống như hộ chị Hà Thị Tuyết,
anh Nông Văn Lương - thôn Sạt Ngọt, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, sau nhiều năm canh tác sắn thấy tốc độ rửa trôi của lớp
đất mặt tăng dần qua các năm cộng với năng suất sắn ngày càng giảm nên đã mạnh dạn áp dụng hình thức canh tác sắn bền vững trên đất dốc trên
diện tích sắn của gia đình. Do diện tích đồi trồng sắn có độ dốc vừa phải nên
anh chị lựa chọn biện pháp trồng cỏ paspalum. Trước đây, anh áp dụng hình thức
trồng keo trên đỉnh đồi sắn và biện pháp san gạt tiểu đường băng. Tuy nhiên,
với phương pháp trồng keo trên đỉnh đồi thì phải sau trồng 2 - 3 năm thì cây
keo mới phát huy tác dụng, thêm vào đó khi trồng trên đỉnh đồi lộng
gió cây hay bị đổ ngã, việc khai thác vận chuyển gỗ cũng khó khăn hơn, còn với biện pháp san gạt tiểu đường băng lại mất nhiều
công và khó thực hiện, cộng với đó sau khi đầu tư công lao động
để san gạt xong, đất vẫn còn tơi, sắn thì chưa mọc cộng với độ dốc cao nên khi
gặp mưa to các đường băng đều bị trôi hết. Thực tế cho thấy, sau khi gia đình anh áp dụng hình thức
trồng cỏ paspalum trên diện
tích trồng của gia đình đã phần nào khắc phục được những nhược điểm trên, không những hạn chế
được sự xói mòn, rửa trôi đất mà năng suất sắn còn tăng lên. Anh
Nông Văn Lương chia sẻ: Với những hình thức canh tác thông thường như trước đây
thì sản lượng sắn của gia đình anh chỉ đạt từ 15 - 17 tấn/ha. Nhưng giờ đây khi
áp dụng biện pháp canh tác sắn bền vững trên đất dốc không những hạn chế được
hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất mà năng suất sắn của gia đình anh đã tăng dần
lên qua các năm, đến nay đã đạt 26 tấn/ha.
Qua
thời gian triển khai thực hiện, tính đến tháng 8 năm 2015, diện tích sắn áp
dụng các biện pháp canh tác trên toàn huyện đã đạt 5.071
ha, trong đó: Canh tác lâu dài: 2.177,7 ha, gồm: Trồng cây lâm nghiệp đỉnh đồi 891,4 ha; san
gạt đường băng 42 ha; băng cốt khí, dứa 1.128 ha; băng cỏ Paspalum 116,8 ha … Từ đó năng
suất sắn hàng năm khá ổn định, đồng thời hạn chế được việc xói mòn, rửa trôi
đất, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm tính bền vững của cây trồng.
Từ những mô hình ban đầu
mà đến nay hình thức canh tác sắn bền
vững trên đất dốc đã
được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong toàn huyện, qua đó, đã góp phần
giúp người dân thay đổi nhận thức, chú trọng đầu tư phân bón cho cây sắn, hạn
chế việc trồng quảng canh, thấy được hiệu quả của việc canh tác bền vững và
trồng xen cây họ đậu, băng cây cốt khí …. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều địa phương thực hiện tương đối tốt
việc canh tác sắn bền vững trên đất dốc như: thôn 10 xã Mậu Đông,
thôn Khe Ván xã Quang Minh, thôn Gốc Đa, thôn Sặt Ngọt - xã Đông Cuông, Thôn 5
xã An Bình….
Việc sử dụng các biện
pháp canh tác để sản xuất cây sắn đã được chứng minh là một trong những giải
pháp tối ưu để giảm thiểu xói mòn trên đất dốc. Chính vì vậy, mức độ thoái hóa
đất do xói mòn rửa trôi ở các mô hình canh tác đang thực hiện sẽ góp phần nâng
cao tính bền vững về môi trường đất sản xuất sắn vùng nguyên liệu.
2844 lượt xem
Nguyễn Thị Minh Phượng: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Văn Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có diện tích sản xuất sắn hàng năm trên 8.000 ha, năng suất bình quân đạt 29 tấn/ha. Trong những năm gần đây cây sắn là cây trồng chủ lực, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân huyện Văn Yên.
Tuy
nhiên, sắn là cây trồng bóc màu, diện
tích sắn trồng của huyện lại được trồng chủ yếu trên đất đồi, chiếm đến 95,8%,
do đó trong quá trình canh tác dễ làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi. Theo
tính toán, mỗi năm 1 ha trồng sắn có thể
bị rửa trôi 50 tấn đất bề mặt làm đất bị
thoái hóa, năng suất sắn giảm theo từ 15 - 20%,
quan trọng hơn là nó dần phá vỡ môi trường sinh thái.
Từ thực
tế đó, việc chống xói mòn đất, bổ sung các chất hữu cơ, cải tạo môi trường sinh
thái, bảo đảm tính bền vững của cây sắn trên đất dốc, từ năm 2010, UBND huyện
Văn Yên đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình canh tác sắn bền vững trên
đất dốc tại 17 xã vùng nguyên liệu, áp dụng nhiều biện pháp thiết kế như: san gạt
đường băng; Trồng cây lâm nghiệp trên đỉnh đồi; Tạo đường băng chống xói mòn, trồng xen cây họ đậu, băng cốt khí, băng cỏ
Paspalum, băng cây sắn…
Chúng tôi đến thăm mô
hình chị Hà Thị Tuyết - thôn Gốc Đa, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, là một trong
những hộ điển hình về áp dụng hình thức canh tác sắn bền vững trên đất dốc.
Trước đây, gia đình chị chỉ trồng
sắn để tận dụng làm thức ăn chăn nuôi nên diện tích trồng sắn không đáng kể, từ năm 2004, khi nhà máy sản xuất tinh bột sắn chính thức
đi vào hoạt động, gia đình chị mới tận dụng hơn 1ha đất đồi của gia đình để
trồng sắn. Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chị chỉ áp dụng hình thức
canh tác thông thường dẫn đến năng
suất sắn càng ngày càng giảm do càng
ngày đất càng bị rửa trôi, xói mòn. Từ năm 2010, được cán bộ khuyến nông hướng
dẫn biện pháp canh tác sắn bền vững trên đất dốc gia đình chị mạnh dạn áp dụng
vào một phần diện tích trồng sắn của gia đình. Sau
khi thu hoạch sắn củ xong, thay vì dọn tất cả các thân cành sắn thành một đống
rồi đốt chị đã xếp dọn các thân cành sắn, tàn dư thực vật từ vụ trước
thành các đường băng theo đường đồng mức với khoảng cách từ 6 - 8 m một
băng trên nương sắn, bên dưới băng có đóng cọc để giữ băng; khoảng cách giữa
các cọc khoảng 1m.
Chị cho biết thêm: Với cách làm này vừa dễ áp
dụng, tiết kiệm công lao động, không phải chi phí mua giống cây đường băng lại
không mất diện tích trồng sắn, khi
băng cây sắn mọc nhiều thân cành có thể tận dụng khai thác lá sắn làm thức ăn
chăn nuôi, như nuôi cá, nuôi tằm… Đặc biệt việc áp dụng biện pháp xếp băng cành
sắn có hiệu quả tức thì, ngay sau khi xếp băng xong nếu có gặp mưa to thì băng
đã có tác dụng cản dòng chảy và chống xói mòn ngay.
Cũng giống như hộ chị Hà Thị Tuyết,
anh Nông Văn Lương - thôn Sạt Ngọt, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, sau nhiều năm canh tác sắn thấy tốc độ rửa trôi của lớp
đất mặt tăng dần qua các năm cộng với năng suất sắn ngày càng giảm nên đã mạnh dạn áp dụng hình thức canh tác sắn bền vững trên đất dốc trên
diện tích sắn của gia đình. Do diện tích đồi trồng sắn có độ dốc vừa phải nên
anh chị lựa chọn biện pháp trồng cỏ paspalum. Trước đây, anh áp dụng hình thức
trồng keo trên đỉnh đồi sắn và biện pháp san gạt tiểu đường băng. Tuy nhiên,
với phương pháp trồng keo trên đỉnh đồi thì phải sau trồng 2 - 3 năm thì cây
keo mới phát huy tác dụng, thêm vào đó khi trồng trên đỉnh đồi lộng
gió cây hay bị đổ ngã, việc khai thác vận chuyển gỗ cũng khó khăn hơn, còn với biện pháp san gạt tiểu đường băng lại mất nhiều
công và khó thực hiện, cộng với đó sau khi đầu tư công lao động
để san gạt xong, đất vẫn còn tơi, sắn thì chưa mọc cộng với độ dốc cao nên khi
gặp mưa to các đường băng đều bị trôi hết. Thực tế cho thấy, sau khi gia đình anh áp dụng hình thức
trồng cỏ paspalum trên diện
tích trồng của gia đình đã phần nào khắc phục được những nhược điểm trên, không những hạn chế
được sự xói mòn, rửa trôi đất mà năng suất sắn còn tăng lên. Anh
Nông Văn Lương chia sẻ: Với những hình thức canh tác thông thường như trước đây
thì sản lượng sắn của gia đình anh chỉ đạt từ 15 - 17 tấn/ha. Nhưng giờ đây khi
áp dụng biện pháp canh tác sắn bền vững trên đất dốc không những hạn chế được
hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất mà năng suất sắn của gia đình anh đã tăng dần
lên qua các năm, đến nay đã đạt 26 tấn/ha.
Qua
thời gian triển khai thực hiện, tính đến tháng 8 năm 2015, diện tích sắn áp
dụng các biện pháp canh tác trên toàn huyện đã đạt 5.071
ha, trong đó: Canh tác lâu dài: 2.177,7 ha, gồm: Trồng cây lâm nghiệp đỉnh đồi 891,4 ha; san
gạt đường băng 42 ha; băng cốt khí, dứa 1.128 ha; băng cỏ Paspalum 116,8 ha … Từ đó năng
suất sắn hàng năm khá ổn định, đồng thời hạn chế được việc xói mòn, rửa trôi
đất, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm tính bền vững của cây trồng.
Từ những mô hình ban đầu
mà đến nay hình thức canh tác sắn bền
vững trên đất dốc đã
được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong toàn huyện, qua đó, đã góp phần
giúp người dân thay đổi nhận thức, chú trọng đầu tư phân bón cho cây sắn, hạn
chế việc trồng quảng canh, thấy được hiệu quả của việc canh tác bền vững và
trồng xen cây họ đậu, băng cây cốt khí …. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều địa phương thực hiện tương đối tốt
việc canh tác sắn bền vững trên đất dốc như: thôn 10 xã Mậu Đông,
thôn Khe Ván xã Quang Minh, thôn Gốc Đa, thôn Sặt Ngọt - xã Đông Cuông, Thôn 5
xã An Bình….
Việc sử dụng các biện
pháp canh tác để sản xuất cây sắn đã được chứng minh là một trong những giải
pháp tối ưu để giảm thiểu xói mòn trên đất dốc. Chính vì vậy, mức độ thoái hóa
đất do xói mòn rửa trôi ở các mô hình canh tác đang thực hiện sẽ góp phần nâng
cao tính bền vững về môi trường đất sản xuất sắn vùng nguyên liệu.