Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Ảnh minh họa
Theo đó, hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải đáp ứng nguyên tắc: 1- Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới; 2- Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu: Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý; tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Nghị định quy định tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực theo quy định và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, Nghị định quy định các điều kiện về: Mặt bằng; xưởng kiểm định; dây chuyền kiểm định.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định một số điều kiện về nhân lực. Theo đó, nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau: 1- Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao; 2- Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định; 3- Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên
Nghị định số 139/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới, đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
Đối với điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao, Nghị định quy định về trình độ chuyên môn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung (Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương); là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng; có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định.
Nghị định quy định lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Quy định số lượng xe kiểm định
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ số lượng xe cơ giới được kiểm định của đơn vị đăng kiểm. Theo đó, số lượng xe cơ giới được cấp giấy chứng nhận kiểm định trong ngày (tính trong 08 giờ làm việc) phải thỏa mãn đồng thời các quy định sau:
1- Trường hợp một đăng kiểm viên kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 xe; trường hợp nhiều đăng kiểm viên cùng kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 lần số lượng đăng kiểm viên.
2- Không quá 90 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại I và không quá 70 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại II. Trường hợp dây chuyền kiểm định loại II chỉ sử dụng để kiểm định xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg thì số lượng xe kiểm định được áp dụng như đối với dây chuyền loại I.
1031 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.Theo đó, hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải đáp ứng nguyên tắc: 1- Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới; 2- Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu: Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý; tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Nghị định quy định tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực theo quy định và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, Nghị định quy định các điều kiện về: Mặt bằng; xưởng kiểm định; dây chuyền kiểm định.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định một số điều kiện về nhân lực. Theo đó, nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau: 1- Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao; 2- Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định; 3- Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên
Nghị định số 139/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới, đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
Đối với điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao, Nghị định quy định về trình độ chuyên môn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung (Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương); là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng; có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định.
Nghị định quy định lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Quy định số lượng xe kiểm định
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ số lượng xe cơ giới được kiểm định của đơn vị đăng kiểm. Theo đó, số lượng xe cơ giới được cấp giấy chứng nhận kiểm định trong ngày (tính trong 08 giờ làm việc) phải thỏa mãn đồng thời các quy định sau:
1- Trường hợp một đăng kiểm viên kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 xe; trường hợp nhiều đăng kiểm viên cùng kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 lần số lượng đăng kiểm viên.
2- Không quá 90 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại I và không quá 70 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại II. Trường hợp dây chuyền kiểm định loại II chỉ sử dụng để kiểm định xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg thì số lượng xe kiểm định được áp dụng như đối với dây chuyền loại I.