CTTĐT - Trong những năm qua, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng ngày càng khang trang, đẹp đẽ. Hệ thống giao thông phát triển đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trên khắp các vùng quê trong tỉnh; Tạo động lực và điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, trong những năm qua tỉnh
Yên Bái đã huy động được 5.830 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông,
trong đó vốn ngân sách Trung ương là 1.778 tỷ đồng chiếm 30,5%; vốn ngân sách
địa phương là 2.908 tỷ đồng chiếm 49,88%; vốn đầu tư giao thông nông thôn là 1.144 tỷ đồng chiếm 19,62%. Từ nguồn vốn này toàn tỉnh đã nâng cấp, cải
tạo được 114km đường Quốc lộ (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 32C); mở mới, nâng cấp, cải
tạo được 143 km đường tỉnh lộ với nhiều công trình trọng điểm có quy mô lớn như
đường Tránh ngập thành phố Yên Bái, đường Yên Bái - Khe Sang, đường Mường La -
Mù Cang Chải, đường Khánh Hòa - Minh Xuân, đường Yên Thế - Vĩnh Kiên ...; tỉnh
Yên Bái đã hoàn thành vượt chỉ tiêu Đề án phát triển giao thông nông thôn giai
đoạn 2011 - 2015 với 1.000 km đường giao thông được mở mới, gần 500 km đường bê
tông được kiên cố hóa. Đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh hiện có
80,5 km đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua địa phận tỉnh; có 4 tuyến quốc
lộ là Quốc lộ 70, Quốc lộ 32, Quốc lộ 32C và Quốc lộ 37 với tổng chiều dài là
374 km; 15 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 439,9 km; 181,1 km đường đô thị;
6.384km đường giao thông nông thôn
(trong đó: đường huyện có 1.360,71 km, đã kiên cố hóa được 646,3Km; đường xã có
2.877 km, kiên cố được 562,74 km, đường thôn bản có 2.147 km, kiên cố được
107,35 km).
Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai một số dự án như: Quốc lộ 32C đoạn
từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái; Quốc lộ 37 đoạn từ dốc Đát Quang - Ba Khe; cầu
Tuần Quán ... Đặc biệt tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do Bộ Giao thông
Vận tải đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 9/2014 đã tạo điều
kiện mở thêm các tuyến đường ngang nhằm phá thế độc đạo kết nối các vùng trong
tỉnh và các tỉnh lân cận với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu phát triển và nâng cấp mạng lưới
giao thông, liên kết vùng, giao thông nội thị, giao thông nông thôn, tỉnh Yên
Bái tiếp tục phát huy lợi thế mạng lưới giao thông sẵn có, tranh thủ các nguồn
vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA, WB, ADB ...
để đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm có sức lan tỏa lớn, đảm bảo kết nối
giữa các vùng trong tỉnh với các tỉnh lân cận và đường cao tốc Nội Bài - Lào
Cai. Mở mới các tuyến giao thông, các công trình vượt sông kết nối hạ tầng
thành phố ở hai bên sông Hồng với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nâng cấp các
tuyến giao thông đô thị hiện có, đồng thời tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ
thống đường quốc lộ, đường tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội các địa phương và các vùng lân cận, nâng cao khả năng vận tải, giảm bớt chi
phí, thời gian đi lại giữa các khu vực trong tỉnh, đồng thời hoàn thiện mạng
lưới giao thông của tỉnh theo hướng đồng bộ.
Đầu tư các công trình quan trọng kết nối các vùng trong tỉnh với các tỉnh
lân cận và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai như đường nối tỉnh lộ 170 với Quốc
lộ 70 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối Quốc lộ 70 với đường cao
tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Khánh Hòa - Văn Yên); đường nối nút giao IC12 đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên; đường nối Quốc lộ
32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Nghĩa Lộ - Mậu A); đường nối Quốc
lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Đông An - Gia Hội).
Bên cạnh đó, ưu tiên đầu tư xây dựng mở mới và nâng cấp các tuyến giao
thông nội thị, các công trình vượt sông, suối tại thành phố Yên Bái và thị xã
Nghĩa Lộ bao gồm đầu tư xây dựng cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm, đường nối Quốc lộ
37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường nối Quốc lộ 32C với đường cao tốc
Nội Bài - Lào Cai, nâng cấp các tuyến đường nội thị thành phố Yên Bái theo
“Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - Thành phố Yên Bái” sử dụng vốn vay Ngân
hàng Thế giới (WB); đầu tư xây dựng cầu Phù Nham, đường Thanh Niên kéo dài,
đường vành đai suối Thia và các tuyến đường nội thị khác… tại thị xã Nghĩa Lộ. Tiếp
tục đầu tư nâng cấp một số tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa quan trọng trong
việc phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh đó là Quốc lộ 37 đoạn từ thành phố Yên Bái - dốc Đát Quang; Quốc lộ 32C
đoạn từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái; đường Âu Lâu - Đông An; đường Hợp Minh - Mỵ;
đường Yên Thế - Vĩnh Kiên ...
Phát huy kết quả chương trình đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn
giai đoạn 2011 - 2015, tinh sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông nông thôn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới. Tiếp tục bổ sung và điều chỉnh cơ chế chính sách, đề án cho phù
hợp với nguồn lực của tỉnh để đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có. Tiếp tục thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”, cùng chung tay xây dựng đường giao thông nông thôn, huy động tối đa
nguồn lực trong nhân dân. Quan tâm đầu tư xây dựng một số tuyến đường
giao thông trọng điểm để kết nối vùng tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho các
xã vùng sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương trong tỉnh.
1275 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng ngày càng khang trang, đẹp đẽ. Hệ thống giao thông phát triển đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trên khắp các vùng quê trong tỉnh; Tạo động lực và điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, trong những năm qua tỉnh
Yên Bái đã huy động được 5.830 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông,
trong đó vốn ngân sách Trung ương là 1.778 tỷ đồng chiếm 30,5%; vốn ngân sách
địa phương là 2.908 tỷ đồng chiếm 49,88%; vốn đầu tư giao thông nông thôn là 1.144 tỷ đồng chiếm 19,62%. Từ nguồn vốn này toàn tỉnh đã nâng cấp, cải
tạo được 114km đường Quốc lộ (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 32C); mở mới, nâng cấp, cải
tạo được 143 km đường tỉnh lộ với nhiều công trình trọng điểm có quy mô lớn như
đường Tránh ngập thành phố Yên Bái, đường Yên Bái - Khe Sang, đường Mường La -
Mù Cang Chải, đường Khánh Hòa - Minh Xuân, đường Yên Thế - Vĩnh Kiên ...; tỉnh
Yên Bái đã hoàn thành vượt chỉ tiêu Đề án phát triển giao thông nông thôn giai
đoạn 2011 - 2015 với 1.000 km đường giao thông được mở mới, gần 500 km đường bê
tông được kiên cố hóa. Đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh hiện có
80,5 km đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua địa phận tỉnh; có 4 tuyến quốc
lộ là Quốc lộ 70, Quốc lộ 32, Quốc lộ 32C và Quốc lộ 37 với tổng chiều dài là
374 km; 15 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 439,9 km; 181,1 km đường đô thị;
6.384km đường giao thông nông thôn
(trong đó: đường huyện có 1.360,71 km, đã kiên cố hóa được 646,3Km; đường xã có
2.877 km, kiên cố được 562,74 km, đường thôn bản có 2.147 km, kiên cố được
107,35 km).
Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai một số dự án như: Quốc lộ 32C đoạn
từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái; Quốc lộ 37 đoạn từ dốc Đát Quang - Ba Khe; cầu
Tuần Quán ... Đặc biệt tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do Bộ Giao thông
Vận tải đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 9/2014 đã tạo điều
kiện mở thêm các tuyến đường ngang nhằm phá thế độc đạo kết nối các vùng trong
tỉnh và các tỉnh lân cận với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu phát triển và nâng cấp mạng lưới
giao thông, liên kết vùng, giao thông nội thị, giao thông nông thôn, tỉnh Yên
Bái tiếp tục phát huy lợi thế mạng lưới giao thông sẵn có, tranh thủ các nguồn
vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA, WB, ADB ...
để đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm có sức lan tỏa lớn, đảm bảo kết nối
giữa các vùng trong tỉnh với các tỉnh lân cận và đường cao tốc Nội Bài - Lào
Cai. Mở mới các tuyến giao thông, các công trình vượt sông kết nối hạ tầng
thành phố ở hai bên sông Hồng với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nâng cấp các
tuyến giao thông đô thị hiện có, đồng thời tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ
thống đường quốc lộ, đường tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội các địa phương và các vùng lân cận, nâng cao khả năng vận tải, giảm bớt chi
phí, thời gian đi lại giữa các khu vực trong tỉnh, đồng thời hoàn thiện mạng
lưới giao thông của tỉnh theo hướng đồng bộ.
Đầu tư các công trình quan trọng kết nối các vùng trong tỉnh với các tỉnh
lân cận và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai như đường nối tỉnh lộ 170 với Quốc
lộ 70 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối Quốc lộ 70 với đường cao
tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Khánh Hòa - Văn Yên); đường nối nút giao IC12 đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên; đường nối Quốc lộ
32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Nghĩa Lộ - Mậu A); đường nối Quốc
lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Đông An - Gia Hội).
Bên cạnh đó, ưu tiên đầu tư xây dựng mở mới và nâng cấp các tuyến giao
thông nội thị, các công trình vượt sông, suối tại thành phố Yên Bái và thị xã
Nghĩa Lộ bao gồm đầu tư xây dựng cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm, đường nối Quốc lộ
37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường nối Quốc lộ 32C với đường cao tốc
Nội Bài - Lào Cai, nâng cấp các tuyến đường nội thị thành phố Yên Bái theo
“Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - Thành phố Yên Bái” sử dụng vốn vay Ngân
hàng Thế giới (WB); đầu tư xây dựng cầu Phù Nham, đường Thanh Niên kéo dài,
đường vành đai suối Thia và các tuyến đường nội thị khác… tại thị xã Nghĩa Lộ. Tiếp
tục đầu tư nâng cấp một số tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa quan trọng trong
việc phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh đó là Quốc lộ 37 đoạn từ thành phố Yên Bái - dốc Đát Quang; Quốc lộ 32C
đoạn từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái; đường Âu Lâu - Đông An; đường Hợp Minh - Mỵ;
đường Yên Thế - Vĩnh Kiên ...
Phát huy kết quả chương trình đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn
giai đoạn 2011 - 2015, tinh sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông nông thôn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới. Tiếp tục bổ sung và điều chỉnh cơ chế chính sách, đề án cho phù
hợp với nguồn lực của tỉnh để đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có. Tiếp tục thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”, cùng chung tay xây dựng đường giao thông nông thôn, huy động tối đa
nguồn lực trong nhân dân. Quan tâm đầu tư xây dựng một số tuyến đường
giao thông trọng điểm để kết nối vùng tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho các
xã vùng sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương trong tỉnh.