CTTĐT - Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu là nét văn hóa độc đáo được người dân nơi đây trông chờ vào mỗi dịp đầu Xuân. “Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi". Đây là lễ hội có ý nghĩa rất lớn, quan trọng đối với người dân nơi đây.
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
1. Nguồn gốc Lễ hội
Trạm Tấu là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 11 xã và 1 thị trấn, diện tích trên 74 ngàn ha; dân số trên 38 nghìn người, huyện Trạm Tấu có nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên, khí hậu với đặc điểm riêng biệt của khí hậu vùng Tây Bắc quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979m; Tà Xùa 2.865m so với mực nước biển, có rừng rêu, hoa đỗ quyên, thác Háng Đề Chơ, đồi thông Eo Gió, Bản Cu Vai xinh đẹp… là điểm đến thu hút du khách và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc biệt, lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông, huyện Trạm Tấu là một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống văn hóa của dân tộc có từ rất lâu đời, được đồng bào dân tộc Mông duy trì và gìn giữ, lễ hội thường được diễn ra vào dịp hết năm cũ, sang đầu năm mới với quan niệm của sự sinh sôi, nảy nở.
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu được xây dựng trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông, với quan niệm đây là dịp để đồng bào cầu cảm tạ thần linh, xin trời đất ban cho con cái, sức khỏe, may mắn để làm ăn và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức từ mùng 8 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Lễ hội Gầu Tào được tổ chức tại sân vận động huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
4. Phần Lễ hội
Lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Trong Lễ hội, cây nêu là biểu tượng chính, là "phần hồn" của sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống và là nghi lễ đặc sắc được chú ý nhất trong lễ hội. Hoạt động đầu tiên trong phần lễ là dựng cây nêu. Cây nêu là biểu tượng cho sự trường tồn và mạnh mẽ của người Mông trên mảnh đất cao cằn cỗi. Trước khi chặt cây nêu, Lễ hội sẽ cử một nghệ nhân cao tuổi có uy tín trong làng bản chọn ngày giờ xong mới tiến hành chặt, chặt không được để nêu chạm đất mà phải hạ cây nêu từ từ xuống và phân công người thay nhau khênh, vác ra sân vận động để dựng và trang trí thật đẹp mắt.
Cây nêu khi đã được dựng và trang trí xong, nghi lễ cúng cũng sẽ được tiến hành, chủ tế tại Lễ hội Gầu Tào là một nghệ nhân được lựa chọn với bài cúng nhằm tạ ơn thần núi, thần đất, thần trời, thần suối đã cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm có nhiều điều tốt lành, mùa màng bội thu và cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm mới nhiều may mắn, người người yên vui, mùa màng bội thu...”. Sau khi lễ cúng xong, hai thanh niên người Mông cắt tiết gà, rồi dùng giấy cúng chấm vào tiết gà đốt hóa vàng để thần linh nhận được lễ vật con gà trống, hương, giấy tượng trưng cho vàng, bạc để thần linh phù hộ cho nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu...
Sau phần lễ là phần hội diễn ra sôi động với các tiết mục múa hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông và các môn thể theo truyền thống như: Kéo co, ném pao, đánh quay, thi giã bánh dày… góp phần tạo sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư; là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, mời nhau uống chén rượu đầu xuân năm mới.
Kết thúc lễ hội là nghi lễ tạ và hạ cây nêu trên cánh đồng, khe suối. Khi cây nêu được hạ xuống hướng về phía mặt trời lặn, đi ra sông suối, biển cả với quan niệm ngăn chặn những điều không may măn, không tốt với người dân, giúp cho người dân năm mới mưa thuận, gió hòa, sản xuất phát triển, nhân dân có nhiều sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an.
Không khí và sắc màu văn hóa của Lễ hội Gầu Tào mang đậm nét đẹp văn hóa đầu xuân vùng Tây Bắc, là không gian độc đáo để du khách mọi miền đến trải nghiệm về văn hóa Tết của đồng bào Mông. Đây cũng là một sự kiện văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương. Thông qua việc tổ chức Lễ hội, người dân có thêm nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng. Là dịp nhằm tăng cường tình đoàn kết, tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc, các cấp chính quyền cơ sở, dòng họ, nhân dân bày tỏ tình cảm, giao lưu, học hỏi và cam kết thực hiện những việc tốt, cầu một năm mới an khang, thịnh vượng.
Một số hình ảnh Lễ Hội
1025 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu là nét văn hóa độc đáo được người dân nơi đây trông chờ vào mỗi dịp đầu Xuân. “Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi". Đây là lễ hội có ý nghĩa rất lớn, quan trọng đối với người dân nơi đây.1. Nguồn gốc Lễ hội
Trạm Tấu là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 11 xã và 1 thị trấn, diện tích trên 74 ngàn ha; dân số trên 38 nghìn người, huyện Trạm Tấu có nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên, khí hậu với đặc điểm riêng biệt của khí hậu vùng Tây Bắc quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979m; Tà Xùa 2.865m so với mực nước biển, có rừng rêu, hoa đỗ quyên, thác Háng Đề Chơ, đồi thông Eo Gió, Bản Cu Vai xinh đẹp… là điểm đến thu hút du khách và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc biệt, lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông, huyện Trạm Tấu là một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống văn hóa của dân tộc có từ rất lâu đời, được đồng bào dân tộc Mông duy trì và gìn giữ, lễ hội thường được diễn ra vào dịp hết năm cũ, sang đầu năm mới với quan niệm của sự sinh sôi, nảy nở.
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu được xây dựng trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông, với quan niệm đây là dịp để đồng bào cầu cảm tạ thần linh, xin trời đất ban cho con cái, sức khỏe, may mắn để làm ăn và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức từ mùng 8 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Lễ hội Gầu Tào được tổ chức tại sân vận động huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
4. Phần Lễ hội
Lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Trong Lễ hội, cây nêu là biểu tượng chính, là "phần hồn" của sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống và là nghi lễ đặc sắc được chú ý nhất trong lễ hội. Hoạt động đầu tiên trong phần lễ là dựng cây nêu. Cây nêu là biểu tượng cho sự trường tồn và mạnh mẽ của người Mông trên mảnh đất cao cằn cỗi. Trước khi chặt cây nêu, Lễ hội sẽ cử một nghệ nhân cao tuổi có uy tín trong làng bản chọn ngày giờ xong mới tiến hành chặt, chặt không được để nêu chạm đất mà phải hạ cây nêu từ từ xuống và phân công người thay nhau khênh, vác ra sân vận động để dựng và trang trí thật đẹp mắt.
Cây nêu khi đã được dựng và trang trí xong, nghi lễ cúng cũng sẽ được tiến hành, chủ tế tại Lễ hội Gầu Tào là một nghệ nhân được lựa chọn với bài cúng nhằm tạ ơn thần núi, thần đất, thần trời, thần suối đã cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm có nhiều điều tốt lành, mùa màng bội thu và cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm mới nhiều may mắn, người người yên vui, mùa màng bội thu...”. Sau khi lễ cúng xong, hai thanh niên người Mông cắt tiết gà, rồi dùng giấy cúng chấm vào tiết gà đốt hóa vàng để thần linh nhận được lễ vật con gà trống, hương, giấy tượng trưng cho vàng, bạc để thần linh phù hộ cho nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu...
Sau phần lễ là phần hội diễn ra sôi động với các tiết mục múa hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông và các môn thể theo truyền thống như: Kéo co, ném pao, đánh quay, thi giã bánh dày… góp phần tạo sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư; là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, mời nhau uống chén rượu đầu xuân năm mới.
Kết thúc lễ hội là nghi lễ tạ và hạ cây nêu trên cánh đồng, khe suối. Khi cây nêu được hạ xuống hướng về phía mặt trời lặn, đi ra sông suối, biển cả với quan niệm ngăn chặn những điều không may măn, không tốt với người dân, giúp cho người dân năm mới mưa thuận, gió hòa, sản xuất phát triển, nhân dân có nhiều sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an.
Không khí và sắc màu văn hóa của Lễ hội Gầu Tào mang đậm nét đẹp văn hóa đầu xuân vùng Tây Bắc, là không gian độc đáo để du khách mọi miền đến trải nghiệm về văn hóa Tết của đồng bào Mông. Đây cũng là một sự kiện văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương. Thông qua việc tổ chức Lễ hội, người dân có thêm nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng. Là dịp nhằm tăng cường tình đoàn kết, tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc, các cấp chính quyền cơ sở, dòng họ, nhân dân bày tỏ tình cảm, giao lưu, học hỏi và cam kết thực hiện những việc tốt, cầu một năm mới an khang, thịnh vượng.
Một số hình ảnh Lễ Hội
Các bài khác
- Đám sênh - Lễ chay của người Cao Lan, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- “Mơi" - Hồn dân vũ của người Mường, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Đặc sắc lễ hội “Nào Sồng” của đồng bào dân tộc Mông Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ quét ma làng của tộc người Xá Phó - Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội giã cốm - Tăm Khảu Mảu của người Tày, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (23/01/2019)
- Lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (24/09/2018)
- Lễ hội đình và đền Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (19/09/2018)
- Lễ hội đình Yên Phú - huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (18/09/2018)
- Lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
Xem thêm »