Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 92/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.
Ảnh minh họa
Thông tư 92 sửa quy định về “Đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia” (Điều 17) như sau: Người đăng ký tham gia đấu giá được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá; phải nộp khoản tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia (hoặc Hội đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức đấu giá) trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc bán đấu giá.
Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư số 89/2015/TT-BTC là “Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá” thì khoản tiền đặt trước này được điều chỉnh tăng.
Bên cạnh đó, Thông tư 92 cũng nêu rõ: Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhiều đơn vị hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước phải nộp bằng tổng số tiền đặt trước của các đơn vị tài sản tham gia đấu giá.
Khoản tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước
Theo Thông tư 92, khoản tiền đặt trước của người đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện như sau:
Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá được tổ chức bán đấu giá tài sản chuyển cho đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá để được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua hàng dự trữ quốc gia đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định dưới đây.
Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây: Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng; bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật đấu giá tài sản; rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp thuận theo quy định tại Điều 50 Luật đấu giá tài sản; từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 Luật đấu giá tài sản. Tiền đặt trước này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2018.
1211 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 92/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.Thông tư 92 sửa quy định về “Đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia” (Điều 17) như sau: Người đăng ký tham gia đấu giá được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá; phải nộp khoản tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia (hoặc Hội đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức đấu giá) trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc bán đấu giá.
Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư số 89/2015/TT-BTC là “Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá” thì khoản tiền đặt trước này được điều chỉnh tăng.
Bên cạnh đó, Thông tư 92 cũng nêu rõ: Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhiều đơn vị hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước phải nộp bằng tổng số tiền đặt trước của các đơn vị tài sản tham gia đấu giá.
Khoản tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước
Theo Thông tư 92, khoản tiền đặt trước của người đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện như sau:
Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá được tổ chức bán đấu giá tài sản chuyển cho đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá để được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua hàng dự trữ quốc gia đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định dưới đây.
Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây: Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng; bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật đấu giá tài sản; rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp thuận theo quy định tại Điều 50 Luật đấu giá tài sản; từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 Luật đấu giá tài sản. Tiền đặt trước này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2018.