CTTĐT - Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy vừa ký Quyết định số 16 ngày 31/10/2018 ban hành Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2018.
Ảnh minh họa
Theo đó, Quy chế này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc và phương thức phối hợp; nội dung quản lý cụm công nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan…
Đối tượng áp dụng là Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành liên quan đến quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến quản lý, hoạt động của cụm công nghiệp.
Về nguyên tắc phối hợp: Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và phân công trách nhiệm giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị, tổ chức có liên quan để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp; đảm bảo sự thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Việc phối hợp quản lý nhà nước thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong quá trình phối hợp tránh chồng chéo nhiệm vụ, không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền và không cản trở công việc của mỗi cơ quan.
Các cơ quan tham gia công tác phối hợp phải cử người có đủ năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu về thời gian, địa điểm, công việc phối hợp và chịu trách nhiệm về nội dung phối hợp mà mình thực hiện.
Về phương thức phối hợp: Tùy theo tính chất, trong quá trình thực hiện sẽ do một cơ quan chủ trì quyết định và một hoặc nhiều cơ quan khác phối họp giải quyết công việc.
Nội dung quản lý cụm công nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan bao gồm: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp; Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; Bổ sung, điều chỉnh, rút cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch; Thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp; Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; Thu hồi đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; Tiếp nhận, triển khai dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp; Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích; Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác thông tin báo cáo; Công tác thanh tra, kiểm tra.
UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên địa; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; tham gia thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp; chủ trì, phối hợp thẩm định chủ trương đầu tư dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo quy định, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Xây dựng, trình và tổ chức thẩm định quy hoạch, quy định, quy chế các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phối họp với các sở, ban, ngành đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phưong án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình công nghiệp theo quy định chi tiết tại Điều 24, 25, 26 và 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chủ trì thanh tra, kiểm tra đánh giá thực hiện quy hoạch, chính sách pháp luật nhà nước, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình cụm công nghiệp; đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhu cầu sử dụng đất của cụm công nghiệp trong từng giai đoạn; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.
Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thỏa thuận với Bộ Công Thương đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hình thức đối tác công tư.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức lập, điều chinh, bổ sung, rút cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng, trình và tô chức thực hiện quy định, quy chế, các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động phát triên cụm công nghiệp trên địa bàn hàng năm, gửi Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước về phát triển cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, lãnh thổ.
Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển cụm công nghiệp trong nước và quốc tế; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp về khuyến công, xúc tiến thương mại và tiết kiệm năng lượng.
Các sở, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, phát triển cụm công nghiệp có trách nhiệm triển khai, thực hiện quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
1882 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy vừa ký Quyết định số 16 ngày 31/10/2018 ban hành Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2018.Theo đó, Quy chế này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc và phương thức phối hợp; nội dung quản lý cụm công nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan…
Đối tượng áp dụng là Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành liên quan đến quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến quản lý, hoạt động của cụm công nghiệp.
Về nguyên tắc phối hợp: Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và phân công trách nhiệm giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị, tổ chức có liên quan để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp; đảm bảo sự thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Việc phối hợp quản lý nhà nước thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong quá trình phối hợp tránh chồng chéo nhiệm vụ, không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền và không cản trở công việc của mỗi cơ quan.
Các cơ quan tham gia công tác phối hợp phải cử người có đủ năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu về thời gian, địa điểm, công việc phối hợp và chịu trách nhiệm về nội dung phối hợp mà mình thực hiện.
Về phương thức phối hợp: Tùy theo tính chất, trong quá trình thực hiện sẽ do một cơ quan chủ trì quyết định và một hoặc nhiều cơ quan khác phối họp giải quyết công việc.
Nội dung quản lý cụm công nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan bao gồm: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp; Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; Bổ sung, điều chỉnh, rút cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch; Thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp; Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; Thu hồi đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; Tiếp nhận, triển khai dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp; Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích; Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác thông tin báo cáo; Công tác thanh tra, kiểm tra.
UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên địa; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; tham gia thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp; chủ trì, phối hợp thẩm định chủ trương đầu tư dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo quy định, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Xây dựng, trình và tổ chức thẩm định quy hoạch, quy định, quy chế các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phối họp với các sở, ban, ngành đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phưong án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình công nghiệp theo quy định chi tiết tại Điều 24, 25, 26 và 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chủ trì thanh tra, kiểm tra đánh giá thực hiện quy hoạch, chính sách pháp luật nhà nước, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình cụm công nghiệp; đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhu cầu sử dụng đất của cụm công nghiệp trong từng giai đoạn; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.
Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thỏa thuận với Bộ Công Thương đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hình thức đối tác công tư.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức lập, điều chinh, bổ sung, rút cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng, trình và tô chức thực hiện quy định, quy chế, các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động phát triên cụm công nghiệp trên địa bàn hàng năm, gửi Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước về phát triển cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, lãnh thổ.
Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển cụm công nghiệp trong nước và quốc tế; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp về khuyến công, xúc tiến thương mại và tiết kiệm năng lượng.
Các sở, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, phát triển cụm công nghiệp có trách nhiệm triển khai, thực hiện quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.