Đó là ý kiến của ông Lê Đình Đạo - Chủ tịch Hội Địa chất – Khoáng sản tỉnh Yên Bái khi tham gia vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Trong
phần IX - Về tăng cường quản lý tài nguyên; bảo vệ môi trường; chủ động phòng
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, về quản lý tài nguyên, tôi đề
nghị bổ sung thêm 1 câu: “Công khai, minh bạch trong quản lý khai thác, sử dụng
tài nguyên, trước hết là tài nguyên khoáng sản” vào sau câu “Quy hoạch, quản lý
và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc
gia”. Lý do là lâu nay chúng ta thường cho rằng, hoạt động khai thác tài
nguyên, trước hết là khoáng sản là hoạt động mang lại lợi nhuận cao, vì vậy
thường gắn với cơ chế xin, cho, gắn với các chi phí không công khai, gắn với
một số người có chức, có quyền.
Đồng
thời, hoạt động khai thác cũng dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực về xã hội và
môi trường, gây ra nhiều bức xúc, thậm chí dẫn đến xung đột giữa doanh nghiệp
và cộng đồng. Người dân thì cho rằng, việc khai thác tài nguyên chỉ mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp, lợi ích cho một số người, còn lại chỉ phá hỏng
đường xá, gây tổn hại đến môi trường... Còn doanh nghiệp thì cho rằng, mình đã
tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đóng góp rất nhiều cho ngân sách, ngoài
ra, còn hỗ trợ cho các địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ủng hộ quỹ
vì người nghèo... Vì vậy, vấn đề công khai, minh bạch trong quản lý khai thác
tài nguyên, trước hết là tài nguyên khoáng sản là hết sức cần thiết, bảo đảm
cho sự phát triển bền vững.
791 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đó là ý kiến của ông Lê Đình Đạo - Chủ tịch Hội Địa chất – Khoáng sản tỉnh Yên Bái khi tham gia vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Trong
phần IX - Về tăng cường quản lý tài nguyên; bảo vệ môi trường; chủ động phòng
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, về quản lý tài nguyên, tôi đề
nghị bổ sung thêm 1 câu: “Công khai, minh bạch trong quản lý khai thác, sử dụng
tài nguyên, trước hết là tài nguyên khoáng sản” vào sau câu “Quy hoạch, quản lý
và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc
gia”. Lý do là lâu nay chúng ta thường cho rằng, hoạt động khai thác tài
nguyên, trước hết là khoáng sản là hoạt động mang lại lợi nhuận cao, vì vậy
thường gắn với cơ chế xin, cho, gắn với các chi phí không công khai, gắn với
một số người có chức, có quyền.
Đồng
thời, hoạt động khai thác cũng dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực về xã hội và
môi trường, gây ra nhiều bức xúc, thậm chí dẫn đến xung đột giữa doanh nghiệp
và cộng đồng. Người dân thì cho rằng, việc khai thác tài nguyên chỉ mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp, lợi ích cho một số người, còn lại chỉ phá hỏng
đường xá, gây tổn hại đến môi trường... Còn doanh nghiệp thì cho rằng, mình đã
tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đóng góp rất nhiều cho ngân sách, ngoài
ra, còn hỗ trợ cho các địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ủng hộ quỹ
vì người nghèo... Vì vậy, vấn đề công khai, minh bạch trong quản lý khai thác
tài nguyên, trước hết là tài nguyên khoáng sản là hết sức cần thiết, bảo đảm
cho sự phát triển bền vững.