CTTĐT – Đình Bằng Là một ngôi đình đã có từ lâu đời, thuộc thôn Bằng Là, xã Đại Lịch một xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đình thờ Tôn Thần Cao Sơn Đại Vương Đệ Tam. Ông tổ họ Phạm tên là Phạm Đình Yên đã có công khai khẩn vùng đất, chiêu mộ dân chúng, tạo lập bản mường được dân làng suy tôn làm Thành Hoàng Làng. Cứ mỗi độ xuân về người dân nơi đây tổ chức lễ hội thể hiện lòng thành kính, biết ơn những người đã có công khai khẩn vùng đất này và thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, du xuân, cầu bình an cho một năm mới.
Hình ảnh lễ Hội Đình Bằng Là, xã Đại Lịch huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
1. Nguồn gốc Lễ hội
Đình Bằng Là hay còn có tên gọi khác là Đình Cả, Đình tổng (Trước đây nhân dân thường gọi theo tên dân gian này, bởi lẽ, đây là ngôi đình chung, ngôi đình lớn nhất của cả tổng Đại Lịch, thuộc châu Văn Chấn trước kia). Đình Bằng Là thuộc xã Đại Lịch, là xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn 47km về phía Tây và cách trung tâm thành phố Yên Bái 33km về phía Tây Tây Nam.
Theo lịch sử ghi chép lại, Đình Bằng Là đã có từ lâu đời còn có tên gọi là đình Cả, đình Tổng, được tôn dựng từ thế kỷ 18. Nơi đây thờ chính là vị Tôn Thần Cao Sơn Đại Vương Đệ Tam. Ông Phạm Đình Yên là ông tổ họ Phạm, đã có công khai khẩn vùng đất này được dân làng suy tôn làm Thành Hoàng Làng và bà Lê Thị Dong là con gái Vua Lê Hiển Tông, vợ cụ Phạm Đình Yên, một người phụ nữ đất Việt dạy người dân vùng Bằng Là Đại Lịch biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, trồng lúa nước. Sau khi qua đời, bà được phong là “Đức Chúa núi Nả”, nhân dân vùng Đại Lịch còn gọi là “Bà chúa Nả”. Ngoài ra Đình Bằng Là còn thờ những vị anh hùng có công với cách mạng nửa cuối thế kỷ 19.
Ngày từ những năm 1930 1945, Đình Tổng Bằng Là Đại Lịch là nơi đón tiếp, là điểm dừng chân của nhiều nhà hoạt động cách mạng, đồng thời cũng là nơi tuyên truyền, giác ngộ cách mạng của nhiều nhà hoạt động bí mật của Đảng ta cho thanh niên và nhân dân Bằng Là Đại Lịch. Điển hình như các đồng chí Nguyễn Minh Quỳ (Hương Sư), Nguyễn Văn Thuần (đốc tờ Thuần hay sếp Thuần), Ngọc Văn Ngà, Trần Đức Sắc, … Các đồng chí đã vận động nhân dân Bằng Là Đại Lịch dựng nhà thương, trường học để dạy chữ, chữa bệnh, luyện tập võ nghệ, bảo vệ quê hương, tuyên truyền giác ngộ lòng yêu nước, chí căm thù giặc, xây dựng nơi đây thành vùng đệm đặc biệt cho chiến khu Vần, chuẩn bị mọi thời cơ cho cuộc cách mạng tháng Tám/1945 tại Yên Bái. Đình Bằng Là đã trở thành nơi ươm mầm những hạt giống cách mạng đầu tiên của địa phương. Sau này là những lão thành cách mạng, những đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên của vùng Tổng Đại Lịch như các đồng chí: Đào Tiến Lộc, Phạm Quang Tích, Phạm Văn Bằng, Hoàng Văn Biển, Tạ Văn Nghi, Hoàng Minh Lưu, Phạm Ngọc Toàn, Phạm Văn Thuận, Phạm Ngọc Quỳnh,…
Tháng 8/1947, chính tại ngôi đình này đã diễn ra các cuộc họp bí mật 3 lần để bàn công việc lãnh đạo kháng chiến, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, thành lập đội du kích Đại Lịch. Tại đây chi bộ Đảng đầu tiên của xã Đại Lịch đã chỉ ra đường lối, chủ trương, những quyết sách lớn nhằm bảo vệ an toàn nhân dân, đánh thắng thực dân Pháp để từ đó đội du kích Đại Lịch đã thắng lợi trong nhiều trận, điển hình như Đèo Pha Đin, Lũng Bũm, … làm rạng rỡ vẻ vang cho xã Đại Lịch với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang huyện Văn Chấn, lịch sử mãi ghi danh người anh hùng lực lượng vũ trang thiếu niên Hoàng Văn Thọ, cũng vì những hoạt động bí mật này mà cuối năm 1947 thực dân Pháp đã phá huỷ ngôi đình này. Năm 1760 năm Canh Thìn đời vua Cảnh Hưng thứ 21 (Lê Hiển Tông) Đình được trùng tu và được mở rộng để phụng thờ những bậc tiền nhân đã có công lao đối với nhân dân vùng Bằng Là Đại Lịch nói riêng và vùng Mường Mẻng (tổng Đại Lịch xưa) nói chung. Trong đó, có ghi lại công lao của các vị tiền bối có công chiêu dân, lập ấp, xây dựng xóm làng, mở mang đất đai, mở đường đi lại, buôn bán giao lưu giữa miền núi và miền xuôi, lãnh đạo nhân dân xây thành, đắp luỹ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho nhân dân, cho đất nước.
Năm 2010, Đình được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2010.
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Từ xưa, hàng năm vào ngày mùng 1, ngày Rằm những nhà trong vùng đều có đèn nhang, trầu nước tới đình cầu cúng. Ngoài ra mỗi năm hai kỳ (xuân thu nhị kỳ) hai lần diễn ra lễ hội. Tháng Giêng vào các ngày mùng 5, 6 (âm lịch) mở lễ hội với tên gọi “Khai xuân mở rừng”. Tháng 7 vào hai ngày 14, 15 (âm lịch) mở lễ hội với tên gọi “Mở hội kỳ an – xá tội vong nhân”. Vào những ngày này, các thế hệ con cháu, các họ tộc dù gần, dù xa đều hướng về ngày giỗ Tổ với tấm lòng thành kính và biết ơn, tôn trọng.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Đình Bằng Là thôn Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. Phần Lễ hội
Trong lễ hội, mở đầu là việc rước sắc từ nhà thổ đạo lên đình. Nghi lễ diễn ra trang trọng với đội rước là những nam thanh nữ tú, trong tiếng chiêng trống rộn ràng núi rừng. Sau khi đã rước được sắc lên đình, là các thủ tục cúng lễ. Trước hết là lễ chay (vào ngày 5 tháng Giêng và ngày 14 tháng 7 âm lịch), ngày hôm sau dâng lễ mặn (ngày 6 tháng Giêng, ngày 15/7 âm lịch). Theo ông Phạm Đình Phi thì lễ chay là cúng bà công chúa Lê Thị Dong, lễ mặn là để dâng cúng Thành Hoàng làng.
Trước khi dâng cúng mâm chay, tục thờ tại Đình Bằng Là là có mâm hèm, mâm này gồm 7 thứ rau, quả của núi rừng đó là: cỏ xé, rau núc nắc, rau và quả xẹ, hạt mít luộc, khoai sọ luộc, măng chua xào cá và rau dớn. Mâm hèm này xuất phát từ việc tưởng nhớ tới tổ tiên, tưởng nhớ tới những ngày khó khăn, gian khổ mà tổ tiên lên khai phá vùng đất này, phải kiếm những thứ rau rừng ăn sống cho qua ngày, bám trụ mảnh đất này, khai hoang, xây dựng bản mường cho con cháu có ngày hôm nay.
Sau mâm hèm là dâng cúng tuần lễ chay, mâm lễ chay gồm có: chè lam, oản, các loại hoa quả của địa phương: chuối, đu đủ, bánh vừng vuông, bánh chưng tày, bánh dày, bánh nẳng, bánh còn, … hương hoa, đền nến …
Sau mâm hèm, mâm chay là mâm cỗ mặn dâng cúng Thành Hoàng làng. Mâm gồm những lễ vật: các loại thịt lợn, trâu, bò, dê, gà để ván nguyên. Ngoài các loại thịt còn có cơm xôi, hoa quả, bánh kẹo, hương hoa, đèn nến …Ngoài ra trong những ngày lễ tháng 7 còn nấu cháo khao chúng sinh tại đình.
Phần lễ kết thúc sau 3 tuần cúng trên. Sau phần lễ là phần hội diễn ra rất sôi động, mọi người nô nức tham gia phần hội với nhiều hoạt động múa hát dân gian theo phong tục cổ truyền như: xoè nhạc, xoè then, lăn đàn tính, hát đối đáp, đọc văn bia …. ca ngợi đức độ của các bậc nhân kiệt với lòng thành kính và biết ơn, khơi dậy lòng yêu nước, giáo dục tinh thần đoàn kết các dòng tộc, ghi sâu công đức các vị tiền nhân, gắn kết tình làng nghĩa xóm cùng chúc nhau những điều tốt lành nhất trong năm mới.
Lễ hội Đình Bằng Là cùng với các nghi lễ truyền thống, các hoạt động văn nghệ, thể thao đã hội tụ người dân không chỉ tại địa phương mà còn trên cả nước tụ hội về, tạo ra không khí đoàn kết, vui tươi hướng tới một năm giành nhiều thắng lợi ngay trong những ngày đầu xuân mới.
391 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Đình Bằng Là một ngôi đình đã có từ lâu đời, thuộc thôn Bằng Là, xã Đại Lịch một xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đình thờ Tôn Thần Cao Sơn Đại Vương Đệ Tam. Ông tổ họ Phạm tên là Phạm Đình Yên đã có công khai khẩn vùng đất, chiêu mộ dân chúng, tạo lập bản mường được dân làng suy tôn làm Thành Hoàng Làng. Cứ mỗi độ xuân về người dân nơi đây tổ chức lễ hội thể hiện lòng thành kính, biết ơn những người đã có công khai khẩn vùng đất này và thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, du xuân, cầu bình an cho một năm mới.1. Nguồn gốc Lễ hội
Đình Bằng Là hay còn có tên gọi khác là Đình Cả, Đình tổng (Trước đây nhân dân thường gọi theo tên dân gian này, bởi lẽ, đây là ngôi đình chung, ngôi đình lớn nhất của cả tổng Đại Lịch, thuộc châu Văn Chấn trước kia). Đình Bằng Là thuộc xã Đại Lịch, là xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn 47km về phía Tây và cách trung tâm thành phố Yên Bái 33km về phía Tây Tây Nam.
Theo lịch sử ghi chép lại, Đình Bằng Là đã có từ lâu đời còn có tên gọi là đình Cả, đình Tổng, được tôn dựng từ thế kỷ 18. Nơi đây thờ chính là vị Tôn Thần Cao Sơn Đại Vương Đệ Tam. Ông Phạm Đình Yên là ông tổ họ Phạm, đã có công khai khẩn vùng đất này được dân làng suy tôn làm Thành Hoàng Làng và bà Lê Thị Dong là con gái Vua Lê Hiển Tông, vợ cụ Phạm Đình Yên, một người phụ nữ đất Việt dạy người dân vùng Bằng Là Đại Lịch biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, trồng lúa nước. Sau khi qua đời, bà được phong là “Đức Chúa núi Nả”, nhân dân vùng Đại Lịch còn gọi là “Bà chúa Nả”. Ngoài ra Đình Bằng Là còn thờ những vị anh hùng có công với cách mạng nửa cuối thế kỷ 19.
Ngày từ những năm 1930 1945, Đình Tổng Bằng Là Đại Lịch là nơi đón tiếp, là điểm dừng chân của nhiều nhà hoạt động cách mạng, đồng thời cũng là nơi tuyên truyền, giác ngộ cách mạng của nhiều nhà hoạt động bí mật của Đảng ta cho thanh niên và nhân dân Bằng Là Đại Lịch. Điển hình như các đồng chí Nguyễn Minh Quỳ (Hương Sư), Nguyễn Văn Thuần (đốc tờ Thuần hay sếp Thuần), Ngọc Văn Ngà, Trần Đức Sắc, … Các đồng chí đã vận động nhân dân Bằng Là Đại Lịch dựng nhà thương, trường học để dạy chữ, chữa bệnh, luyện tập võ nghệ, bảo vệ quê hương, tuyên truyền giác ngộ lòng yêu nước, chí căm thù giặc, xây dựng nơi đây thành vùng đệm đặc biệt cho chiến khu Vần, chuẩn bị mọi thời cơ cho cuộc cách mạng tháng Tám/1945 tại Yên Bái. Đình Bằng Là đã trở thành nơi ươm mầm những hạt giống cách mạng đầu tiên của địa phương. Sau này là những lão thành cách mạng, những đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên của vùng Tổng Đại Lịch như các đồng chí: Đào Tiến Lộc, Phạm Quang Tích, Phạm Văn Bằng, Hoàng Văn Biển, Tạ Văn Nghi, Hoàng Minh Lưu, Phạm Ngọc Toàn, Phạm Văn Thuận, Phạm Ngọc Quỳnh,…
Tháng 8/1947, chính tại ngôi đình này đã diễn ra các cuộc họp bí mật 3 lần để bàn công việc lãnh đạo kháng chiến, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, thành lập đội du kích Đại Lịch. Tại đây chi bộ Đảng đầu tiên của xã Đại Lịch đã chỉ ra đường lối, chủ trương, những quyết sách lớn nhằm bảo vệ an toàn nhân dân, đánh thắng thực dân Pháp để từ đó đội du kích Đại Lịch đã thắng lợi trong nhiều trận, điển hình như Đèo Pha Đin, Lũng Bũm, … làm rạng rỡ vẻ vang cho xã Đại Lịch với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang huyện Văn Chấn, lịch sử mãi ghi danh người anh hùng lực lượng vũ trang thiếu niên Hoàng Văn Thọ, cũng vì những hoạt động bí mật này mà cuối năm 1947 thực dân Pháp đã phá huỷ ngôi đình này. Năm 1760 năm Canh Thìn đời vua Cảnh Hưng thứ 21 (Lê Hiển Tông) Đình được trùng tu và được mở rộng để phụng thờ những bậc tiền nhân đã có công lao đối với nhân dân vùng Bằng Là Đại Lịch nói riêng và vùng Mường Mẻng (tổng Đại Lịch xưa) nói chung. Trong đó, có ghi lại công lao của các vị tiền bối có công chiêu dân, lập ấp, xây dựng xóm làng, mở mang đất đai, mở đường đi lại, buôn bán giao lưu giữa miền núi và miền xuôi, lãnh đạo nhân dân xây thành, đắp luỹ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho nhân dân, cho đất nước.
Năm 2010, Đình được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2010.
2. Thời gian tổ chức Lễ hội
Từ xưa, hàng năm vào ngày mùng 1, ngày Rằm những nhà trong vùng đều có đèn nhang, trầu nước tới đình cầu cúng. Ngoài ra mỗi năm hai kỳ (xuân thu nhị kỳ) hai lần diễn ra lễ hội. Tháng Giêng vào các ngày mùng 5, 6 (âm lịch) mở lễ hội với tên gọi “Khai xuân mở rừng”. Tháng 7 vào hai ngày 14, 15 (âm lịch) mở lễ hội với tên gọi “Mở hội kỳ an – xá tội vong nhân”. Vào những ngày này, các thế hệ con cháu, các họ tộc dù gần, dù xa đều hướng về ngày giỗ Tổ với tấm lòng thành kính và biết ơn, tôn trọng.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Đình Bằng Là thôn Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
4. Phần Lễ hội
Trong lễ hội, mở đầu là việc rước sắc từ nhà thổ đạo lên đình. Nghi lễ diễn ra trang trọng với đội rước là những nam thanh nữ tú, trong tiếng chiêng trống rộn ràng núi rừng. Sau khi đã rước được sắc lên đình, là các thủ tục cúng lễ. Trước hết là lễ chay (vào ngày 5 tháng Giêng và ngày 14 tháng 7 âm lịch), ngày hôm sau dâng lễ mặn (ngày 6 tháng Giêng, ngày 15/7 âm lịch). Theo ông Phạm Đình Phi thì lễ chay là cúng bà công chúa Lê Thị Dong, lễ mặn là để dâng cúng Thành Hoàng làng.
Trước khi dâng cúng mâm chay, tục thờ tại Đình Bằng Là là có mâm hèm, mâm này gồm 7 thứ rau, quả của núi rừng đó là: cỏ xé, rau núc nắc, rau và quả xẹ, hạt mít luộc, khoai sọ luộc, măng chua xào cá và rau dớn. Mâm hèm này xuất phát từ việc tưởng nhớ tới tổ tiên, tưởng nhớ tới những ngày khó khăn, gian khổ mà tổ tiên lên khai phá vùng đất này, phải kiếm những thứ rau rừng ăn sống cho qua ngày, bám trụ mảnh đất này, khai hoang, xây dựng bản mường cho con cháu có ngày hôm nay.
Sau mâm hèm là dâng cúng tuần lễ chay, mâm lễ chay gồm có: chè lam, oản, các loại hoa quả của địa phương: chuối, đu đủ, bánh vừng vuông, bánh chưng tày, bánh dày, bánh nẳng, bánh còn, … hương hoa, đền nến …
Sau mâm hèm, mâm chay là mâm cỗ mặn dâng cúng Thành Hoàng làng. Mâm gồm những lễ vật: các loại thịt lợn, trâu, bò, dê, gà để ván nguyên. Ngoài các loại thịt còn có cơm xôi, hoa quả, bánh kẹo, hương hoa, đèn nến …Ngoài ra trong những ngày lễ tháng 7 còn nấu cháo khao chúng sinh tại đình.
Phần lễ kết thúc sau 3 tuần cúng trên. Sau phần lễ là phần hội diễn ra rất sôi động, mọi người nô nức tham gia phần hội với nhiều hoạt động múa hát dân gian theo phong tục cổ truyền như: xoè nhạc, xoè then, lăn đàn tính, hát đối đáp, đọc văn bia …. ca ngợi đức độ của các bậc nhân kiệt với lòng thành kính và biết ơn, khơi dậy lòng yêu nước, giáo dục tinh thần đoàn kết các dòng tộc, ghi sâu công đức các vị tiền nhân, gắn kết tình làng nghĩa xóm cùng chúc nhau những điều tốt lành nhất trong năm mới.
Lễ hội Đình Bằng Là cùng với các nghi lễ truyền thống, các hoạt động văn nghệ, thể thao đã hội tụ người dân không chỉ tại địa phương mà còn trên cả nước tụ hội về, tạo ra không khí đoàn kết, vui tươi hướng tới một năm giành nhiều thắng lợi ngay trong những ngày đầu xuân mới.
Các bài khác
- Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (26/02/2024)
- Đám sênh - Lễ chay của người Cao Lan, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- “Mơi" - Hồn dân vũ của người Mường, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Đặc sắc lễ hội “Nào Sồng” của đồng bào dân tộc Mông Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ quét ma làng của tộc người Xá Phó - Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội giã cốm - Tăm Khảu Mảu của người Tày, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (23/01/2019)
- Lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (24/09/2018)
- Lễ hội đình và đền Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (19/09/2018)
- Lễ hội đình Yên Phú - huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (18/09/2018)
Xem thêm »