Các vùng đất tạo nên tỉnh Yên Bái về phương diện địa chất là tối cổ. Vào thời kỳ tiền Cambri, các đá cổ nhất đã nhô lên dọc lưu vực sông Hồng (đá phiến kết tinh hoặc biến chất phức hệ sông Hồng, đá phiến biến chất tuổi Thái Cổ và Nguyên Sinh, tồn tại trên 1.200 triệu năm) phân thành hai dải nằm giữa sông Hồng và sông Lô từ Lào Cai về Yên Bái và dọc 2 bờ sông Chảy. Ngoài đất đá cổ sinh, trung sinh còn có đất đá tân sinh - bao gồm hai kỷ đệ tam và đệ tứ, có tuổi khoảng 50 triệu năm, phân bố dọc sông Hồng, sông Lô.
Các dấu tích cổ xưa tại Yên Bái
Vào cuối Cambri sớm, chuyển động nâng đã diễn ra trong phạm vi khu vực. Ở đây, chu kỳ trầm tích từ Cambri đến Ôđôvic sớm tạo ra lớp cuội sỏi kết ở nhiều nơi trên dãy Hoàng Liên Sơn. Bước sang giai đoạn Ôđôvic - Silua, chế độ kiến tạo ngày càng bị phân dị mạnh mẽ hơn. Các vùng đất tạo nên Yên Bái nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ, hệ uốn nếp Tây Bắc, đới phức nếp lồi sông Hồng kéo thành một dải từ biên giới Việt Trung tới Việt Trì thì chìm xuống dưới các lớp phủ đệ tứ của đới Hà Nội, ở phía Tây Nam còn có máng chồng Tú Lệ và dưới Nam có võng Sông Đà.
Trong thời kỳ vận động tạo núi, các trầm tích lắng đọng đã tạo ra khu vực này những nếp uống khổng lồ kèm theo hàng loạt những đứt gãy chờm nghịch làm cho đá vôi tầng giữa có tuổi cổ hơn lại nằm chờm lên đá phiến - đá vôi tầng trên có tuổi trẻ hơn. Thời kỳ tạo núi, xuất hiện nhiều hiện tượng xâm nhập mắc ma làm cho đá trong vùng bị biến chất và đến đại trung sinh, cách đây 30 triệu năm, quá trình này coi như đã chấm dứt. Tuy các khối đá xâm nhập vẫn còn hung hãn tìm cách chọc xiên qua nhiều nơi ở dải Hoàng Liên Sơn và xà Phình - Púng Luông. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, các đá này đều có lớp vỏ phong hóa khá dày ở chân núi. Các sườn dốc, nước bề mặt hoạt động mạnh đã làm cho đá gốc lộ trơ trụi khiến cho đỉnh núi lởm chởm như răng cưa.
Đến vận động tạo núi tân sinh tuy không mãnh liệt nhưng nó vẫn đủ mạnh để đội cao chỗ này, làm đứt gãy chỗ khác. Sông suối bị đào xẻ xuống rất sâu. Các vận động tạo núi và đặc tính của đá không đồng nhất trên những khoảng ngắn càng làm cho hướng và chiều rộng của thung lũng thay đổi một cách bất ngờ.
Nhìn chung rừng ở đây xuất hiện nhiều dạng khá đặc sắc. Nhiều loại cây lẽ ra chỉ thấy ở phương Nam nhưng cũng có mặt ở đây như gụ, săng lẻ, kền kền. Từ độ cao 700 - 1.800m rừng á nhiệt đới núi cao đã xuất hiện những loại cây họ sồi, dẻ và họ dổi cùng một số cây lá kim. Ở những vùng có khí hậu khô hơn thì rừng bớt rậm rạp và thường rụng lá vào mùa hanh. Lên cao hơn nữa là rừng lãnh sam.
Động vật khá phong phú với sơn dương, mèo rừng, gấu, nai, hoẵng, hổ, báo... Trong các loại hóa thạch tìm được ở Yên Bái, ta còn thấy có voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi, khỉ, vượn nhím, dúi, chuột, mèo, chó, lợn, vui, bò rừng.
Vào thời cánh tân, Việt Nam là khu vực lục địa nối liền với vùng đảo Đông Nam Á - một trong các khu vực có khả năng chứng kiến quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Từ tháng 10/1963 đến tháng 12/1964, các nhà khảo cổ học Việt Nam có sự tham gia của chuyên gia cộng hòa Dân chủ Đức - Tiến sỹ H. DKahlke đã phát hiện và khai quật di chỉ hang Hùm (Tân Lập - Lục Yên). Hang Hùm thuộc sơn phận làng Hùm, còn được gọi là Ma Mút, kết quả khai quật cho thấy ở đây có 2 thời kỳ trầm đọng khác nhau: Thời kỳ thứ nhất thuộc hậu kỳ Cánh tân với trầm tích khá rắn màu vàng nhạt; thời kỳ thứ hai thuộc giai đoạn đầu của hậu kỳ Cánh tân với trầm tích không rắn bằng. Giữa đó là thời kỳ xói mòn mạnh cửa sông.
Tại hang Hùm, hàng ngàn hóa thạch của 30 loài động vật được phát hiện, trong đó đặc biệt có 3 chiếc răng hàm của người khôn ngoan (Hômô sapiens) cùng các hóa thạch thuộc họ đười ươi (Pông Pygmacus Weidencei Chi HOOI - JHER) các hóa thạch thuộc họ voi răng kiếm (Stegoden orien - talis OWEN), các hóa thạch của báo gấm thuộc họ mèo (Néofilis rebulosa of promigchic HEMMER và V.KOENIG SWALD...).
Trong số mấy ngàn hóa thạch, người ta thấy vắng mặt gấu tre (Ailuropoda mela noleuca fovealis MATTHEW&GRANGER). Tuy thế, hang Hùm vẫn được coi là trung điểm giao lưu của nhiều động vật, thực vật. Việc nghiên cứu quần thể động vật ở đây có tầm quan trọng rất lớn. Việc tìm thấy những chiếc răng hàm của người khôn ngoan sớm đã xác nhận thời đại sơ kỳ đá cũ đã tồn tại và phát triển trên vùng đất của người Yên Bái ngày nay.
Tại hang dưới Thẩm Thoóng (Thượng Bằng La), các nhà khảo cổ học đã phát hiện trong trầm tích có niên đại Cánh tân một công cụ cùng một số hóa thạch của lợn rừng, lợn nòi, hươu... và cho rằng rất gần gũi với hang Hùm.
Từ năm 1979 trở đi, hàng loạt các điểm di tích thuộc văn hóa Sơn Vi được phát hiện với di tích mở đầu là đồi Bách Lẫm (Thị xã Yên Bái). Đồi Bách Lẫm là một đồi đất có độ cao trên 20m, nằm sát mép sông Hồng ớ phía Đông Nam thị xã Yên Bái. Tại đây cuối năm 1979 đã phát hiện được 13 di vật của văn hóa Sơn Vi. Từ đó đến nay đã thu được trên 400 di vật gồm công cụ, phế vật, mảnh tước hạch cuội... Phản ánh đây là vùng cư trú và sản xuất công cụ thời hậu kỳ đá cũ.
Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát hiện được gần 50 điểm di tích của văn hóa Sơn Vi, tập trung chủ yếu dọc thung lũng sông Hồng. Các loại hình công cụ đặc trưng của văn hóa Sơn Vi ở Yên Bái là công cụ rìu lưỡi dọc, rìu lưỡi ngang, mũi nhọn, công cụ mảnh tước.... Với kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp từ chỗ chỉ ghè vài nhát thô sơ, tạo ra rìa tác dụng ở một hoặc hai cạnh viên cuội để sử dụng trong lao động. Các điểm tiêu biểu ngoài Bách Lẫm có: Xóm Soi (Giới Phiên), Đá Bia (Minh Bảo), Lương Thịnh III (Tân Thịnh), Khe Quỷ (Yên Hợp), bến Mậu A (Mậu A), Đào Thịnh...
Tại hang Nậm Tốc Lù (Cảm Nhân - Yên Bình) nằm trên núi đá vôi theo hướng bắc nam ở độ cao 50m so với mặt thung lũng cũng tìm thấy một số công cụ thuộc văn hóa Hòa Bình.
Như vậy cùng với việc phát hiện hóa thạch răng người cổ, xương răng động vật thế Cánh tân (voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi lùn) ở Thầm Ồm - Nghệ An, việc phát hiện răng người khôn ở hang Hùm đã giúp giới sử học Việt Nam đặt ra giả thuyết. Nếu đúng như vậy thì người hiện đại đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Lớp trầm tích hang Hùm có niên đại từ 14 đến 8 vạn năm.
Sau hàng chục vạn năm sử dụng công cụ đá cuội, con người đã biết ghè đẽo rộng khắp trên một mặt viên cuội, còn mặt kia giữ nguyên, tạo ra một đặc trưng mới được gọi là văn hóa Hòa Bình.
Văn hóa Hòa Bình xét về mặt địa chất là giai đoạn lịch sử vắt ngang từ cuối Pleixtocene sang đầu Holocene là cầu nối từ hậu kỳ đá cũ sang đá mới. Những dấu tích của văn hóa Hòa Bình phát hiện được ở Yên Bái tuy chưa nhiều, song nó có giá trị xác định sự hiện diện của cư dân văn hóa Hòa bình đã tồn tại ở đây, nó góp phần nối liền văn hóa hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.
Văn hóa đá mới ở Yên Bái: trong khi chưa tìm thấy các dấu tích của sơ kỳ đá mới (văn hóa Bắc Sơn) thì dường như lại tìm được khá nhiều các dấu tích của giai đoạn hậu kỳ đá mới. Cho đến nay, gần 40 địa điểm của thời kỳ này đã được tìm thấy trên địa bàn của tỉnh với sự phân bố khá rộng rãi mà trọng tâm vẫn nằm ở lưu vực của sông Hồng và sông Chảy. Đặc trưng nổi bật của hậu kỳ đá mới ở đây là những rìu và bôn có vai hay tứ giác, trong đó rìu bôn có vai chiếm tỷ lệ cao hơn (56/16). Quy mô của nhóm công cụ thuộc loại trung bình và nhỏ tồn tại dưới nhiều kiểu loại khác nhau (hai vai, hai vai kép, 1 vai, có vai có nấc...).
Ngoài rìu bôn, ở đây còn phát hiện được những loại hình dị vật khác như chì lưới đá, dao đá, vòng tay, khuyên tai đá... Phản ánh tính phong phú đa dạng của loại hình dị vật và khẳng định kỹ nghệ chế tác đá ở đây đã đạt tới mức hoàn thiện. Đây cũng chính là thời kỳ lịch sử đầu tiên của dân tộc: Thời đại Hùng Vương và An Dương Vương trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Những dấu tích của thời đại kim khí ở Yên Bái cũng rất phong phú, khá độc đáo trong đó nổi bật lên là những thạp và trống đồng mang phong cách văn hóa Đông Sơn.
- Thạp đồng Đào Thịnh: Ngày 16/9/1960, tại thôn Đống Gianh nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Đào Thịnh (Trấn Yên) cách thị xã Yên Bái 20 km về phía Bắc và cách mặt nước chừng 2m đã phát hiện được một chiếc thạp đồng - một hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Nếu kể cả lớp đất phủ ở trên, chiếc thạp nằm ở độ sâu 5m. Thạp đồng Đào Thịnh là một chiếc thạp lớn nhất trong sưu tập thạp Việt Nam được biết đến hiện nay. Thạp màu xanh rỉ đồng, nhiều chỗ bị mất hoa văn, đỉnh nắp có một cụm tượng đã bị mất mép, nắp có 4 tượng nam nữ giao hợp chỉ còn hai, nắp thạp hình khum, có đường kính 68cm, cao 17,2cm, bị vỡ nhiều chỗ, có hai quai (bị mất một). Nắp và thân đều có hai cặp quai hình mui thuyền trang trí hoa văn sóng nước. Quai ở thân cách miệng 10,5 cm; quai rộng 2,5cm; đường kính miệng 64cm, nơi phình ra nhất 70cm, đường kính đáy 58cm, cao thân 82 cm, gờ cao 1,5cm. Toàn thạp cao 97,7cm, nặng 76kg.
- Thạp đồng Hợp Minh: Thạp đồng Hợp Minh được dân quân xã Hợp Minh đào công sự tập luyện quân sự ở độ sâu 50m thì phát hiện ở trên đỉnh đồi Chọi nằm sát ngay bên kia đầu cầu Yên Bái đi Văn Chấn (hữu ngạn Sông Hồng) vào năm 1995. Thạp đồng Hợp Minh nặng 13,5kg, cao toàn bộ 47,4cm, cao phần thân thạp 41,5cm, đường kính miệng 34,4, đường kính đáy 32,5cm, thân hơi phình ra, thân có dáng thẳng, cân đối, có hai quai hình chữ U ngược.
Ngoài thạp đồng và bộ hài cốt còn thu được đĩa đồng 3 chân, rìu đồng, dao găm đồng, quả thạc đồng, khuyên tai 4 mấu, 3 mảnh gốm miết láng đen. Đặc biệt còn tìm thấy dấu vết của sợi dệt, nan đan.
Điều đáng chú ý ở đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đã phát hiện được di cốt của người cổ còn nguyện vẹn chôn trong thạp. Di cốt này được giám định là một em bé gái khoảng 4 - 4,5 tuổi.
Những mô típ văn hóa trên thạp Hợp Minh cũng rất tiêu biểu, trên nắp thạp có 4 tượng dạng “chim vịt” gần rìa nắp. Thân thạp có 37 vòng rộng hẹp khác nhau, trong đó có 18 vòng hoa văn, được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 có 4 cụm hoa văn hình học; Nhóm 2 có 2 vòng hoa văn tả động vật, trên gần miệng thạp là một đàn chim mỏ dài, đuôi xòe trong tư thế co cổ, gồm 19 con. Cả chim và thú đều bay hoặc chạy theo chiều từ trái sang phải; Nhóm 3 có hai vòng hoa văn tả cảnh sinh hoạt của người, vòng trên mô tả một lễ hội trong đó có người hóa trang lông chim múa hát, đánh trống, giã gạo... có cả mô hình nhà sàn, hình thuyền, nhà kho, hình chim, gà trống... Vòng dưới là hình bốn thuyền mũi cong, trên đó có người chèo thuyền, người chỉ huy, mỗi thuyền có 5 - 6 người, trên trời có chim bay, dưới nước có vật hình cá sấu, hình rùa.
Cùng với thạp đồng, tại nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh đã phát hiện được trống đồng - Một loại hình di vật tiêu biểu của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn.
Cũng tại địa điểm phát hiện thạp đồng Đào Thịnh, ngày 25/9/1962, cụ Doãn Văn Thực đã phát hiện ra trống đồng Đào Thịnh và nhiều đồ vật bằng đồng khác (bình, lọ, tượng cóc, quả cân, dao găm, giáo, lưỡi qua) và các đồ trang sức bằng đá, lọ gồm có văn đan. Những hiện vật này được sắp xếp có chủ ý, theo từng loại khác nhau. Ngoài ra trong trống có đất màu đen, lẫn tro than.
Trống đồng Đào Thịnh thuộc loại trống trung bình, mặt còn nguyên vẹn, tang mất một phần, lưng còn một ít và không còn phần chân, không rõ chiều cao. Trống có 4 đôi quai kép, chỉ còn lại 2 đôi, không có tượng cóc. Mặt trống không chờm khỏi tang, chính giữa là ngôi sao 12 cánh, giữa các cánh là hoa văn hình tam giác có các đường chéo song song. Từ trong ra ngoài mặt trống có 4 vòng hoa văn. Đường kính mặt trống là 49,5cm; đường kính tang là 57cm; trống cao còn lại 27cm; tang trống dày 0,25cm. Hoa văn tang trống chỉ còn 2 vòng là hình tam giác gần đáy quay vào nhau bố trí gần mép trống, còn lại để trơn, có bốn đường chỉ nổi chạy song song quanh tang trống. Hoa văn lưng trống gồm 4 cụm hoa văn dọc, cách đều nhau cao 11,5cm và một cụm hoa văn ngang dưới. Hoa văn đơn giản, chỉ là hài đường hình tam giác gần đáy quay vào nhau.
- Trống đồng làng Vạc Minh (Minh xuân - Lục Yên ) phát hiện ngày 25/5/1978 tại gò làng Vặc. Di vật đào được là chiếc trống đồng không nguyên vẹn, mất chân và phần lớn lưng nên không xác định được chiều cao. Trống có bốn quai, chỉ còn hai quai. Mặt trống còn nguyên vẹn, có ba vết thủng nhỏ gần tâm trống, có 4 tượng cóc nhưng đều mất, chỉ còn lại dấu vết chân, cóc quay ngược chiều quay của kim đồng hồ. Mặt trống chờm khỏi tang 1,5cm; tang không phình mà hơi đứng, lưng thẳng, phía dưới hơi loe ra. Đường kính mặt 64,5cm; đường kính tang 61,5cm; đường kính lưng (phần giáp tang) 52,0cm; tang cao 14,0cm; mặt dày 0,45cm; trống cao toàn bộ còn lại 37cm.
- Trống đồng Mông Sơn (Yên Bình) được tìm thấy ngày 15/3/1984 trên một quả gò thuộc địa phận xã Mông Sơn. Di vật là một chiếc trống chôn ngửa do quá trình mưa gió đã lộ ra một phần thân trống.
Trống không còn nguyên vẹn, 4 tượng cóc đã bị cưa mất 3 còn 1. Chân bị vỡ, mặt bị cắt rời khỏi thân, quai chỉ còn một chiếc, trống thủng nhiều chỗ, mặt trống chờm ra ngoài tang, tang không phình, lưng thẳng, chân hơi choãi. Đường kính mặt 56cm, cao còn lại 30 cm.
Hoa văn mặt trống: trung tâm là ngôi sao 12 cánh, giữa các cánh là văn hóa lông công, ngoài là 11 vòng hoa văn. Trong đó vòng 7 từ trong ra là hình chim cách điệu hình trâm, xen kẽ nhau từng đôi một, chim bay theo ngược chiều kim đồng hồ. Gần mép trống có 4 tượng cóc đơn giản cũng quay ngược chiều kim đồng hồ.
Ngoài các di tích kể trên, tại thị xã Yên Bái còn phát hiện được một số đồ đồng tại khu nghĩa trang thuộc bệnh viện tỉnh (rìu đồng, nồi đồng). Ở Trấn Yên còn phát hiện được rìu đồng, giáo đồng (Quy Mông, Báo Đáp). Khu vực Văn Yên cũng tìm được các rìu lưới xéo, rìu xòe cân, nhiều đồ gốm thuộc các giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Mậu, Đường Cồ tại các điểm Yên Hưng, Yên Hợp...
Như vậy là các di tích khảo cổ học thuộc nền văn minh sông Hồng của thời đại Hùng Vương đã có mặt khá dày đặc và đầy đủ trên các vùng đất mà sau này hình thành nên tỉnh Yên Bái. Con người ở đây đã rời hang động trong rừng núi đá vôi xuống cư trú ở vùng đồi gò và bờ bãi ven sông Hồng, sông Chảy. Họ khai thác đất đai ven sông, các bãi trũng cạnh đầm hồ và gò đồi để canh tác theo lối “Đao canh thủy nậu, đao canh hỏa chủng”. Họ dùng rìu đá mài, rìu đồng để cuốc đất. Khi kỹ thuật luyện kim phát triển, xuất hiện thêm lưỡi cày, lưỡi cuốc trong sản xuất. Nhiều đồ dùng bằng đồng, bằng gốm ra đời (thạp, bình, lọ, nồi, âu...).
Cây lúa là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Yên Bái thời đại Hùng Vương. Nhiều hoa văn trang trí trên trống đồng, thạp đồng tìm thấy ở vùng này với hình tượng bông lúa, săn bắt và hái lượm. Có nhiều khả năng cư dân ở đây đã biết đến chăn nuôi, đánh cá và trồng một số loại cây ăn quả, cây lấy sợi từ rất sớm.
Nghề đúc đồng khá phát triển. Người thợ đúc ở đây tỏ ra có tay nghề cao khi họ tiến hành đúc thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh cùng các trống đồng làng Vặc, Mông Sơn, Phù Nham, bản Lải, Đảo Đình. Để có được những báu vật trên, những người thợ này đã phải dựng lên nhiều lò nấu đồng, tạo ra nhiều khuôn đúc bằng đất khá lớn.
Nghề gốm cũng phát triển. Nhiều công cụ và đồ trang sức chế tạo từ đá spilitquacdit, amphibôlit và neepherit là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Họ dùng ngay các công cụ bằng đá để cưa, khoan, tiện mài và đánh bóng.
Những di vật đã tìm được trên đất Yên Bái cho thấy trình độ hiểu biết về nghệ thuật của con người trong thời đại Hùng Vương khá cao. Ngoài lối trang trí bằng hóa văn kỷ hà thì mảng nghệ thuật vẽ hình theo chủ đề khá phát triển. Con người thể hiện trên thạp đồng, trống đồng hòa vào giới động vật xung quanh (hươu, hổ, chim, cá) hoặc các dụng cụ (thuyền bè, giáo, rìu, cung tên) các cảnh vui chơi.
Những bức tượng trên thạp và trống đồng của các nghệ nhân thời đại Hùng Vương để lại là những chuẩn mực về phản ánh hiện thực của thời tiền sử qua nghệ thuật chạm khắc.
Từ những di chỉ, di vật đã được phát hiện bước đầu cho chúng ta nhận biết về một chặng đường kéo dài hàng chục vạn năm, từ thời đại đồ đá cũ đến thời đại kim khí trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chứng tỏ Yên Bái nằm trong khu vực địa bàn sinh tồn và phát triển liên tục của người Việt cổ trên đất nước ta.
10592 lượt xem
Ban Biên tập
Các vùng đất tạo nên tỉnh Yên Bái về phương diện địa chất là tối cổ. Vào thời kỳ tiền Cambri, các đá cổ nhất đã nhô lên dọc lưu vực sông Hồng (đá phiến kết tinh hoặc biến chất phức hệ sông Hồng, đá phiến biến chất tuổi Thái Cổ và Nguyên Sinh, tồn tại trên 1.200 triệu năm) phân thành hai dải nằm giữa sông Hồng và sông Lô từ Lào Cai về Yên Bái và dọc 2 bờ sông Chảy. Ngoài đất đá cổ sinh, trung sinh còn có đất đá tân sinh - bao gồm hai kỷ đệ tam và đệ tứ, có tuổi khoảng 50 triệu năm, phân bố dọc sông Hồng, sông Lô.
Vào cuối Cambri sớm, chuyển động nâng đã diễn ra trong phạm vi khu vực. Ở đây, chu kỳ trầm tích từ Cambri đến Ôđôvic sớm tạo ra lớp cuội sỏi kết ở nhiều nơi trên dãy Hoàng Liên Sơn. Bước sang giai đoạn Ôđôvic - Silua, chế độ kiến tạo ngày càng bị phân dị mạnh mẽ hơn. Các vùng đất tạo nên Yên Bái nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ, hệ uốn nếp Tây Bắc, đới phức nếp lồi sông Hồng kéo thành một dải từ biên giới Việt Trung tới Việt Trì thì chìm xuống dưới các lớp phủ đệ tứ của đới Hà Nội, ở phía Tây Nam còn có máng chồng Tú Lệ và dưới Nam có võng Sông Đà.
Trong thời kỳ vận động tạo núi, các trầm tích lắng đọng đã tạo ra khu vực này những nếp uống khổng lồ kèm theo hàng loạt những đứt gãy chờm nghịch làm cho đá vôi tầng giữa có tuổi cổ hơn lại nằm chờm lên đá phiến - đá vôi tầng trên có tuổi trẻ hơn. Thời kỳ tạo núi, xuất hiện nhiều hiện tượng xâm nhập mắc ma làm cho đá trong vùng bị biến chất và đến đại trung sinh, cách đây 30 triệu năm, quá trình này coi như đã chấm dứt. Tuy các khối đá xâm nhập vẫn còn hung hãn tìm cách chọc xiên qua nhiều nơi ở dải Hoàng Liên Sơn và xà Phình - Púng Luông. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, các đá này đều có lớp vỏ phong hóa khá dày ở chân núi. Các sườn dốc, nước bề mặt hoạt động mạnh đã làm cho đá gốc lộ trơ trụi khiến cho đỉnh núi lởm chởm như răng cưa.
Đến vận động tạo núi tân sinh tuy không mãnh liệt nhưng nó vẫn đủ mạnh để đội cao chỗ này, làm đứt gãy chỗ khác. Sông suối bị đào xẻ xuống rất sâu. Các vận động tạo núi và đặc tính của đá không đồng nhất trên những khoảng ngắn càng làm cho hướng và chiều rộng của thung lũng thay đổi một cách bất ngờ.
Nhìn chung rừng ở đây xuất hiện nhiều dạng khá đặc sắc. Nhiều loại cây lẽ ra chỉ thấy ở phương Nam nhưng cũng có mặt ở đây như gụ, săng lẻ, kền kền. Từ độ cao 700 - 1.800m rừng á nhiệt đới núi cao đã xuất hiện những loại cây họ sồi, dẻ và họ dổi cùng một số cây lá kim. Ở những vùng có khí hậu khô hơn thì rừng bớt rậm rạp và thường rụng lá vào mùa hanh. Lên cao hơn nữa là rừng lãnh sam.
Động vật khá phong phú với sơn dương, mèo rừng, gấu, nai, hoẵng, hổ, báo... Trong các loại hóa thạch tìm được ở Yên Bái, ta còn thấy có voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi, khỉ, vượn nhím, dúi, chuột, mèo, chó, lợn, vui, bò rừng.
Vào thời cánh tân, Việt Nam là khu vực lục địa nối liền với vùng đảo Đông Nam Á - một trong các khu vực có khả năng chứng kiến quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Từ tháng 10/1963 đến tháng 12/1964, các nhà khảo cổ học Việt Nam có sự tham gia của chuyên gia cộng hòa Dân chủ Đức - Tiến sỹ H. DKahlke đã phát hiện và khai quật di chỉ hang Hùm (Tân Lập - Lục Yên). Hang Hùm thuộc sơn phận làng Hùm, còn được gọi là Ma Mút, kết quả khai quật cho thấy ở đây có 2 thời kỳ trầm đọng khác nhau: Thời kỳ thứ nhất thuộc hậu kỳ Cánh tân với trầm tích khá rắn màu vàng nhạt; thời kỳ thứ hai thuộc giai đoạn đầu của hậu kỳ Cánh tân với trầm tích không rắn bằng. Giữa đó là thời kỳ xói mòn mạnh cửa sông.
Tại hang Hùm, hàng ngàn hóa thạch của 30 loài động vật được phát hiện, trong đó đặc biệt có 3 chiếc răng hàm của người khôn ngoan (Hômô sapiens) cùng các hóa thạch thuộc họ đười ươi (Pông Pygmacus Weidencei Chi HOOI - JHER) các hóa thạch thuộc họ voi răng kiếm (Stegoden orien - talis OWEN), các hóa thạch của báo gấm thuộc họ mèo (Néofilis rebulosa of promigchic HEMMER và V.KOENIG SWALD...).
Trong số mấy ngàn hóa thạch, người ta thấy vắng mặt gấu tre (Ailuropoda mela noleuca fovealis MATTHEW&GRANGER). Tuy thế, hang Hùm vẫn được coi là trung điểm giao lưu của nhiều động vật, thực vật. Việc nghiên cứu quần thể động vật ở đây có tầm quan trọng rất lớn. Việc tìm thấy những chiếc răng hàm của người khôn ngoan sớm đã xác nhận thời đại sơ kỳ đá cũ đã tồn tại và phát triển trên vùng đất của người Yên Bái ngày nay.
Tại hang dưới Thẩm Thoóng (Thượng Bằng La), các nhà khảo cổ học đã phát hiện trong trầm tích có niên đại Cánh tân một công cụ cùng một số hóa thạch của lợn rừng, lợn nòi, hươu... và cho rằng rất gần gũi với hang Hùm.
Từ năm 1979 trở đi, hàng loạt các điểm di tích thuộc văn hóa Sơn Vi được phát hiện với di tích mở đầu là đồi Bách Lẫm (Thị xã Yên Bái). Đồi Bách Lẫm là một đồi đất có độ cao trên 20m, nằm sát mép sông Hồng ớ phía Đông Nam thị xã Yên Bái. Tại đây cuối năm 1979 đã phát hiện được 13 di vật của văn hóa Sơn Vi. Từ đó đến nay đã thu được trên 400 di vật gồm công cụ, phế vật, mảnh tước hạch cuội... Phản ánh đây là vùng cư trú và sản xuất công cụ thời hậu kỳ đá cũ.
Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát hiện được gần 50 điểm di tích của văn hóa Sơn Vi, tập trung chủ yếu dọc thung lũng sông Hồng. Các loại hình công cụ đặc trưng của văn hóa Sơn Vi ở Yên Bái là công cụ rìu lưỡi dọc, rìu lưỡi ngang, mũi nhọn, công cụ mảnh tước.... Với kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp từ chỗ chỉ ghè vài nhát thô sơ, tạo ra rìa tác dụng ở một hoặc hai cạnh viên cuội để sử dụng trong lao động. Các điểm tiêu biểu ngoài Bách Lẫm có: Xóm Soi (Giới Phiên), Đá Bia (Minh Bảo), Lương Thịnh III (Tân Thịnh), Khe Quỷ (Yên Hợp), bến Mậu A (Mậu A), Đào Thịnh...
Tại hang Nậm Tốc Lù (Cảm Nhân - Yên Bình) nằm trên núi đá vôi theo hướng bắc nam ở độ cao 50m so với mặt thung lũng cũng tìm thấy một số công cụ thuộc văn hóa Hòa Bình.
Như vậy cùng với việc phát hiện hóa thạch răng người cổ, xương răng động vật thế Cánh tân (voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi lùn) ở Thầm Ồm - Nghệ An, việc phát hiện răng người khôn ở hang Hùm đã giúp giới sử học Việt Nam đặt ra giả thuyết. Nếu đúng như vậy thì người hiện đại đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Lớp trầm tích hang Hùm có niên đại từ 14 đến 8 vạn năm.
Sau hàng chục vạn năm sử dụng công cụ đá cuội, con người đã biết ghè đẽo rộng khắp trên một mặt viên cuội, còn mặt kia giữ nguyên, tạo ra một đặc trưng mới được gọi là văn hóa Hòa Bình.
Văn hóa Hòa Bình xét về mặt địa chất là giai đoạn lịch sử vắt ngang từ cuối Pleixtocene sang đầu Holocene là cầu nối từ hậu kỳ đá cũ sang đá mới. Những dấu tích của văn hóa Hòa Bình phát hiện được ở Yên Bái tuy chưa nhiều, song nó có giá trị xác định sự hiện diện của cư dân văn hóa Hòa bình đã tồn tại ở đây, nó góp phần nối liền văn hóa hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.
Văn hóa đá mới ở Yên Bái: trong khi chưa tìm thấy các dấu tích của sơ kỳ đá mới (văn hóa Bắc Sơn) thì dường như lại tìm được khá nhiều các dấu tích của giai đoạn hậu kỳ đá mới. Cho đến nay, gần 40 địa điểm của thời kỳ này đã được tìm thấy trên địa bàn của tỉnh với sự phân bố khá rộng rãi mà trọng tâm vẫn nằm ở lưu vực của sông Hồng và sông Chảy. Đặc trưng nổi bật của hậu kỳ đá mới ở đây là những rìu và bôn có vai hay tứ giác, trong đó rìu bôn có vai chiếm tỷ lệ cao hơn (56/16). Quy mô của nhóm công cụ thuộc loại trung bình và nhỏ tồn tại dưới nhiều kiểu loại khác nhau (hai vai, hai vai kép, 1 vai, có vai có nấc...).
Ngoài rìu bôn, ở đây còn phát hiện được những loại hình dị vật khác như chì lưới đá, dao đá, vòng tay, khuyên tai đá... Phản ánh tính phong phú đa dạng của loại hình dị vật và khẳng định kỹ nghệ chế tác đá ở đây đã đạt tới mức hoàn thiện. Đây cũng chính là thời kỳ lịch sử đầu tiên của dân tộc: Thời đại Hùng Vương và An Dương Vương trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Những dấu tích của thời đại kim khí ở Yên Bái cũng rất phong phú, khá độc đáo trong đó nổi bật lên là những thạp và trống đồng mang phong cách văn hóa Đông Sơn.
- Thạp đồng Đào Thịnh: Ngày 16/9/1960, tại thôn Đống Gianh nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Đào Thịnh (Trấn Yên) cách thị xã Yên Bái 20 km về phía Bắc và cách mặt nước chừng 2m đã phát hiện được một chiếc thạp đồng - một hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Nếu kể cả lớp đất phủ ở trên, chiếc thạp nằm ở độ sâu 5m. Thạp đồng Đào Thịnh là một chiếc thạp lớn nhất trong sưu tập thạp Việt Nam được biết đến hiện nay. Thạp màu xanh rỉ đồng, nhiều chỗ bị mất hoa văn, đỉnh nắp có một cụm tượng đã bị mất mép, nắp có 4 tượng nam nữ giao hợp chỉ còn hai, nắp thạp hình khum, có đường kính 68cm, cao 17,2cm, bị vỡ nhiều chỗ, có hai quai (bị mất một). Nắp và thân đều có hai cặp quai hình mui thuyền trang trí hoa văn sóng nước. Quai ở thân cách miệng 10,5 cm; quai rộng 2,5cm; đường kính miệng 64cm, nơi phình ra nhất 70cm, đường kính đáy 58cm, cao thân 82 cm, gờ cao 1,5cm. Toàn thạp cao 97,7cm, nặng 76kg.
- Thạp đồng Hợp Minh: Thạp đồng Hợp Minh được dân quân xã Hợp Minh đào công sự tập luyện quân sự ở độ sâu 50m thì phát hiện ở trên đỉnh đồi Chọi nằm sát ngay bên kia đầu cầu Yên Bái đi Văn Chấn (hữu ngạn Sông Hồng) vào năm 1995. Thạp đồng Hợp Minh nặng 13,5kg, cao toàn bộ 47,4cm, cao phần thân thạp 41,5cm, đường kính miệng 34,4, đường kính đáy 32,5cm, thân hơi phình ra, thân có dáng thẳng, cân đối, có hai quai hình chữ U ngược.
Ngoài thạp đồng và bộ hài cốt còn thu được đĩa đồng 3 chân, rìu đồng, dao găm đồng, quả thạc đồng, khuyên tai 4 mấu, 3 mảnh gốm miết láng đen. Đặc biệt còn tìm thấy dấu vết của sợi dệt, nan đan.
Điều đáng chú ý ở đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đã phát hiện được di cốt của người cổ còn nguyện vẹn chôn trong thạp. Di cốt này được giám định là một em bé gái khoảng 4 - 4,5 tuổi.
Những mô típ văn hóa trên thạp Hợp Minh cũng rất tiêu biểu, trên nắp thạp có 4 tượng dạng “chim vịt” gần rìa nắp. Thân thạp có 37 vòng rộng hẹp khác nhau, trong đó có 18 vòng hoa văn, được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 có 4 cụm hoa văn hình học; Nhóm 2 có 2 vòng hoa văn tả động vật, trên gần miệng thạp là một đàn chim mỏ dài, đuôi xòe trong tư thế co cổ, gồm 19 con. Cả chim và thú đều bay hoặc chạy theo chiều từ trái sang phải; Nhóm 3 có hai vòng hoa văn tả cảnh sinh hoạt của người, vòng trên mô tả một lễ hội trong đó có người hóa trang lông chim múa hát, đánh trống, giã gạo... có cả mô hình nhà sàn, hình thuyền, nhà kho, hình chim, gà trống... Vòng dưới là hình bốn thuyền mũi cong, trên đó có người chèo thuyền, người chỉ huy, mỗi thuyền có 5 - 6 người, trên trời có chim bay, dưới nước có vật hình cá sấu, hình rùa.
Cùng với thạp đồng, tại nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh đã phát hiện được trống đồng - Một loại hình di vật tiêu biểu của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn.
Cũng tại địa điểm phát hiện thạp đồng Đào Thịnh, ngày 25/9/1962, cụ Doãn Văn Thực đã phát hiện ra trống đồng Đào Thịnh và nhiều đồ vật bằng đồng khác (bình, lọ, tượng cóc, quả cân, dao găm, giáo, lưỡi qua) và các đồ trang sức bằng đá, lọ gồm có văn đan. Những hiện vật này được sắp xếp có chủ ý, theo từng loại khác nhau. Ngoài ra trong trống có đất màu đen, lẫn tro than.
Trống đồng Đào Thịnh thuộc loại trống trung bình, mặt còn nguyên vẹn, tang mất một phần, lưng còn một ít và không còn phần chân, không rõ chiều cao. Trống có 4 đôi quai kép, chỉ còn lại 2 đôi, không có tượng cóc. Mặt trống không chờm khỏi tang, chính giữa là ngôi sao 12 cánh, giữa các cánh là hoa văn hình tam giác có các đường chéo song song. Từ trong ra ngoài mặt trống có 4 vòng hoa văn. Đường kính mặt trống là 49,5cm; đường kính tang là 57cm; trống cao còn lại 27cm; tang trống dày 0,25cm. Hoa văn tang trống chỉ còn 2 vòng là hình tam giác gần đáy quay vào nhau bố trí gần mép trống, còn lại để trơn, có bốn đường chỉ nổi chạy song song quanh tang trống. Hoa văn lưng trống gồm 4 cụm hoa văn dọc, cách đều nhau cao 11,5cm và một cụm hoa văn ngang dưới. Hoa văn đơn giản, chỉ là hài đường hình tam giác gần đáy quay vào nhau.
- Trống đồng làng Vạc Minh (Minh xuân - Lục Yên ) phát hiện ngày 25/5/1978 tại gò làng Vặc. Di vật đào được là chiếc trống đồng không nguyên vẹn, mất chân và phần lớn lưng nên không xác định được chiều cao. Trống có bốn quai, chỉ còn hai quai. Mặt trống còn nguyên vẹn, có ba vết thủng nhỏ gần tâm trống, có 4 tượng cóc nhưng đều mất, chỉ còn lại dấu vết chân, cóc quay ngược chiều quay của kim đồng hồ. Mặt trống chờm khỏi tang 1,5cm; tang không phình mà hơi đứng, lưng thẳng, phía dưới hơi loe ra. Đường kính mặt 64,5cm; đường kính tang 61,5cm; đường kính lưng (phần giáp tang) 52,0cm; tang cao 14,0cm; mặt dày 0,45cm; trống cao toàn bộ còn lại 37cm.
- Trống đồng Mông Sơn (Yên Bình) được tìm thấy ngày 15/3/1984 trên một quả gò thuộc địa phận xã Mông Sơn. Di vật là một chiếc trống chôn ngửa do quá trình mưa gió đã lộ ra một phần thân trống.
Trống không còn nguyên vẹn, 4 tượng cóc đã bị cưa mất 3 còn 1. Chân bị vỡ, mặt bị cắt rời khỏi thân, quai chỉ còn một chiếc, trống thủng nhiều chỗ, mặt trống chờm ra ngoài tang, tang không phình, lưng thẳng, chân hơi choãi. Đường kính mặt 56cm, cao còn lại 30 cm.
Hoa văn mặt trống: trung tâm là ngôi sao 12 cánh, giữa các cánh là văn hóa lông công, ngoài là 11 vòng hoa văn. Trong đó vòng 7 từ trong ra là hình chim cách điệu hình trâm, xen kẽ nhau từng đôi một, chim bay theo ngược chiều kim đồng hồ. Gần mép trống có 4 tượng cóc đơn giản cũng quay ngược chiều kim đồng hồ.
Ngoài các di tích kể trên, tại thị xã Yên Bái còn phát hiện được một số đồ đồng tại khu nghĩa trang thuộc bệnh viện tỉnh (rìu đồng, nồi đồng). Ở Trấn Yên còn phát hiện được rìu đồng, giáo đồng (Quy Mông, Báo Đáp). Khu vực Văn Yên cũng tìm được các rìu lưới xéo, rìu xòe cân, nhiều đồ gốm thuộc các giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Mậu, Đường Cồ tại các điểm Yên Hưng, Yên Hợp...
Như vậy là các di tích khảo cổ học thuộc nền văn minh sông Hồng của thời đại Hùng Vương đã có mặt khá dày đặc và đầy đủ trên các vùng đất mà sau này hình thành nên tỉnh Yên Bái. Con người ở đây đã rời hang động trong rừng núi đá vôi xuống cư trú ở vùng đồi gò và bờ bãi ven sông Hồng, sông Chảy. Họ khai thác đất đai ven sông, các bãi trũng cạnh đầm hồ và gò đồi để canh tác theo lối “Đao canh thủy nậu, đao canh hỏa chủng”. Họ dùng rìu đá mài, rìu đồng để cuốc đất. Khi kỹ thuật luyện kim phát triển, xuất hiện thêm lưỡi cày, lưỡi cuốc trong sản xuất. Nhiều đồ dùng bằng đồng, bằng gốm ra đời (thạp, bình, lọ, nồi, âu...).
Cây lúa là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Yên Bái thời đại Hùng Vương. Nhiều hoa văn trang trí trên trống đồng, thạp đồng tìm thấy ở vùng này với hình tượng bông lúa, săn bắt và hái lượm. Có nhiều khả năng cư dân ở đây đã biết đến chăn nuôi, đánh cá và trồng một số loại cây ăn quả, cây lấy sợi từ rất sớm.
Nghề đúc đồng khá phát triển. Người thợ đúc ở đây tỏ ra có tay nghề cao khi họ tiến hành đúc thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh cùng các trống đồng làng Vặc, Mông Sơn, Phù Nham, bản Lải, Đảo Đình. Để có được những báu vật trên, những người thợ này đã phải dựng lên nhiều lò nấu đồng, tạo ra nhiều khuôn đúc bằng đất khá lớn.
Nghề gốm cũng phát triển. Nhiều công cụ và đồ trang sức chế tạo từ đá spilitquacdit, amphibôlit và neepherit là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Họ dùng ngay các công cụ bằng đá để cưa, khoan, tiện mài và đánh bóng.
Những di vật đã tìm được trên đất Yên Bái cho thấy trình độ hiểu biết về nghệ thuật của con người trong thời đại Hùng Vương khá cao. Ngoài lối trang trí bằng hóa văn kỷ hà thì mảng nghệ thuật vẽ hình theo chủ đề khá phát triển. Con người thể hiện trên thạp đồng, trống đồng hòa vào giới động vật xung quanh (hươu, hổ, chim, cá) hoặc các dụng cụ (thuyền bè, giáo, rìu, cung tên) các cảnh vui chơi.
Những bức tượng trên thạp và trống đồng của các nghệ nhân thời đại Hùng Vương để lại là những chuẩn mực về phản ánh hiện thực của thời tiền sử qua nghệ thuật chạm khắc.
Từ những di chỉ, di vật đã được phát hiện bước đầu cho chúng ta nhận biết về một chặng đường kéo dài hàng chục vạn năm, từ thời đại đồ đá cũ đến thời đại kim khí trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chứng tỏ Yên Bái nằm trong khu vực địa bàn sinh tồn và phát triển liên tục của người Việt cổ trên đất nước ta.