Các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã đề nghị Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội cần bổ sung đánh giá hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng… trong phiên thảo luận ở tổ.
Các đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại Đoàn về dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng.
Tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh
tế - xã hội năm 2015, kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các
đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái: Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy
ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Giàng A
Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Nguyễn Công Bình - Phó Trưởng
đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia phát biểu.
Các ý kiến thống nhất đánh giá năm 2015 và
giai đoạn 2011 - 2015 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác điều hành của
Chính phủ đã có nhiều cố gắng; kinh tế có nhiều điểm sáng; lạm phát được kiềm
chế; hoạt động đối ngoại, đặc biệt là kinh tế đối ngoại đạt được nhiều kết quả.
Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa thực sự vững
chắc; tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp thấp làm ảnh hưởng đến đời sống của nông
dân; thu ngân sách gặp khó khăn, bội chi tăng cao; nợ xấu đã được cải thiện
nhưng chưa toàn diện và triệt để; giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn;
khoảng cách giàu, nghèo ngày càng lớn; tình hình an ninh trật tự còn phức tạp,
xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng; công tác dự báo tình hình có mặt còn chưa đạt
yêu cầu.
Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ đánh
giá tình hình kinh tế - xã hội cần bổ sung đánh giá hiệu quả vốn đầu tư từ ngân
sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng…
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 và giai
đoạn 2016 - 2020, các ý kiến đồng tình với các chỉ tiêu chủ yếu Chính phủ đưa
ra. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, các đại biểu kiến nghị Chính
phủ cơ cấu lại thu ngân sách, nhất là các sắc thuế để hạn chế hụt thu, đảm bảo cân
đối ngân sách. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, Chính phủ cần có các chính
sách đủ mạnh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn miền
núi; về an sinh xã hội tiếp tục đầu tư cho con người, nâng lương cho đội ngũ
cán bộ, công chức và viên chức theo lộ trình đề ra.
Về các chương trình mục tiêu quốc gia, các
đại biểu nhất trí với việc thu gọn từ 16 chương trình thành 2 chương trình, là:
xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; đề nghị triển khai thực hiện cần
thực chất, tránh chạy theo thành tích; xác định rõ nội dung từng chương trình
để đảm bảo không có sự trùng lặp và giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành điều
hành để đảm bảo hiệu quả. Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, đề nghị
Chính phủ rà soát các tiêu chí, ưu tiên đầu tư vào hạ tầng thiết yếu, tránh dàn
trải. Đối với giảm nghèo bền vững, cần phân loại hộ nghèo theo từng nhóm để có
biện pháp hỗ trợ thoát nghèo phù hợp…
Thảo luận tại Đoàn tham gia ý kiến vào các
dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các đại biểu
nhất trí với đánh giá nhận định về thành tựu kinh tế - xã hội cũng như những
hạn chế, yếu kém trong các dự thảo báo cáo; tham gia vào công tác cán bộ của
Đảng, công tác xây dựng Đảng; xây dựng nhân tố con người và Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới…
807 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã đề nghị Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội cần bổ sung đánh giá hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng… trong phiên thảo luận ở tổ.
Tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh
tế - xã hội năm 2015, kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các
đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái: Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy
ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Giàng A
Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Nguyễn Công Bình - Phó Trưởng
đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia phát biểu.
Các ý kiến thống nhất đánh giá năm 2015 và
giai đoạn 2011 - 2015 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác điều hành của
Chính phủ đã có nhiều cố gắng; kinh tế có nhiều điểm sáng; lạm phát được kiềm
chế; hoạt động đối ngoại, đặc biệt là kinh tế đối ngoại đạt được nhiều kết quả.
Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa thực sự vững
chắc; tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp thấp làm ảnh hưởng đến đời sống của nông
dân; thu ngân sách gặp khó khăn, bội chi tăng cao; nợ xấu đã được cải thiện
nhưng chưa toàn diện và triệt để; giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn;
khoảng cách giàu, nghèo ngày càng lớn; tình hình an ninh trật tự còn phức tạp,
xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng; công tác dự báo tình hình có mặt còn chưa đạt
yêu cầu.
Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ đánh
giá tình hình kinh tế - xã hội cần bổ sung đánh giá hiệu quả vốn đầu tư từ ngân
sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng…
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 và giai
đoạn 2016 - 2020, các ý kiến đồng tình với các chỉ tiêu chủ yếu Chính phủ đưa
ra. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, các đại biểu kiến nghị Chính
phủ cơ cấu lại thu ngân sách, nhất là các sắc thuế để hạn chế hụt thu, đảm bảo cân
đối ngân sách. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, Chính phủ cần có các chính
sách đủ mạnh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn miền
núi; về an sinh xã hội tiếp tục đầu tư cho con người, nâng lương cho đội ngũ
cán bộ, công chức và viên chức theo lộ trình đề ra.
Về các chương trình mục tiêu quốc gia, các
đại biểu nhất trí với việc thu gọn từ 16 chương trình thành 2 chương trình, là:
xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; đề nghị triển khai thực hiện cần
thực chất, tránh chạy theo thành tích; xác định rõ nội dung từng chương trình
để đảm bảo không có sự trùng lặp và giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành điều
hành để đảm bảo hiệu quả. Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, đề nghị
Chính phủ rà soát các tiêu chí, ưu tiên đầu tư vào hạ tầng thiết yếu, tránh dàn
trải. Đối với giảm nghèo bền vững, cần phân loại hộ nghèo theo từng nhóm để có
biện pháp hỗ trợ thoát nghèo phù hợp…
Thảo luận tại Đoàn tham gia ý kiến vào các
dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các đại biểu
nhất trí với đánh giá nhận định về thành tựu kinh tế - xã hội cũng như những
hạn chế, yếu kém trong các dự thảo báo cáo; tham gia vào công tác cán bộ của
Đảng, công tác xây dựng Đảng; xây dựng nhân tố con người và Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới…