Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực kinh tế hợp tác, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, chương trình phát triển nông thôn, ngành nghề nông thôn, quy hoạch ổn định dân cư nông thôn và xây dựng nông thôn mới, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã không ngừng chủ động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phong trào làm đường giao thông nông thôn được triển khai mạnh mẽ, mang lại diện mạo nông thôn mới trên khắp các làng quê.
Xác định phát triển kinh tế tập thể trong
thời kỳ mới là một giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo liên
kết mạnh mẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, nông dân với nông dân, Chi cục đã có
nhiều giải pháp thúc đẩy các HTX phát triển. Dù chưa phải đã hết những khó khăn
nhưng kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX đã tập trung đổi mới phương thức
quản lý, tiết kiệm để chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường công tác thị
trường tìm kiếm đối tác, tạo việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao
động. Đến nay, tỉnh Yên Bái có 323 HTX với khoảng 15.650 thành viên. Các HTX
giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 20.750 lao động với thu nhập bình
quân trên 2 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, Chi cục thường xuyên tổ chức
các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý, thiết kế quy hoạch trang trại, trao đổi
kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm, cách làm giàu từ phát triển kinh tế trang
trại cho các chủ trang trại. Nhờ đó, kinh tế trang trại của tỉnh đã có những
bước phát triển mạnh và đã có rất nhiều mô hình kinh tế trang trại phát triển,
nhiều chủ trang trại vượt khó vươn lên làm ăn có hiệu quả như: trang trại chăn
nuôi của hộ ông Phùng Xuân Hà xã Nga Quán (huyện Trấn Yên); hộ ông Nguyễn Huy
Tâm xã Văn Phú (thành phố Yên Bái) thu nhập bình quân trừ chi phí đạt 150 triệu
đồng/năm…
Với mục tiêu đưa nông nghiệp của tỉnh ngày
càng khởi sắc, Chi cục đã tham mưu với tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện
nhiều đề án và các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Những năm qua, ngoài chính sách hỗ trợ hàng năm của trung ương, hàng năm tỉnh
đã bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 35 - 45 tỷ đồng cho phát triển sản xuất
nông nghiệp. Đã có hàng trăm mô hình sản xuất mới, hiệu quả kinh tế cao được
triển khai. Trong đó, phải kể đến mô hình: trồng dâu nuôi tằm tại xã Tân Đồng
huyện Trấn Yên; hỗ trợ trâu cái sinh sản luân chuyển giữa các hộ tại huyện Lục
Yên; hỗ trợ cho các nhóm hộ mua máy cày, máy bừa tại thị xã Nghĩa Lộ...
Ngoài ra, đã xây dựng được các mô hình phát
triển sản xuất có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đảm bảo sản xuất
hàng hóa ổn định góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông
thôn như: mô hình trồng tre măng Bát độ tại huyện Trấn Yên; mô hình trồng ớt
tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái... Song song đó, công tác đào tạo nghề cho nông
thôn cũng được quan tâm thực hiện, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất ngày càng nhiều góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Góp sức cho gam màu sáng trong bức tranh
nông thôn của tỉnh đó là sự thành công bước đầu trong xây dựng nông thôn mới.
Chi cục cùng với các cấp chính quyền đã dành thời gian nguồn lực, tâm huyết
thực hiện chương trình. Sau 5 năm triển khai, tỉnh đã có 5 xã đạt chuẩn nông
thôn mới; 126 xã đạt trên 5 tiêu chí NTM, trong đó 40 xã đạt từ 10 tiêu chí trở
lên. Đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người
đạt 25 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn còn 16,5%; tỷ lệ lao động nông
nghiệp có việc làm thường xuyên đạt 85%. Điểm nổi bật là nhận thức của đại bộ
phận nhân dân về nông thôn mới đã có chuyển biến rõ nét, nhân dân xác định được
vai trò chủ thể trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Ông Nhâm Xuân Trường - Chi cục trưởng Chi
cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: “Trong thời gian tới, tập thể Chi cục
tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tiếp tục tham mưu cho tỉnh, ngành
các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực kinh tế tập thể, lĩnh vực bố trí dân cư và Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đề xuất những vấn đề vướng
mắc nhằm giải quyết khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống
nhân dân, phấn đấu cùng các cấp các ngành và chính quyền địa đưa nông nghiệp
nông thôn ngày càng khởi sắc”.
799 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực kinh tế hợp tác, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, chương trình phát triển nông thôn, ngành nghề nông thôn, quy hoạch ổn định dân cư nông thôn và xây dựng nông thôn mới, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã không ngừng chủ động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Xác định phát triển kinh tế tập thể trong
thời kỳ mới là một giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo liên
kết mạnh mẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, nông dân với nông dân, Chi cục đã có
nhiều giải pháp thúc đẩy các HTX phát triển. Dù chưa phải đã hết những khó khăn
nhưng kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX đã tập trung đổi mới phương thức
quản lý, tiết kiệm để chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường công tác thị
trường tìm kiếm đối tác, tạo việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao
động. Đến nay, tỉnh Yên Bái có 323 HTX với khoảng 15.650 thành viên. Các HTX
giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 20.750 lao động với thu nhập bình
quân trên 2 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, Chi cục thường xuyên tổ chức
các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý, thiết kế quy hoạch trang trại, trao đổi
kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm, cách làm giàu từ phát triển kinh tế trang
trại cho các chủ trang trại. Nhờ đó, kinh tế trang trại của tỉnh đã có những
bước phát triển mạnh và đã có rất nhiều mô hình kinh tế trang trại phát triển,
nhiều chủ trang trại vượt khó vươn lên làm ăn có hiệu quả như: trang trại chăn
nuôi của hộ ông Phùng Xuân Hà xã Nga Quán (huyện Trấn Yên); hộ ông Nguyễn Huy
Tâm xã Văn Phú (thành phố Yên Bái) thu nhập bình quân trừ chi phí đạt 150 triệu
đồng/năm…
Với mục tiêu đưa nông nghiệp của tỉnh ngày
càng khởi sắc, Chi cục đã tham mưu với tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện
nhiều đề án và các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Những năm qua, ngoài chính sách hỗ trợ hàng năm của trung ương, hàng năm tỉnh
đã bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 35 - 45 tỷ đồng cho phát triển sản xuất
nông nghiệp. Đã có hàng trăm mô hình sản xuất mới, hiệu quả kinh tế cao được
triển khai. Trong đó, phải kể đến mô hình: trồng dâu nuôi tằm tại xã Tân Đồng
huyện Trấn Yên; hỗ trợ trâu cái sinh sản luân chuyển giữa các hộ tại huyện Lục
Yên; hỗ trợ cho các nhóm hộ mua máy cày, máy bừa tại thị xã Nghĩa Lộ...
Ngoài ra, đã xây dựng được các mô hình phát
triển sản xuất có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đảm bảo sản xuất
hàng hóa ổn định góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông
thôn như: mô hình trồng tre măng Bát độ tại huyện Trấn Yên; mô hình trồng ớt
tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái... Song song đó, công tác đào tạo nghề cho nông
thôn cũng được quan tâm thực hiện, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất ngày càng nhiều góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Góp sức cho gam màu sáng trong bức tranh
nông thôn của tỉnh đó là sự thành công bước đầu trong xây dựng nông thôn mới.
Chi cục cùng với các cấp chính quyền đã dành thời gian nguồn lực, tâm huyết
thực hiện chương trình. Sau 5 năm triển khai, tỉnh đã có 5 xã đạt chuẩn nông
thôn mới; 126 xã đạt trên 5 tiêu chí NTM, trong đó 40 xã đạt từ 10 tiêu chí trở
lên. Đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người
đạt 25 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn còn 16,5%; tỷ lệ lao động nông
nghiệp có việc làm thường xuyên đạt 85%. Điểm nổi bật là nhận thức của đại bộ
phận nhân dân về nông thôn mới đã có chuyển biến rõ nét, nhân dân xác định được
vai trò chủ thể trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Ông Nhâm Xuân Trường - Chi cục trưởng Chi
cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: “Trong thời gian tới, tập thể Chi cục
tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tiếp tục tham mưu cho tỉnh, ngành
các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực kinh tế tập thể, lĩnh vực bố trí dân cư và Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đề xuất những vấn đề vướng
mắc nhằm giải quyết khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống
nhân dân, phấn đấu cùng các cấp các ngành và chính quyền địa đưa nông nghiệp
nông thôn ngày càng khởi sắc”.