Ngày 12/9/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND công nhận Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Ngôi nhà của ông Lê Điền Hồng trên nền ngôi nhà cũ từng là trụ sở Liên khu 10 (nguồn ảnh: Báo Yên Bái)
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 có tổng diện tích 5.312,7 m2, thuộc làng Hơn, thôn Hơn, xã Thịnh Hưng, huyện Yên bình, tỉnh Yên Bái, cách Ủy ban nhân dân xã Thịnh Hưng 3km về phía Nam, cách thành phố Yên Bái 21km về hướng Đông Nam.
Để đến được Di tích, du khách có thể đi bằng đường bộ rất thuận tiện: Dọc theo Quốc lộ 70 (đường Yên Bái đi Hà Nội) tới địa phận chân dốc Tam Gianh (km 19) thuộc xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình rẽ phải theo đường liên thôn (thôn Suối Chép và thôn Tân Thịnh) khoảng 2km sẽ đến làng Hơn nơi Di tích tọa lạc.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch nhận định, chắc chắn thực dân Pháp sẽ thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Đúng như vậy, mặc dù Hiệp ước sơ bộ được kí ngày 6/3/1946, nhưng phía Pháp không thực hiện và gây khó khăn đối với việc đàm phán đi đến công nhận một nước Việt Nam độc lập. Do đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Đồng thời, Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập các chiến khu quân sự để kháng chiến lâu dài. Khu vực Tây Bắc cùng một phần Đông Bắc là địa bàn thuộc Liên khu 10. Sau này, do nhiều lần điều chỉnh thì Liên khu 10 cơ bản nằm trong địa bàn thuộc các tỉnh Quân khu II hiện nay.
Cùng thời điểm này, Pháp đã đưa toàn bộ cánh quân do tướng A-Lếch-Xangôri từ biên giới Trung Quốc về đánh chiếm Lai Châu - Sơn La. Trước tình hình đó, thấy rõ tầm quan trọng, vị trí chiến lược của chiến trường miền tây đối với toàn bộ Tây Bắc, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng mặt trận Tây Bắc và chuẩn bị kế hoạch đối phó quân địch và giữ vững vùng căn cứ địa. Vì vậy, ngay trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định thành lập các chiến khu (trong đó có Chiến khu 10), xây dựng căn cứ địa và lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
Do yêu cầu bố trí, địa bàn chiến lược kháng chiến địa giới Liên khu 10 có sự thay đổi nhiều lần. Ngày đầu mới thành lập Liên khu 10 tập trung đóng tại thị xã Việt Trì. Đến tháng 01 năm 1947, cơ quan Khu ủy và Khu bộ chuyển đến Minh Nông - Hà Giáp (Phù Ninh - Phú Thọ) nhưng chỉ được mấy ngày, xét thấy tình hình hoàn toàn bất lợi cho nên lại phải di chuyển đến địa điểm khác như Bôi Keo, Nghĩa Long, Đức Ký, Đế Kiều. Tại đây, trụ sở Liên khu 10 vẫn tiếp tục gặp những bất lợi, ngày 01 tháng 3 năm 1947 toàn bộ trụ sở Liên khu 10 chuyển đến khu vực giáp ranh hai xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đây là địa điểm phù hợp, thuận lợi với yêu cầu nhiệm vụ của Chiến khu trong chặng đường đánh lên giải phóng Tây Bắc (tháng 9/1947). Cơ quan đầu não, trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 đóng tại nhà ông Lê Đức Huy và bố ông Huy là ông Lê Hữu Điền từng làm Phó hội nên còn gọi là nhà ông Phó hội Điền thuộc Làng Hơn, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đây là ngôi nhà gỗ bề thế 5 gian, chồng bồn, kẻ nghé, lịa bức bàn rất đẹp. Bên cạnh có ngôi nhà sàn làm khu bếp cũng khá rộng. Các phòng, ban khác được đặt tại nhà một số hộ dân liền kề nhà ông Huy.
Tháng 10 năm 1945, Chính phủ quyết định chia cả nước thành các chiến khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 11. Theo đó các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc Chiến khu 1 (Chiến khu 1 lúc này gồm có 13 tỉnh, ngoài các tỉnh kể trên còn có Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh). Đến tháng 10 năm 1946, Xứ ủy và Ủy ban hành chính Bắc Bộ giải thể, cả nước được chia thành 12 chiến khu. Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc Chiến khu 10.
Trước yêu cầu phát triển của tình hình mới, Trung ương Đảng quyết định xây dựng Khu Tây Bắc thành căn cứ địa cách mạng vững chắc, tạo điều kiện tiến tới giải phóng nhân dân các dân tộc thoát khỏi ách thống trị của giặc. Thực hiện Chủ trương này, ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 120/SL và 124/SL chính thức sáp nhập Khu 10 và Khu 14 làm một, gọi tắt là Liên khu 10. Từ đây chiến trường Liên khu 10 bao gồm các tỉnh của Quân khu 2 ngày nay (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, trực tiếp là dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy, do luôn biết dựa vào dân nên được dân che chở, đùm bọc, lực lượng phát triển nhanh chóng, vững mạnh, từng bước chính quy, trang bị vũ khí hiện đại. Quá trình đóng tại Thịnh Hưng, lực lượng vũ trang Liên khu 10 đã chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, tập trung mọi nguồn lực xây dựng, củng cố lực lượng chiến khu lớn mạnh, quyết cùng nhân dân Tây Bắc tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Liên khu 10 là một trong những liên khu nằm trong chiến lược quân sự của Trung ương Đảng, Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1947-1949, bao gồm 9 tỉnh hiện nay: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Chính vì vậy Liên khu 10 có vị trí rất quan trọng, là tấm lá chắn cho căn cứ địa Việt Bắc.
Thời kỳ 1947-1949 lãnh đạo của Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 do đồng chí Quang Tạo làm Chủ tịch, đồng chí Tô Quang Đẩu làm Phó chủ tịch. Cơ quan Khu bộ gồm có các phòng như: Văn phòng, phòng Tham mưu, phòng Chính trị, phòng Quân khu, phòng Quân pháp, phòng Công binh, phòng Quân chính, Trường Thiếu sinh quân Chiến khu 10 và Ban pháo binh. Lực lượng tham gia bao gồm bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và bộ đội chủ lực.
Thời gian đặt trụ sở tại khu vực xã Đại Phạm và Thịnh Hưng, Liên khu 10 đã làm nên những chiến công vô cùng oanh liệt như Chiến dịch Biên giới Việt Bắc thu đông năm 1947. Thời điểm cuối tháng 10, Liên khu 10 cũng rạng danh với chiến thắng Sông Lô. Với hai chiến thắng lẫy lừng này, quân và dân Liên khu 10 đã góp phần đập tan ý đồ chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của quân Pháp trên toàn tuyến Tây Bắc và Đông Bắc. Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 là nơi có giá trị quyết định sự thành bại của quân dân trong các trận tuyến chiến dịch ở chiến trường Tây Bắc và là trụ sở chính chỉ huy tối cao của Bộ tư lệnh chiến trường Tây Bắc, lãnh đạo quân, dân Tây Bắc cùng đồng bào cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ nhưng hết sức tự hào. Do đó, di tích Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3670 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 12/9/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND công nhận Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 có tổng diện tích 5.312,7 m2, thuộc làng Hơn, thôn Hơn, xã Thịnh Hưng, huyện Yên bình, tỉnh Yên Bái, cách Ủy ban nhân dân xã Thịnh Hưng 3km về phía Nam, cách thành phố Yên Bái 21km về hướng Đông Nam.
Để đến được Di tích, du khách có thể đi bằng đường bộ rất thuận tiện: Dọc theo Quốc lộ 70 (đường Yên Bái đi Hà Nội) tới địa phận chân dốc Tam Gianh (km 19) thuộc xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình rẽ phải theo đường liên thôn (thôn Suối Chép và thôn Tân Thịnh) khoảng 2km sẽ đến làng Hơn nơi Di tích tọa lạc.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch nhận định, chắc chắn thực dân Pháp sẽ thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Đúng như vậy, mặc dù Hiệp ước sơ bộ được kí ngày 6/3/1946, nhưng phía Pháp không thực hiện và gây khó khăn đối với việc đàm phán đi đến công nhận một nước Việt Nam độc lập. Do đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Đồng thời, Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập các chiến khu quân sự để kháng chiến lâu dài. Khu vực Tây Bắc cùng một phần Đông Bắc là địa bàn thuộc Liên khu 10. Sau này, do nhiều lần điều chỉnh thì Liên khu 10 cơ bản nằm trong địa bàn thuộc các tỉnh Quân khu II hiện nay.
Cùng thời điểm này, Pháp đã đưa toàn bộ cánh quân do tướng A-Lếch-Xangôri từ biên giới Trung Quốc về đánh chiếm Lai Châu - Sơn La. Trước tình hình đó, thấy rõ tầm quan trọng, vị trí chiến lược của chiến trường miền tây đối với toàn bộ Tây Bắc, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng mặt trận Tây Bắc và chuẩn bị kế hoạch đối phó quân địch và giữ vững vùng căn cứ địa. Vì vậy, ngay trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định thành lập các chiến khu (trong đó có Chiến khu 10), xây dựng căn cứ địa và lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
Do yêu cầu bố trí, địa bàn chiến lược kháng chiến địa giới Liên khu 10 có sự thay đổi nhiều lần. Ngày đầu mới thành lập Liên khu 10 tập trung đóng tại thị xã Việt Trì. Đến tháng 01 năm 1947, cơ quan Khu ủy và Khu bộ chuyển đến Minh Nông - Hà Giáp (Phù Ninh - Phú Thọ) nhưng chỉ được mấy ngày, xét thấy tình hình hoàn toàn bất lợi cho nên lại phải di chuyển đến địa điểm khác như Bôi Keo, Nghĩa Long, Đức Ký, Đế Kiều. Tại đây, trụ sở Liên khu 10 vẫn tiếp tục gặp những bất lợi, ngày 01 tháng 3 năm 1947 toàn bộ trụ sở Liên khu 10 chuyển đến khu vực giáp ranh hai xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đây là địa điểm phù hợp, thuận lợi với yêu cầu nhiệm vụ của Chiến khu trong chặng đường đánh lên giải phóng Tây Bắc (tháng 9/1947). Cơ quan đầu não, trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 đóng tại nhà ông Lê Đức Huy và bố ông Huy là ông Lê Hữu Điền từng làm Phó hội nên còn gọi là nhà ông Phó hội Điền thuộc Làng Hơn, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đây là ngôi nhà gỗ bề thế 5 gian, chồng bồn, kẻ nghé, lịa bức bàn rất đẹp. Bên cạnh có ngôi nhà sàn làm khu bếp cũng khá rộng. Các phòng, ban khác được đặt tại nhà một số hộ dân liền kề nhà ông Huy.
Tháng 10 năm 1945, Chính phủ quyết định chia cả nước thành các chiến khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 11. Theo đó các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc Chiến khu 1 (Chiến khu 1 lúc này gồm có 13 tỉnh, ngoài các tỉnh kể trên còn có Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh). Đến tháng 10 năm 1946, Xứ ủy và Ủy ban hành chính Bắc Bộ giải thể, cả nước được chia thành 12 chiến khu. Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc Chiến khu 10.
Trước yêu cầu phát triển của tình hình mới, Trung ương Đảng quyết định xây dựng Khu Tây Bắc thành căn cứ địa cách mạng vững chắc, tạo điều kiện tiến tới giải phóng nhân dân các dân tộc thoát khỏi ách thống trị của giặc. Thực hiện Chủ trương này, ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 120/SL và 124/SL chính thức sáp nhập Khu 10 và Khu 14 làm một, gọi tắt là Liên khu 10. Từ đây chiến trường Liên khu 10 bao gồm các tỉnh của Quân khu 2 ngày nay (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, trực tiếp là dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy, do luôn biết dựa vào dân nên được dân che chở, đùm bọc, lực lượng phát triển nhanh chóng, vững mạnh, từng bước chính quy, trang bị vũ khí hiện đại. Quá trình đóng tại Thịnh Hưng, lực lượng vũ trang Liên khu 10 đã chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, tập trung mọi nguồn lực xây dựng, củng cố lực lượng chiến khu lớn mạnh, quyết cùng nhân dân Tây Bắc tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Liên khu 10 là một trong những liên khu nằm trong chiến lược quân sự của Trung ương Đảng, Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1947-1949, bao gồm 9 tỉnh hiện nay: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Chính vì vậy Liên khu 10 có vị trí rất quan trọng, là tấm lá chắn cho căn cứ địa Việt Bắc.
Thời kỳ 1947-1949 lãnh đạo của Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 do đồng chí Quang Tạo làm Chủ tịch, đồng chí Tô Quang Đẩu làm Phó chủ tịch. Cơ quan Khu bộ gồm có các phòng như: Văn phòng, phòng Tham mưu, phòng Chính trị, phòng Quân khu, phòng Quân pháp, phòng Công binh, phòng Quân chính, Trường Thiếu sinh quân Chiến khu 10 và Ban pháo binh. Lực lượng tham gia bao gồm bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và bộ đội chủ lực.
Thời gian đặt trụ sở tại khu vực xã Đại Phạm và Thịnh Hưng, Liên khu 10 đã làm nên những chiến công vô cùng oanh liệt như Chiến dịch Biên giới Việt Bắc thu đông năm 1947. Thời điểm cuối tháng 10, Liên khu 10 cũng rạng danh với chiến thắng Sông Lô. Với hai chiến thắng lẫy lừng này, quân và dân Liên khu 10 đã góp phần đập tan ý đồ chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của quân Pháp trên toàn tuyến Tây Bắc và Đông Bắc. Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10 là nơi có giá trị quyết định sự thành bại của quân dân trong các trận tuyến chiến dịch ở chiến trường Tây Bắc và là trụ sở chính chỉ huy tối cao của Bộ tư lệnh chiến trường Tây Bắc, lãnh đạo quân, dân Tây Bắc cùng đồng bào cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ nhưng hết sức tự hào. Do đó, di tích Trụ sở Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu 10, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Chùa Long Khánh - Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Minh Bảo - xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (02/08/2019)
- Chùa Lạc Điền xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (01/08/2019)
- Di tích Chùa Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (01/08/2019)
- Đền Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (14/06/2019)
- Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích đền Gò Chùa, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
- Di tích Đình Ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/06/2019)
Xem thêm »